Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 (có đáp án)

Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 (có đáp án)

Câu 2/ Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 của TK XX.

a.Hoàn cảnh:

- LX luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.

Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng để bảo vệ an ninh và thành quả của CNXH.

- Biện pháp: Thực hiện các kế hoạch dài hạn, phương hướng là tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ KH-KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng

b. Thành tựu cơ bản:

- Kinh tế: Công nghiệp: sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%, là cường quốc đứng thứ 2 trên TG. Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Thành tựu KH-KT

+ Là nước mở đầu kỉ nguyêan chinh phục vũ trụ của con người.

+ 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không của vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

+ 1961, phóng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất, cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ

- Đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức. LX trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới

c. Ý nghĩa

- Đối với LX: Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được ổn định và dần đc nâng cao/ Vị thế của LX thời kì này là vị thế của một cường quốc, có vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

- Đối với quốc tế:

+ Tác động đến phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các nước khác trên thế giới.

+ LX trở thành đối trọng với Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cấu của Mĩ.

+ LX có điều kiện giúp đỡ các nước XHCN và các nước nhược tiểu khác xây dựng đất nước.

 

docx 8 trang hapham91 3671
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 9 GIỮA KÌ 1
Câu 1/ Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã đạt được kết quả gì?
Tình hình LX sau chiến tranh (hoàn cảnh):
Khó khăn: + Chịu tổn thất nặng nề do chiến tranh thế giới 2 gây ra.
 + Bên ngoài, các nước đế quốc phát động “Chiến tranh lạnh” bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị.... chống LX và các nước XHCN khác.
Thuận lợi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước LX, nhân dân đã hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, cùng lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
Thành tựu: 
Ngay từ đầu những năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)
- Kết quả là kế hoạch 5 năm lần 4 hoàn thành thắng lợi vượt mức trước thời hạn 9 tháng
- Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% một số nghành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. 
- Đời sống nhân dân được cải thiện
- Năm 1949, Liện Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ
Câu 2/ Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 của TK XX.
a.Hoàn cảnh:
- LX luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.
Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng để bảo vệ an ninh và thành quả của CNXH.
- Biện pháp: Thực hiện các kế hoạch dài hạn, phương hướng là tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ KH-KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng
b. Thành tựu cơ bản:
- Kinh tế: Công nghiệp: sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%, là cường quốc đứng thứ 2 trên TG. Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Thành tựu KH-KT
+ Là nước mở đầu kỉ nguyêan chinh phục vũ trụ của con người.
+ 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không của vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
+ 1961, phóng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất, cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ 
- Đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức. LX trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới
c. Ý nghĩa 
- Đối với LX: Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được ổn định và dần đc nâng cao/ Vị thế của LX thời kì này là vị thế của một cường quốc, có vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
- Đối với quốc tế: 
+ Tác động đến phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các nước khác trên thế giới.
+ LX trở thành đối trọng với Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cấu của Mĩ....
+ LX có điều kiện giúp đỡ các nước XHCN và các nước nhược tiểu khác xây dựng đất nước....
Câu 3 Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Hoàn cảnh lịch sử và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: Những năm 1944-1945, lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên Xô tiến quân truy kích quân đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân (từ cuối năm 1944 đến năm 1946).
- Trong thời kì 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ:
Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân. Tiến hành cải cách ruộng đất.
Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của chủ tư bàn Ban hành các quyền tự do dân chủ.
=> Lịch sử các nước Đông Âu đã sang một trang mới.
Câu 4 Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác- Lê-nin làm nền tảng tư tưởng.
Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Với sự ra đời của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) năm 1949 và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955) đã hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va: là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
Câu 5 Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước.
- Đầu những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện:
+ Kinh tế:
- Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút.
- Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm.
+ Chính trị - xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.
=> Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.
=> Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải cách năm 1985.
- Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:
+ Về chính trị: Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một Đảng.
+ Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thục tế chưa thực hiện được.
- Thực chất:
