Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Trường THCS Đinh Xá

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Trường THCS Đinh Xá

Câu 1: (2,25đ)

 Cho biết những nơi nào trên Trái Đất:

 - Có độ dài ngày đêm luôn bằng nhau?

 - Mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30phút và 1 ngày có đêm dài 13giờ 30phút? Đó là những ngày nào?

 - Mỗi năm có 1 ngày là gày dài 24giờ và 1 ngày là đêm dài 24 giờ? Đó là những ngày nào?

 - Có ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng?

Câu 2: (1,5đ)

 Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường?

Câu 3: (3,75đ)

 Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

 a) Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện thuộc miền Bắc, Tây Nguyên và nhiệt điện thuộc miền Bắc và Đông Nam Bộ của nước ta?

 b) Hãy nêu thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển ngành điện lực nước ta?

 c) Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La?

Câu 4: (5,5đ)

 Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta giai đoạn hiện nay? Nêu hướng giải quyết?

 

doc 26 trang Hoàng Giang 6431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Trường THCS Đinh Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD huyện Bình Lục ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Trường THCS Đinh Xá. MÔN : ĐỊA LÍ 9
 Thời gian: 150 phút 
Câu 1: (2,25đ)
 Cho biết những nơi nào trên Trái Đất:
 - Có độ dài ngày đêm luôn bằng nhau?
 - Mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30phút và 1 ngày có đêm dài 13giờ 30phút? Đó là những ngày nào?
 - Mỗi năm có 1 ngày là gày dài 24giờ và 1 ngày là đêm dài 24 giờ? Đó là những ngày nào?
 - Có ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng?
Câu 2: (1,5đ)
 Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường?
Câu 3: (3,75đ)
 Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
 a) Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện thuộc miền Bắc, Tây Nguyên và nhiệt điện thuộc miền Bắc và Đông Nam Bộ của nước ta?
 b) Hãy nêu thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển ngành điện lực nước ta?
 c) Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La?
Câu 4: (5,5đ)
 Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta giai đoạn hiện nay? Nêu hướng giải quyết?
Câu 5: (6,5đ)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Các nhóm cây Năm 
1990
2002
Tổng số
9040,0
12831,4
Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác.
1366,1
2173,8
 a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
 b)Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ,hãy nhận xét sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng gieo trồng của các nhóm cây.
 c) So sánh sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sồng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Phòng GD huyện Bình Lục
Trường THCS Đinh Xá.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: ĐỊA LÍ 9
Câu
ý
Trả lời
Điểm
1
 Trên Trái Đất: 
- Xích đạo là nơi có độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau.
- Chí tuyến Bắc (23027’B) và chí tuyến Nam (23027’N) là những nơi mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30 phút và 1 ngày có đêm dài 13 giờ 30 phút 
 + Ở chí tuyến Bắc đó là ngày Hạ chí (22/6) và Đông chí (22/12). Hạ chí ngày dài 13 giờ 30 phút và Đông chí đêm dài 13 giờ 30 phút.
 + Chí tuyến Nam,đó là ngày Đông chí (22/12) và ngày Hạ chí (22/6). Đông chí ngày dài 13 giờ 30 phút và Hạ chí đêm dài 13 giờ 30 phút.
- Vòng cực Bắc (66033’B) và vòng cực Nam (66033’N) là những nơi trên Trái Đất mỗi năm có 1 ngày dài 24 giờ (ngày địa cực) và 1 ngày là đêm dài 24 giờ (đêm địa cực).
 + Vòng cực Bắc là ngày Hạ chí (22/6)và Đông chí (22/12)
 + Ở vòng cực Nam là ngày Đông chí (22/12) và ngày Hạ chí (22/6).
- Cực Bắc và Cực Nam là 2 nơi có ngày dài 24 giờ kéo dài 6 tháng sau đó là đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng. Ở 2 cực hiện tượng này diễn ra trái ngược nhau hoàn toàn.
(2,25đ)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2
 Các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường:
- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: tạo ra tính chất khí hậu cơ bản của nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá sâu sắc theo chiều Bắc – Nam.
- Địa hình đồi núi và hướng sườn tạo ra sự phân hoá khí hậu theo đai cao (tạo cho nước ta bên cạnh hậu nhiệt đới cơ bản còn có khí hậu cận nhiệt và ôn đới núi cao); đồng thời hình thành mộtsố khí hậu mang tính chất địa phương.
