Bài thuyết trình Sinh học Lớp 9 - Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Nguyễn Thị Lệ Hải

Bài thuyết trình Sinh học Lớp 9 - Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Nguyễn Thị Lệ Hải

 (Video Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên)

=>GV dẫn dắt: Các em đang được xem những hình ảnh lên án một số hành vi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ÔNMT xảy ra ở các nơi trên đất nước Việt Nam và trên thế giới, ÔNMT diễn biến ngày càng nghiêm trọng với nhiều hành vi nguy hiểm hơn rất nhiều. Những hành vi đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.

 Và một trong những biện pháp BVMT hiệu quả nhất đó là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Vậy sử dụng như thế nào là hợp lí, bài học hôm nay cô mời các em cùng tìm hiểu

Nội dung chính của bài học:

- Phân biệt về các dạng tài nguyên và lấy được ví dụ minh họa.

- Biết sử dụng hợp lý và hiểu được tầm quan trọng cũng như tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

 

docx 11 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 150
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Sinh học Lớp 9 - Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Nguyễn Thị Lệ Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG E – LEARNING
 Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Môn : Sinh học 9
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thị Lệ Hải – Giáo viên Hóa – Sinh
Đơn vị: Trường THCS Số 1 Bắc Lý – TP Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình
SLIDE
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
1
Thông tin chung:

2
Video GV giới thiệu: Chào mừng các em đã đến với bài giảng e-learning, môn Sinh học lớp 9. Trước khi vào bài học hôm nay, cô mời các em xem 1 đoạn video sau:
3
 (Video Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên)
=>GV dẫn dắt: Các em đang được xem những hình ảnh lên án một số hành vi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ÔNMT xảy ra ở các nơi trên đất nước Việt Nam và trên thế giới, ÔNMT diễn biến ngày càng nghiêm trọng với nhiều hành vi nguy hiểm hơn rất nhiều. Những hành vi đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. 
 Và một trong những biện pháp BVMT hiệu quả nhất đó là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Vậy sử dụng như thế nào là hợp lí, bài học hôm nay cô mời các em cùng tìm hiểu 
Bài 58: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”
4
GV: Bài học hôm nay chúng ta cần nắm được những nội dung chính sau đây
*Nội dung chính của bài học:
- Phân biệt về các dạng tài nguyên và lấy được ví dụ minh họa.
- Biết sử dụng hợp lý và hiểu được tầm quan trọng cũng như tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
5
Phần thứ nhất cô mời các em tìm hiểu về: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. 
GV chiếu hình ảnh và thuyết trình:
 Như các em đã biết một số tài nguyên (TN) như: Đất; nước; sinh vật; rừng; khoáng sản; biển; gió ...
-> Những TN này được hình thành và tồn tại trong tự nhiên có ý nghĩa phục vụ cho cuộc sống của con người. Vậy các TN này thuộc dạng TN nào? 
Bằng những kiến thức của mình em hãy hoàn thành nội dung bài tập sau đây:
6
Bài tập: Hãy chọn một hoặc một số tài nguyên ở cột A ứng với mỗi dạng TN ở cột B và hoàn thành nội dung bài tập sau?
Cột A
Cột B
Tài nguyên nước, đất
Năng lượng gió
Tài nguyên rừng – TN sinh thái
Than đá
Năng lượng mặt trời
Năng lượng thủy triều
Dầu lửa, khí đốt
Tài nguyên tái sinh
Tài nguyên không tái sinh
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu

7
*GV chiếu đáp án và thuyết trình: 
Trong bài tập này, chúng ta nhận thấy:
- Tài nguyên không tái sinh bao gồm: Than đá, dầu lửa, khí đốt đây là các dạng khoáng có quy mô lớn ở Việt Nam, trong đó:
+ Than đá tập trung nhiều ở Quảng Ninh, Thái Nguyên ..
+ Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.
Và một số khoáng sản khác.
- Còn những tài nguyên tái sinh bao gồm: TN đất, TNnước, TN rừng và TN sinh vật
=> Vậy những tài nguyên không tái sinh này có điểm gì khác so với tài nguyên tái sinh?
Điểm khác nhau là : 
+ Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt dần. Còn Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi. 
Vậy vì sao tài nguyên rừng xếp vào dạng tài nguyên tái sinh?
Bởi vì nếu chúng ta biết cách bảo vệ và khai thác hợp lý thì nguồn tài nguyên rừng có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác. 
Vậy, Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu có ưu điểm gì so với hai tài nguyên trên?
- Những tài nguyên NL vĩnh cửu như: Năng lượng mặt trời, NL gió, NL thủy triều... đây là những tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. Với những ưu điểm đó, hiện nay TNNL vĩnh cửu đang được nghiên cứu sử dụng ngày càng nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và cũng hạn chế được tình trạng ÔNMT. 
8
 