+ Từ bỏ, phá vỡ chủ nghĩa xã hội.
+ Làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loạn về chính trị và xã hội.
- Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 thất bại, đưa lại hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Xô Viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- 11 nước cộng hoà tách khỏi Liên bang, Liên bang Xô Viết tan rã.
(Đó là Liên bang Nga và các nước cộng hoà U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắc- xtan, Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và Tát-gi-ki-xtan)
- Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
Câu 6 Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
- Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị; bắt đầu từ Ba Lan rồi lan sang các nước Đông Âu và lên đến đỉnh cao vào năm 1988.
- Những nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng.
 Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, quần chúng biểu tình, đòi thi hành cải cách kinh tế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận những yêu cầu trên.
- Kết quả: Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền. Cuối năm 1989 chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hầu hết ở Đông Âu.
Nhận xét:
- Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
- Đây là một tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội. 
BÀI 3.
Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Có thể phân chia thành ba giai đoạn lớn:
Câu 1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh nơi, khởi đầu là Đông Nam Á, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào thành lập chính quyền cách mạng, tuyên bố độc lập trong năm 1945.
- Phong trào đã lan rộng sang Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước đã giành được độc lập.
- Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi”: 17 nước tuyên bố độc lập, sau đó nhiều nước được trao trả độc lập.
- Ở Mĩ Latinh, ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba thành công, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ.
- Tới giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền Nam Châu Phi.
Câu 2 Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- Tiêu biểu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha.
- Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Câu 3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
- Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (hay còn gọi là chế độ A-pác-thai). Cộng hoà Nam Phi, Dim-ba-bu-ê và Na-mi-bi-a là những nơi mà chế độ phân biệt chủng tộc đã từng tồn tại, nhân dân các nước Nam Phi đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
- Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ và gian khổ, người da đen đã giành được thắng lợi thông qua các cuộc bầu cử với việc thành lập chính quyền của người da đen. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử.
- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh đã bước sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay
BÀI 4 CÁC NƯỚC CHÂU Á 
Câu 1 Tình hình chung của các nước châu Á
- Châu Á là lục địa rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, có nhiều tôn giáo, dân tộc khác nhau.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Châu Á đều bị các nước tư bản phương Tây nô dịch, bóc lột.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia.
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế:
+ Tiêu biểu có Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan => Nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
+ Ấn Độ: thực hiện các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn:
- Tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.
- Các sản phẩm công nghiệp chính: hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi.
- Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ.
- Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
- Tuy nhiên, suốt nửa thế kỉ XX, tình hình Châu Á không ổn định vì những cuộc Chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, hoặc những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ
Câu 2 / Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước CHND Trung Hoa
- 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao đói với Trung Quốc cũng như Thế giới. 
+ Đối với trong nước: kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, b
+ Đối với quốc tê: Cổ vũ phong trào GPDT của các nước trên thế giới.
 Từ đây hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á
Câu 3 / Nét nổi bật của Trung Quốc giai đoạn từ 1978 đến nay tiến hành cải cách mở cửa
 12/1978, Trung Quoác ñeà ra ñöôøng loái ñoåi môùi với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, văn minh
- Sau 20 năm, Trung Quốc đã thu được thành tựu to lớn:
+ Kinh tế nhanh chóng phát triển
+ Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
+ Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 9,6%
+ Đời sống nhân dân được nâng cao
- Về đối ngoại: cải thiên quan hệ với nhiều nước, thu hồi chủ quyền đối với Hồng công và Ma cao. Địa vị Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế
BÀI 5 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Câu 1 / Nêu những nét nổi bật tình hình chung của các nước ĐNÁ trước và sau 1945 ?
ĐNA là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2 với 642 triệu dân (năm 2016), ......
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây.
- Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyên.
- Ngay sau đó, các nước Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại. Nhân dân Đông Nam Á lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở Inđônêxia, Việt Nam, đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới lần lượt giành được độc lập.
- Nét nổi bật của Đông Nam Á thời kì Chiến tranh lạnh là:
+ Mĩ đã can thiệp vào Đông Nam Á.
+ Mĩ cùng Anh, Pháp lập nên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.
+ Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia => Tình hình Đông Nam Á trở nên đối đầu căng thẳng.
+ Inđônêxia, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc. => Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa theo đường lối đối ngoại.