- Tính chất mùa và biến động khí hậu (năm rét sớm, năm rét muộn; năm mưa nhiều, năm khô hạn; .).
- Nhiễu loạn khí tượng và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (bão, hạn hán, EnNinô, LaNina, ..)
(1,5đ)
0,5
0,5
0,25
0,25
3
a)
b)
c)
* Các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện của nước ta:
- Các nhà máy thuỷ điện: 
 + Miền Bắc có: Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Nậm Mu.
 + Tây Nguyên có: Xa Xan, Xê Xan3, Xê Xan3A, Đrây Hling.
- Các nhà máy nhiệt điện:
 + Miền Bắc có: Uông Bí, Phả Lại, Na Dương, Ninh Bình.
 + Đông Nam Bộ có: Phú Mĩ, Thủ Đức, Bà Rịa.	
* Thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển điện lực nước ta 
- Công nghiệp sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên than, dầu khí và nguồn thuỷ năng.
 + Than đá: Than nước ta chủ yếu là than Antraxít, tập trung ở Đông Bắc, sản lượng khai thác năm 2007 đạt 42,5 triệu tấn như bể than ở Quảng Ninh.
 + Dầu khí: hiện nay nước ta đang tập trung khai thác tại các mỏ ở thềm lục địa phía Nam như Lan Tây, Cái Nước, Rồng, Bạch Hổ. Sản lượng khai thác đạt 15,9 triệu tấn năm 2007.
 + Nguồn thuỷ năng: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông có trữ lượng thuỷ năng cao như sông Đà, sông XêXan, sông Đồng Nai, sông Ba, 
- Các nguồn năng lượng khác (gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt Trời, .
* Ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La:
- Đây là công trình thủy điện lớn nhất nước ta được xây dựng trên sông Đà với công suất thiết kế 2.400MW và cũng là thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
- Thuỷ điện Sơn La góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn tại tỉnh Sơn La, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ cán bộ công nhân công trường thuỷ điện.
- Thuỷ điện Sơn La hoàn thành góp phần giải quyết bài toán thiếu điện nghiêm trọng của nước ta hiện nay; đảm bảo điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 
- Giúp giảm bớt áp lực về điều tiết lũ về mùa mưa; bảo vệ thuỷ điện Hoà Bình; dự trữ nước vào mùa khô cho vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng.
(3,75đ)
0,5
0,5
(1,75đ)
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
(1đ)
0,25
0,25
0,25
0,25
4
* Những mặt mạnh của nguồn lao động nước ta: 
- Có nguồn lao động dồi dào. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. 
- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 
- Khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh.
- Đội ngũ lao động kĩ thuật ngày càng tăng: hiện lao động kĩ thuật có khoảng 5 triệu người (chiếm 13% lao động). Số lao động trình độ kĩ thuật khoảng 23%.
* Những mặt tồn tại:
-Thiếu tác phong công nghiệp; kỉ luật lao động chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề còn ít.
- Hạn chế về thể lực.
- Lực lượng lao động phân bố không đều, tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao động kĩ thuật tập trung ở các thành phố lớn đến thiếu việc làm ở đồng bằng; thất nghiệp ở các thành phố lớn trong khi miền núi trung du lại thiếu lao động.
- Năng suất lao động thấp. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiêp còn chiếm ưu thế.
* Việc làm đang là vấn đề KT- XH gay gắt ở nước ta hiện nay vì:
Nguồn lao động còn dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm của nước ta giai đoạn hiện nay.
- Ở nông thôn: Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của các ngành còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 23% năm 2003.
- Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6% trong khi lại thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.
* Hướng giải quyết:
- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình.
- Phân bố lại dân cư và lao động (chuyển từ đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung đến Tây Bắc và Tây Nguyên).
- Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoạt động dạy nghề.
- Lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh hướng nghiệp ở các trường phổ thông.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn.
- Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các công nghiệp mới.
- Phát triển các hoạt động dịch vụ. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động.
(5,5đ)
(1đ)
0,25
0,25
0,25
0,25
(1,25đ)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
(1,25đ)
0,25
0,5
0,5