ĐVĐ chuyển mục: Ta thấy Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống của con người nhưng nguồn tài nguyên này không phải là vô tận, nếu chúng ta không biết sử dụng hợp lý thì nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt nhanh chóng. Vậy sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là hợp lý? Cô mời các em tìm hiểu phần II- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
 Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên đó chính là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của XH hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. 
 Để hiểu sâu hơn vấn đề này, cô mời các em cùng tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất và nước. Cô mời các em xem một đoạn video và hoàn thành nội dung các bài tập sau:
9
HS vừa xem video để tìm hiểu các thông tin và làm 2 bài tập.
Câu 1: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là:
Bảo vệ và trồng rừng góp phần chống xói mòn đất. 
Chuyển dần đất sản xuất nông nghiệp sang đất phục vụ cho hoạt động công nghiệp. 
Không làm cho đất bị thoái hoá. Ví dụ: Nâng cao độ phì nhiêu của đất; Chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn 
*Đáp án đúng là : a,c
10
Câu 2: Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là:
Không làm ô nhiễm nguồn nước như: Khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, ao, biển.. 
Sử dụng tiết kiệm nguồn nước..
Xã nước thải ra xa khu vực dân cư.
Bảo vệ và trồng rừng tạo điều kiện cho sự tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm.
*Đáp án đúng là : a,b,d
11
*GV cốt đáp án:
 Thuyết trình: Qua nội dung trên, chúng ta thấy việc bảo vệ và trồng rừng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
 Rừng không những có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, bảo vệ đất, nước mà còn góp phần điều hòa khí hậu, là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, dược liệu .. , rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật. Có thể nói Sinh vật rừng là nguồn gen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
 GV đặt vấn đề: Nhưng hiện nay một phần lớn tài nguyên rừng đã bị khai thác quá mức, việc khai thác quá mức đã dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng đó là những hậu quả gì?
Bằng những hiểu biết của mình, em hãy hoàn thành các bài tập sau :
12
Câu 3 : Hậu quả của việc khai thác rừng quá mức đó là
Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng.
Làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Ảnh hưởng xấu tới khí hậu của Trái Đất do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật, đe dọa cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
Làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất.
*Đáp án đúng là : a,c,d
13
Câu 4 : Để hạn chế những hậu quả đó, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? 
Khai thác hợp lí kết hợp với bảo vệ và trồng mới rừng.
Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia 
Khai thác những cây rừng lâu năm để phát triễn kinh tế.
*Đáp án đúng là : a,b
14
GV chốt kiến thức kèm theo hình ảnh minh họa: Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng đã làm cho :
Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng.
Làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất.
Ảnh hưởng xấu tới khí hậu của Trái Đất do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật, đe dọa cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
=>Và để hạn chế những hậu quả đó, chúng ta cần phải bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng cụ thể là : 
Khai thác hợp lí, kết hợp với bảo vệ và trồng mới rừng.
Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia 
15
=> Ở nước ta có các khu rừng nổi tiếng đang được bảo vệ tốt như Rừng Cúc Phương, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Bạch Mã, Rừng ngập mặn Đất mũi Cà Mau, Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẽ Bàng .. 
ĐVĐ chuyển mục: Qua đó chúng ta thấy : Khi sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh, nó không những có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường tốt hơn, ngoài ra chúng ta phải biết sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên năng lượng. Vậy có những nguồn tài nguyên năng lượng nào và cách sử dụng ra sao ?
=>Cô mời các em theo dõi đoạn video và hoàn thành các bài tập sau.

16
Câu 5 : Em hãy chọn một hoặc một số nội dung thích hợp ở cột A ứng với mỗi dạng TN năng lượng ở cột B?
Cột A
Cột B
a- Nhiên liệu hóa thạch: Than, dầu, khí
b- Năng lượng hạt nhân.
c- Mặt trời, gió
d- Thủy năng, sinh khối
g- Thủy triều, địa nhiệt.

