Bài thuyết trình Toán Lớp 9 - Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Văn Thanh Trúc

Bài thuyết trình Toán Lớp 9 - Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Văn Thanh Trúc

1. Mục tiêu dạy học:

 Trong kiến thức toán 9, chủ đề về Đường tròn rất quan trọng và đa dạng. Bởi thế, để có được một tiết dạy hiệu quả và ứng dụng các kiến thức phổ thông làm tiết học thú vị và định hướng tốt cho học sinh phương cách liên hệ thực tiễn – lý thuyết được truyền đạt.

 Đối với bài Vị trí tương đối của hai đường tròn (tt) phải dựa trên mục tiêu bài học như sau:

* Kiến thức: Học sinh hiểu rõ hơn về các hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn tương ứng với từng vị trí tương đối. Học sinh hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn

* Kỹ năng: Học sinh vẽ hình được các dạng vị trí tương đối của hai đường tròn và dự đoán số tiếp tuyến chung có thể có. Biết dựa vào các hệ thức để suy ra vị trí tương đối của hai đường tròn.

* Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi vẽ hình. Tích cực, chủ động, sáng tạo trong tạo các sản phẩm ứng dụng.

 

doc 8 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Toán Lớp 9 - Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Văn Thanh Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH SẢN PHẨM DỰ THI
BÀI: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN (tiếp theo)
A. Thông tin cá nhân:
Giáo viên: Văn Thanh Trúc Email: vt_truc.c2thotnot.tn@cantho.edu.vn
Điện thoại di động: 0932 84 2552
Trường THCS Thốt Nốt, 
Lê Thị Tạo, Kv Long Thạnh A, P. Thốt Nốt,Q. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ.
B. Phần thuyết minh
Mục tiêu dạy học:
Trong kiến thức toán 9, chủ đề về Đường tròn rất quan trọng và đa dạng. Bởi thế, để có được một tiết dạy hiệu quả và ứng dụng các kiến thức phổ thông làm tiết học thú vị và định hướng tốt cho học sinh phương cách liên hệ thực tiễn – lý thuyết được truyền đạt.
Đối với bài Vị trí tương đối của hai đường tròn (tt) phải dựa trên mục tiêu bài học như sau:
* Kiến thức: Học sinh hiểu rõ hơn về các hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn tương ứng với từng vị trí tương đối. Học sinh hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn
* Kỹ năng: Học sinh vẽ hình được các dạng vị trí tương đối của hai đường tròn và dự đoán số tiếp tuyến chung có thể có. Biết dựa vào các hệ thức để suy ra vị trí tương đối của hai đường tròn.
* Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi vẽ hình. Tích cực, chủ động, sáng tạo trong tạo các sản phẩm ứng dụng.
Lý do chọn phần mềm
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring,...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó, quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC vv.
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation). Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
Với các phần mềm hỗ trợ như CamStudio 2.7, Free Video Cutter, Badicam, ..., hỗ trợ video QuickTime, hay các phần mềm cho việc sử dụng phần mềm vẽ hình học Geogebra và hỗ trợ với bộ Office 2016 cùng Adobe Presenter 10. Với các phần mềm này, tôi đã có được một bài làm khá phù hợp cho việc tạo bài Elearning của mình. 
Mô tả các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh:
Ứng dụng GeoGebra, flash để liên hệ vị trí tương đối của hai đường tròn; các đoạn phim, .gif tải từ web hoặc quay phim màn hình.
Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
HÌNH HOÏC 9
“ Vò trí töông ñoái cuûa hai ñöôøng troøn (tt)”
1/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: Học sinh hiểu rõ hơn về các hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn tương ứng với từng vị trí tương đối (VTTĐ). Học sinh hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn
* Kỹ năng: Học sinh vẽ hình được các dạng vị trí tương đối của hai đường tròn và dự đoán số tiếp tuyến chung có thể có. Biết dựa vào các hệ thức để suy ra vị trí tương đối của hai đường tròn.
* Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi vẽ hình. Tích cực, chủ động, sáng tạo.
2/ Nội dung bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Thứ tự silde
(thời gian)
Thuyết minh thêm
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu về các VTTĐ của hai đường tròn trong các hình sau: 