(2đ)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
a)
b)
c)
 * Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu ra %.
- Tính bán kính hình tròn: R1990=2cm; R2002=2,4cm
-Vẽ biểu đồ
Yêu cầu: chính xác, có tên, chú giải, số liệu, hình thức đẹp.
* Nhận xét:
- Qui mô diện tích các nhóm cây từ 1990-2002 tăng từ 9040,0 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng thêm 3791,4 nghìn ha. Trong đó:
+ Cây lương thực tăng thêm 1845,7 nghìn ha.
+ Cây công nghiệp tăng thêm 1138 nghìn ha.
+ Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng thêm 807,7 nghìn ha.
- Tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây từ 1990-2002 có sự thayđổi:
+ Tỉ trọng cây lương thực giảm 7%
+ Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 5%
+ Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng 2%
* Sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sồng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:
Đặc điểm
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đất đai
Đất phù sa màu mỡ,
diện tích nhỏ, có đê
bao bọc
Đất phù sa màu mỡ, nhất là dải đất ven sông Tiền và sông Hậu, diện tích lớn, không có đê bao bọc.
Khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
Cận xích đạo, nóng quanh năm với 2 mùa mưa và khô.
Nguồn nước
Hệ thống sông ngòi dày đặc, lớn nhất là hệ thống sông Hồng –Thái Bình. 
Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, lớn nhất là hệ thống sông Tiền và sông Hậu
Dân cư, lao động
Có nguồn lao động đông, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất cao.
Có nguồn lao động ít hơn,chất lượng lao động và kinh nghiệm sản xuất thấp hơn.
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Nhìn chung tốt hơn, mật độ dày đặc.
Thưa hơn và chất lượng kém hơn.
(6,5đ)
0,25
0,25
1,5
(2đ)
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
(2,5đ)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
2. Kỳ thi: HSG lớp 9 môn Địa lý Thời gian: 150 phút, không kể giao đề
3. Họ và tên: Trần Thị Ngọc Ánh
 Chức vụ: Giáo viên 
4. Đơn vị: Trường THCS Đinh Xá – TP Phủ Lý. 
5. Nôi dung của đề: 
Câu 1: (2,0 điểm)
Em hãy cho biết từ đầu năm đến tháng 10 năm 2013, nước ta đã đón nhận bao nhiêu cơn bão? 
Dựa vào bảng sau: 
 Diễn biến của bão dọc bờ biển Việt Nam
Mùa bão (tháng) 
6
7
8
9
10
11
Trên toàn quốc
+
+
+
+
+
+
Quảng Ninh đến Nghệ An 
+
+
+
+
Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi
+
+
+
+
Bình Định đến Bình Thuận 
+
+
+
Vũng Tàu đến Cà Mau
+
+
 Em hãy cho biết, mùa bão nước ta có diễn biến như thế nào? 
Câu 2: (3,0 điểm)
 Dựa vào bảng số liệu sau: 
 Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 – 2005.
 ( Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
2000
2002
2003
2004
2005
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Tổng số
65,1
13,1
21,8
100
61,9
15,4
22,7
100
60,3
16,5
23,2
100
58,8
17,3
23,9
100
57,3
18,2
24,5
100
Em hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2005.
Nêu các hướng giải quyết việc làm của nước ta giai đoạn hiện nay.
Câu 3: ( 10 điểm) 
 Dựa vào át lát địa lí VN và kiến thức đã học:
Em hãy kể tên các điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. Theo em, việc phát triển du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay? 
Nêu các thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc?
Kể tên các cảng biển, cửa khẩu quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ bắc xuống nam. Trình bày tiềm năng phát triển hoạt động đánh bắt hải sản của vùng.
Câu 4: ( 5 điểm) 
 Cho bảng số liệu sau: 
Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta. Đơn vị (%)
 Năm
Nhóm hàng
1995
1999
2000
2001
2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
31,3
37,2
34,6
36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
28,5
36,8
33,8
35,7
41,0
Hàng nông, lâm, thủy sản
46,2
31,9
29,0
29,4
22,9
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta.
Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta.
Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại lại có vai trò đặc biệt quan trọng?
....................Hết..................
*ĐỀ THI ĐỀ XUẤT: 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI HSG LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
 Năm học 2013-2014
 Thí sinh làm bài cần đảm bảo các kiến thức cơ bản sau:
Câu
Ý
Kiến thức cần đảm bảo
Điểm
Câu 1
a/
* Tính đến tháng 10 năm 2013, nước ta đã đón nhận 11cơn bão.
0,25đ
b/
* Diễn biến của mùa bão nước ta: 