1- Năng lượng không tái tạo
2- Năng lượng tái tạo (nguồn năng lượng vĩnh cữu)

17
Câu 6 : Em hãy chọn một hoặc một số nội dung thích hợp ở cột A ứng với mỗi đặc điểm của tài nguyên năng lượng ở cột B?
Cột A
Cột B
Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khí.
 Sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường, có lợi cho xã hội.
Thu hẹp đất sản xuất, đất sinh hoạt.
Ảnh hưởng sức khỏe con người và các sinh vật khác 
Khó khăn về chính sách, công nghệ, chi phí cao.

1- Năng lượng không tái tạo
2- Năng lượng tái tạo (nguồn năng lượng vĩnh cửu)

18
Câu 7: Các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên năng lượng là: 
Sử dụng tiết kiệm 
Sử dụng hiệu quả
Chỉ sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo.
Cần khai thác và phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế dần các năng lượng đang bị cạn kiệt.
Đáp án đúng là : A, B,D
19
GV thuyết trình:
 Ở Việt Nam, nguồn năng lượng hóa thạch (Năng lượng không tái tạo) đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ nguồn năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 
 Trong khi đó, tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo là rất lớn, việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. 
 Do đó, các nguồn điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đang được xem là sự bổ sung lý tưởng cho sự thiếu hụt điện năng và không chỉ giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng mà còn góp phần phân tán rủi ro, tăng cường, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.
GV chiếu clip về ứng dụng nguồn NL tái tạo ở Việt Nam.
Kết bài: Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của XH hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Đó chính là ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
 Tiếp theo cô mời các em vận dụng những kiến thức đã học và hoàn thành các bài tập sau:
20
Bài tập 1:
Đáp án:
- Tài nguyên tái sinh: Khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi.
Ví dụ: Tài nguyên đất, nước, sinh vật, rừng . 
- Tài nguyên không tái sinh: Qua một thời gian khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt dần
Ví dụ: Tài nguyên khoáng sản, than đá, dầu lửa ..
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Năng lượng mặt trời, gió, sóng . 
21
Bài tập 2: Vì sao? 
 Cần khai thác và phát triển nguồn năng lượng tái tạo (là nguồn tài nguyên năng lượng vĩnh cửu) ví dụ như: NL mặt trời, NL gió, NL thủy triều là nguồn năng lượng sạch?
Đây là nguồn năng lượng sạch, bởi vì đây là nguồn năng lượng khi sử dụng: không gây ô nhiễm môi trường. 
22
Bài tập 3: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ý nghĩa gì đối với việc bảo bệ nguồn tài nguyên đất và nước?
A. Trồng cây gây rừng nhằm chống xói mòn đất 
B. Bảo vệ và trồng rừng tạo điều kiện cho sự tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm.
C. Có ý nghĩa điều hòa khí hậu.
D. Bảo vệ và trồng rừng tạo điều kiện cho sự tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi, tạo nguồn nước ngầm và chống xói mòn đất .
*Đáp án D
23
Bài tập 3: Chọn phương án đúng nhất.
 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là:
A. Là chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh 
B. Là chỉ sử dụng tài nguyên tái sinh 
C. Là sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý,vừa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại vừa duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
D. Là chỉ sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
*Đáp án C
24
Video “Thông điệp của cuộc sống” 
Sau bài học hôm nay, cô mong rằng các em sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng các dạng tài nguyên ở trong gia đình cũng như trong đời sống một cách hợp lí và tiết kiệm, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ Trái Đất và bảo vệ cuộc sống.
25
GV: Chốt kiến thức cơ bản trên màn hình 

26
Đánh giá kết quả bài học
27
 Cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe. Xin chào và hẹn gặp lại!

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách tham khảo:
-Sách giáo khoa Sinh học 6,7,8,9 – Nhà xuất bản GD
-Sách giáo viên Sinh học 6,7,8,9 – Nhà xuất bản GD
-Sách Tài liệu GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiều quả thông qua một số môn học và HĐ GD NGLL ở trường THCS của Bộ GD ĐT.
2 – Mạng Internet:
- Một số hình ảnh về: Tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu 
- Video về “Tài nguyên đất”; “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”; “Câu chuyện năng lượng”; “Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nguồn nước” – nguồn từ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_sinh_hoc_lop_9_bai_58_su_dung_hop_ly_tai_ng.docx
  • pptxMột số hình ảnh tư liệu khác.pptx