4 (0’54”)
Cho Học sinh làm trắc nghiệm và xuất kết quả để học sinh so sánh
1/ Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
- Giới thiệu cho HỌC SINH hai đường tròn (O;R) và (O’;r) 
với R ≥ r. 
+ nhận xét về VTTĐ của chúng;
+ so sánh OO’ và R, r
* Cắt nhau:
5 (0’31”)
6 (0’50”)
7(0’50”)
8 (2’19”)
9 (1’00”)
10 (3’12”)
Giới thiệu hệ thức khi hai đường tròn cắt nhau
Cho học sinh tự chứng minh trước khi xuất kết quả.
Vận dụng làm BT nhanh trong 2 phút.
Giới thiệu cho Học sinh hệ thức khi hai đường tròn tiếp xúc trong/ngoài
và
hệ thức khi hai đường tròn ngoài nhau/đựng nhau/ đồng tâm.
Học sinh làm trắc nghiệm củng cố phần 1.

2/ Tiếp tuyến chung của hai đường tròn

11 (1’16”)
Internet (1’01”)
12 (0’18”)
Internet (sưu tầm) (5’20”)
13 (1’55”)
+0’45”
+0’40”
14 (4’21”)
Internet (1’21”)
15 (0’53”)
16 (5’01”)
Qua đoạn video, học sinh xác định được số tiếp tuyến chung tương ứng với mỗi vị trí tương đối (hình động). 
Khẳng định lại các suy đoán của học sinh qua kết quả chuẩn bị sẵn.
Phim quay trên nền GeoGebra hoặc mở trực tiếp (đã chuẩn bị sẵn)
Hướng dẫn học sinh vẽ tiếp tuyến chung trong (ngoài) trong trường hợp hai đường tròn ngoài nhau
* Mục đích: tuy hơi trừu tượng nhưng là “bước dạo đầu” giới thiệu để tiết luyện tập tiếp theo, giáo viên cho học sinh nêu hướng suy luận, chứng minh lại.
Giới thiệu về hiện tượng Nhật thực/Nguyệt thực để lấy hình ảnh về tiếp tuyến chung trong/ngoài.
Vận dụng 1, học sinh tự vẽ hình và chứng minh trước khi có hình mẫu so sánh và có thể nhận gợi ý giải khi nhấp vào “phần Hướng dẫn” 
Đoạn video được quay từ file của phần mền GeoGebra
Vận dụng 2
Cho Học sinh xây dựng ý tưởng (tương tự BT1); và tiết sau, GIÁO VIÊN nên cho chứng minh lại để xem như đó là phần việc tự học.
Hỗ trợ học sinh tập trình bài 1 bài hoàn chỉnh và thực hành với video được quay từ file .ggb
(Học sinh thực hành vẽ vào tập)
Luyện tập (4’48”)

Giới thiệu cho HỌC SINH một mẫu Tóm tắt về các VTTĐ của 2 đường tròn.
(slide 17)
Và liên hệ thực tế (slide 18, 19, 20)
Củng cố - Dặn dò (2’20”)

Dặn dò, định hướng thực hành về nhà (slide 21)
Giới thiệu một số sản phẩm do Học sinh làm. (Slide 22, 23)
	 Tổng thời gian học bằng bài eLearning này: 42 phút 37 giây.
	Thốt Nốt, ngày 24 tháng 10 năm 2016
	NGƯỜI BIÊN SOẠN
	 Văn Thanh Trúc

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_toan_lop_9_vi_tri_tuong_doi_cua_hai_duong_t.doc
  • docxbia thuyet minh.docx