- Bão diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 (có khi đến sớm hơn và chấm dứt trễ hơn) 
+ Từ Quảng Ninh đến Nghệ An bão từ tháng 6 đến tháng 9.
+ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi bão từ tháng 7 đến tháng 10
+ Bình Định đến Bình Thuận bão từ tháng 9 đến tháng 11.
+ Vũng Tàu đến Cà Mau bão vào tháng 9, tháng 10.
- Bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Nam Bộ ít bão.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2
a/
* Nhận xét: 
- Có sự chênh lệch về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. Lao động có việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực nông – lâm – ngư và ít nhất ở khu vực công nghiệp – xây dựng ( dẫn chứng).
- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông – lâm – ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên còn chậm (dẫn chứng).
0,75đ
0,75đ
* Các hướng giải quyết vấn đề việc làm: 
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ( các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp...) 
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
1/
* Tên các điểm du lịch nổi tiếng của nước ta: 
- Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, biển Nha Trang, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn,.....
( Học sinh kể được ít nhất 5 điểm du lịch nổi tiếng của nước ta cho 1 điểm) 
* Ý nghĩa của việc phát triển du lịch của nước ta giai đoạn hiện nay: 
- Phát huy được thế mạnh của nguồn tài nguyên du lịch phong phú.
- Quảng bá được hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè thế giới.
- Khẳng định vị thế của du lịch trong cơ cấu kinh tế cả nước.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động
- Phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu nhập lớn, cải thiện đời sống nhân dân. 
1,0đ
2,5đ
0.5 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2/
* Các thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ: 
- Khai thác và chế biến khoáng sản.
- Thủy điện
- Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. 
- Chăn nuôi gia súc lớn. 
0,75đ
* Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc vì: 
- Đây là vùng có diện tích lớn, giàu tiềm năng về khoáng sản, thủy điện,....Việc khai thác thế mạnh góp phần khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế hàng hóa, giải quyết việc làm cho người lao động và xóa bỏ du canh du cư.
- Đây là địa bàn cư trú của các đồng bào dân tôc ít người. Việc phát huy thế mạnh phát triển kinh tế góp phần làm giảm khoảng cách giữa miền ngược với miền xuôi, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các cộng đồng dân tộc nước ta ; thể hiện chính sách của Đảng và nhà nước với vùng sâu, vùng xa, vùng sinh sống của đồng bào dân tộc. 
- Là vùng căn cứ địa cách mạng, có đường biên giới dài, giáp với Trung Quốc, Lào. Việc khai thác thế mạnh góp phần củng cố sức mạnh an ninh, quốc phòng. 
3,25đ
1,0đ
1,25đ
1,0đ
3/
* Kể tên các cảng biển, cửa khẩu quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ bắc xuống nam: 
- Cảng biển: Cửa Lò, Vũng Áng, Đồng Hới, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây.
- Các cửa khẩu: Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo. 
0,5đ
0,25 đ
0,25 đ
* Tiềm năng phát triển hoạt động đánh bắt hải sản của vùng:
- Có đường bờ biển dài, tất cả các tỉnh đều giáp biển, đều có khả năng phát triển nghề cá biển; Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Bộ.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng quanh năm.
- Thềm lục địa nông và có nhiều bãi tôm, bãi cá.
- Nhân dân giàu kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật nhất định.
- Trong đất liền có các cơ sở chế biến thủy sản: Thanh Hóa, Vinh, Huế. 
2,0đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
Câu 4
a/
* Vẽ biểu đồ miền
( yêu cầu: vẽ chính xác, có kí hiệu cho từng phần, có tên biểu đồ và bảng chú giải, Chú ý khoảng cách các năm) 
2,0 đ
b/
* Nhận xét: 
 Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng trong thời gian trên có sự thay đổi là: 
- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản và nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp tăng tỉ trọng đáng kể.
+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: tăng 10,8%
+ Hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp: tăng 12,2% .
- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm đáng kể về tỉ trọng: giảm 23,3%
1,0đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
c/
* Trong nền kinh tế thị trường, thương mại lại có vai trò đặc biệt quan trọng vì: 
- Thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ. Mở rộng sản xuất với chất lượng cao. 
- Giải quyết đầu ra cho sản phẩm 
- Phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
- Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế các vùng trong nước, nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
......................Hết...................
1. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
2. Kỳ thi: HSG lớp 9 môn Địa lý Thời gian: 150 phút, không kể giao đề
3. Họ và tên: Trần Thị Ngọc Ánh
 Chức vụ: Giáo viên 
4. Đơn vị: Trường THCS Đinh Xá – TP Phủ Lý. 
5. Nôi dung của đề: 
 Câu 1: (3 điểm)
Nêu những dạng thời tiết đặc biệt ở nước ta?
Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?
Câu 2: (2 điểm) 
Cho bảng số liệu sau: 
 Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ( người/km2)
 Năm
Các vùng
1989
2003
Cả nước
195
246
Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
103
115
67
141
Đồng bằng sông Hồng
784
1192
Bắc Trung Bộ
167
202
Duyên hải Nam Trung Bộ
148
194
Tây Nguyên
45
84
Đông Nam Bộ
333
476
Đồng bằng song Cửu Long
359
425
 Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?
Câu 3: (10 điểm)
Dựa vào át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 
Hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp của vùng Tây Nguyên. Nêu những biện pháp khắc phục những hạn chế đó? 
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ và Trung du miềm núi
Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. Trình bày và giải thích về trung tâm công nghiệp Hà Nội.
Câu 4: ( 5 điểm)
 Cho bảng số liệu sau: 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo vùng
 Đơn vị: tỉ đồng
 Năm
Các vùng
2000
2005
Cả nước
220411
480293
Trung du và miền núi Bắc Bộ
13392
35099
Đồng bằng sông Hồng
43120
96422
Bắc Trung Bộ
14858
30022
Duyên hải Nam Trung Bộ
20575
46707
Tây Nguyên
7599
17398
Đông Nam Bộ
77361
157144
Đồng bằng song Cửu Long
43506
97501
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2005.
Nhận xét tỉ trọng và sự thay đổi tỉ trọng của các vùng trong giai đoạn 2000 – 2005. Tại sao Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng là 2 vùng có tỉ trọng lớn nhất so với các vùng trong cả nước?
 **********Hết*********
*ĐỀ THI ĐỀ XUẤT: 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI HSG LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
 Năm học 2015-2016
 Thí sinh làm bài cần đảm bảo các kiến thức cơ bản sau:
Câu
Ý
Kiến thức cần đảm bảo
Điểm
Câu 1
a/
* Những dạng thời tiết đặc biệt của nước ta: 
- Gió Tây khô nóng: diễn ra khá phổ biến ở vùng Tây Bắc, Duyên hải miền Trung và có khi ở cả đồng bằng sông Hồng vào các tháng 6,7,8
- Mưa ngâu: diễn ra ở đồng bằng Bắc Bộ vào giữa tháng 8, mưa kéo dài từng đợt vài ngày và có thể gây ngập úng cục bộ cho vùng.
- Bão: diễn ra ở vùng ven biển trên khắp cả nước, nhất là khu vực phía bắc Cam Ranh ( Khánh Hòa) trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 12 do áp thấp nhiệt đới ở biển Đông và Thái Bình Dương mạnh lên rồi di chuyển vào nước ta.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b/
* Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta:
- Địa hình đồi núi của nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ.
- Các dãy núi đâm ngang (chạy theo hướng tây – đông) ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa mùa đông làm cho khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc – nam (phía bắc đèo Hải Vân, nhất là phía bắc đèo Ngang có mùa đông lạnh và ít mưa hơn nhưng phía nam đèo Hải Vân lại có khí hậu nóng quanh năm.
- Dãy Trường Sơn làm cho khu vực từ đèo Ngang đến mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Các sườn đón gió như Hòn Ba (Quảng Nam), Kon Tum, Huế, có lượng mưa lớn.
- Trên các cao nguyên và núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới (Sa Pa, Đà Lạt, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Mẫu Sơn, )
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
* Nhận xét về sự phân bố dân cư: 
 Dân cư nước ta phân bố không đều: 
- Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển. Đồng bằng song Hồng có mật độ dân số cao nhất ( dẫn chứng)
- Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. ( dẫn chứng) 
0,5đ
0,25đ
0,25đ
* Sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta:
 Mật độ dân số ở các vùng của nước ta từ 1989 đến 2003 tăng: 
- Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số tăng nhanh nhất ( năm 2000 tăng gấp 1,86 lần năm 1989) 
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số tăng chậm nhất ( năm 2000 chỉ tăng gấp 1,11 lần năm 1989)
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
1/
* Các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp của vùng Tây Nguyên
- Thế mạnh: 
+ Địa hình, đất trồng: cao nguyên xếp tầng, diện tích đất đỏ bad an rộng lớn, màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp lâu năm.
+ Khí hậu: cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê,, hồ tiêu,và cả cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt như chè, Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt( mùa mưa và mùa khô). Mùa khô kéo dài là điều 
- Hạn chế: 
+ Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, làm thủy lợi khó khăn, tốn kém.
+ Mùa mưa lớn, kéo dài, nên trên đia hình dốc của cao nguyên, đất bad an vụn bở dễ bị xói mòn nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta, lại là vùng có các dân tộc ít người sinh sống. Thiếu lao động nói chung và lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật nói chung.
+ Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nhất là mạng lưới giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kỹ thuật. Công nghiệp mới trong giai đoạn hình thành.
* Những biện pháp khắc phục những hạn chế đó: 
- Làm thủy lợi ( làm hồ thủy lợi, khoan giếng)
- Bảo vệ rừng để chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước về mùa khô.
- Di dân lên Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, chuyển giao công nghệ trồng và chế biến cây công nghiệp cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nhất là các nhà máy chế biến các sản phẩm cây công nghiệp
( Nếu HS đưa ra biện pháp khác mà hợp lý vẫn cho điểm)
0, 5đ
0.5 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2/
 Sự giống và khác nhau của các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Trung du miền núi và Đông Nam Bộ
* Giống: 
- Cả 2 vùng đều giáp biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện trong giao lưu kinh tế trong nước và ngoài nước
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng:
+ Địa hình, đất đai thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp (lâu năm và hang năm)
+ Nguồn khoáng sản tạo cơ sở cho việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến.
+ Tài nguyên du lịch phong phú tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ du lịch.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vât chất phục vụ cho các ngành kinh tế được hình thành (cơ sở hạ tầng – mạng lưới giao thong và thong tin liên lạc; các cơ sở công nghiệp, các vùng chuyên canh.)
* Sự khác nhau: 
- Vị trí địa lí: 
+ Đông Nam Bộ có thuận lợi trong việc giao lưu với Cam pu chia.
+ Trung du miền núi có thuận lợi cho việc giao lưu với Trung Quốc và Lào (tuy còn hạn chế)
- Đông Nam Bộ: 
+ Thế mạnh: 
. Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí và các ngành công nghiệp như hóa dầu, 
. Địa hình là các đồi núi thấp, lượn sóng, bề mặt tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan, đất xám phù sa cổ thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh lớn nhất nước ta.
. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, cơ sở vật chất tốt nhất cả nước, thu hút nguồn vốn đầu tư rong và ngoài nước nhiều nhất nước.
+ Hạn chế: Thiếu nước trong mùa khô, ô nhiếm môi trường.
- Trung du miền núi: 
+ Tập trung nhiều khoáng sản (than, sắt, apatit, ) làm cơ sở phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến.
+ Nguồn thủy năng lớn nhất trong các vùng của cả nước (chiếm 37% dự trữ thủy năng cả nước), tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thủy điện công suất lớn (Hòa Bình, Thác Bà, ).
+ Địa hình, đất feralít, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăm nuôi gia súc.
+ Có nhiều dân tộc ít người sinh sống với nhiều kinh nghiệm và truyền thống sản xuất.
- Hạn chế: địa hình núi cao, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3/
* Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
* Trung tâm công nghiệp Hà Nội:
- Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn
- Là đầu mối giao thông
- Nằm ở khu vực đông dân:
+ Có nguồn lao động dồi dào
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Có nhiều nhà khoa học, nhiều công nhân lành nghề.
- Có các ngành chủ yếu: Cơ khí, hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, 
- Trong từng ngành chính thường có các ngành nhỏ: 
+ Cơ khí: có các ngành cơ khí chế tạo máy; cơ khí chế tạo phương tiện; cơ khí sửa chữa; cơ khí chính xác.
+ Hóa chất: có các ngành hóa chất phân bón; hóa chất khác
+ Các ngành công nghiệp nhẹ và thực phẩm có thực phẩm (đường, bánh kẹo, rượu bia, .); các ngành công nghiệp nhẹ (dệt, tơ, sợi, may, nhuộm, ).
 Các ngành này phát triển vì: 
- Để tận dụng nguồn lao động đông đảo
- Phục vụ thị trường đông dân
- Phục vụ thị trường xuất khẩu và nhanh chóng thu hồi vốn
0,5đ
0,25 đ
 0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
a/
* Xử lí số liệu: 
 Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đơn vị: %)
* Vẽ biểu đồ hình tròn:
( yêu cầu: hình tròn năm sau lớn hơn hình tròn năm trước; vẽ chính xác, có kí hiệu cho từng phần, có tên biểu đồ và bảng chú giải) 
0,5đ
1,5đ
b/
* Nhận xét: 
- Tỉ trọng của các vùng có sự chênh lệch:
+ Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng)
+ Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ có tỉ trọng thấp nhất ( dẫn chứng)
- Từ năm 2000 đến năm 2005, tỉ trọng của các vùng có sự thay đổi: 
+ Một số vùng có tỉ trọng tăng như đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng song Cửu Long. Trong đó, Trung du miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng nhanh nhất ( dẫn chứng)
+ Một số vùng có tỉ trọng giảm như Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ ( dẫn chứng)
* Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng là 2 vùng có tỉ trọng lớn nhất so với các vùng trong cả nước: 
- Có vị trí địa lí thuận lợi
- Hai vùng có nền kinh tế phát triển, tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị
- Có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của vùng.
- Có dân cư đông đúc
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
......................Hết...................
1. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
2. Kì thi: Vào lớp 10 chuyên môn Địa Lí.
Thời gian: 120 phút, không kể giao đề
3. Họ và tên: Trần Thị Ngọc Ánh
 Chức vụ: Giáo viên 
4. Đơn vị: Trường THCS Đinh Xá – TP Phủ Lí. 
5. Nội dung đề thi: 
Câu 1: (1 điểm)
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học:
Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hòa hơn nước sông Hồng?
Câu 2: ( 5 điểm) 
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, kết hợp bảng số liệu sau: 
Tỉ trọng diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2005 .
 ( Đơn vị: %)
Cây công nghiệp
Diện tích
Sản lượng
Thứ bậc so với các vùng khác trong cả nước
Cao su
65,6
78,9
1
Cà phê
8,1
11,7
2
Hồ tiêu
56,1
62,0
1
Điều
71,1
76,3
1
Mía
22,3
30,3
1
a) Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta.
b)Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 3: ( 4 điểm) 
Cho bảng số liệu sau: 
 Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta 
Năm
Trâu
(nghìn con)
Bò
(nghìn con)
Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con)
1990
2854
3117
12261
107
1995
2963
3639
16306
142
2000
2897
4128
20194
196
2003
2835
4394
24885
255
2005
2922
5541
27435
220
Tính tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
Nhận xét và giải thích tình hình phát triển chăn nuôi của nước ta.
 ..Hết .
* ĐỀ THI ĐỀ XUẤT.
Đáp án và biểu điểm đề thi vào 10 chuyên
Môn: Địa Lí.
Thí sinh đảm bảo những kiến thức cơ bản sau: 
Câu
Ý
Kiến thức cần đảm bảo
Điểm
1
*Chế độ nước sông Mê Công lại điều hòa hơn nước sông Hồng vì: 
- Diện tích lưu vực song Mê Công tuy lớn hơn diện tích lưu vực sông Hồng nhưng chỉ có 15% diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng lượng dòng chảy ở Việt Nam chiếm 11,5% tổng lượng dòng chảy của song Mê Công.
- Lưu vực sông Mê Công có dạng hình long chim, diện tích lớn, độ dốc đồng bằng nhỏ. Đặc biệt là tác dụng điều hòa của sông Tông Lê Sáp và Biển Hồ. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, lũ lên chậm và xuống chậm.
- Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch dày đặc có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực khác.
- Khi sông Mê Công đổ ra biển lại chia làm 9 cửa sông khiến cho nước lũ thoát nhanh.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
a/ 
* Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta:
- Đứng đầu về quy mô:
+ Đông Nam Bộ là vùng chu

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_truong_thcs_dinh_xa.doc