Câu 2 Sự ra đời của tổ chức ASEAN
1. Sự ra đời của ASEAN:
- Hoàn cảnh:
+ Sau khi giành độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước => Yêu cầu hợp tác cùng nhau phát triển.
+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập (8 - 8-1967) tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Mục tiêu của ASEAN: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Tháng 2-1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (Inđô nêxia), xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có kết quả.
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.
- Mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với ASEAN:
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc với thắng lợi vào năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa 3 nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập
+ Năm 1979, do vấn đề Campuchia, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước ASEAN trở nên căng thẳng và “đối đầu”.
Câu 3. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
- Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
- Tình hình khu vực Đông Nam Á sau “chiến tranh lạnh”: mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ "đối đầu” sang “đối thoại”.
> Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành viên của tổ chức ASEAN
- Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia tháng 4-1999.
- Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất => ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.
+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
=> Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
Câu 4 Cho biết từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Đông Nam Á có những biến đổi gì? Biến đổi nào là to lớn nhất? Vì sao?
Những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
- Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
- Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.
- Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất
Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập 
Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.
Câu 5 / Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Sau khi gia nhập cộng đồng ASEAN thì Việt Nam đã có những thời cơ và thách thức như thế nào?
 - Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:
Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
* Mục tiêu và nguyên tắc họat động:
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc:
 + Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.
 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
 + Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.
* Thời cơ và thách thức:
 - Thời cơ:
 + Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịchvụ;
 + Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận nền giáo dục cở các quốc gia tiên tiến; Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực
- Thách thức:
 + chênh lệch về mức sống và tăng trưởng + Khác biệt về chế độ chính trị
 + lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội; + cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...
 Câu 6/ Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của TK XX « một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á » ?
- Từ đầu những năm 90 của TK XX, sau chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện, ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến 4/1999, 10 nước ĐNÁ đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến ĐNÁ thành khu vực mậu dịch tự do.
+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNÁ.
+ Năm 2005
Như vậy một chương mới đã mở ra trong khu vực ĐNÁ
Câu 7 Tại sao nói" Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc"?
- Là thời cơ: các nước có cơ hội giao lưu, hợp tác phát triển với nhau. vận dụng được những thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất để phát triển đất nước, Có cơ hôi học hỏi các nước tiền bộ hơn trên thế giới ....
- Là thách thức: Do nhu cầu hội nhập, nhiều nền văn hóa sẽ du nhập vào đất nước nếu không tiếp thu có chọn lọc văn hóa đất nước dễ bị mai một. Sự bất đồng về ngôn ngữ, các nước có nền kinh tế kém phát triển dễ bị thâu tóm ...
Câu 8: Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN. 
* Viêt Nam gia nhập ASEAN vì:
 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 Đây là môi trường rất tốt để các nước trong khu vực học hỏi, giúp đở lẫn nhau về mọi mặt.
 Không những thế, gia nhập ASEAN còn giúp Việt Nam dần dần gia nhập với các tổ chức khác như WTO, Vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thị trường Quốc Tế ngày càng được nâng cao.
* Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN.
_ Thời cơ:
 + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Tạo việc làm cho nhân dân
 + Nâng cao và cải thiện đời sống người dân.+ Tiếp xúc với khoa học-kỉ thuật hiện đại 
 + Thị trường được mở rộng. + Được bảo vệ trên đấu trường Quốc Tế.
_ Thách thức:
 + Cạnh tranh khóc liệt
 + Sự chênh lệch về trình độ sản xuất, về thu nhập với một số nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, 
 + Sự khác nhau về thể chế chính trị.
BÀI 6 CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Câu 1 / Trình bày những nét chung các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2
Diện tích: 30,3 triệu km2. Dân số : 1,3 tỉ (2019) 54 nước.
- Trước CTTG 2: Hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Tù sau CTTG2: Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm nhất ở Bắc Phi 1960 “ Năm châu Phi” với 17 nước giành độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại đươc độc lập và chủ quyên.
- Các nước châu Phi bắt tay vào việc xây dựng đất nước và thu được nhiều thành tích. Tuy nhiên , nhiều nước châu Phi vẫn còn nghèo đói, lạc hậu Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Tình hình châu Phi càng trở nên khó khăn, bất ổn do xung đột nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo, đói nghèo, nợ nần chồng chất, chi phí cho các cuộc xung đột- chiến tranh quá lớn, dịch bệnh hoành hành. 
- Châu Phi đã thành lập nhiều tổ chức khu vực để các nước giúp đỡ hợp tác cùng nhau, lớn nhất là liên minh châu Phi (AU thống nhất năm 2002)
Câu 2/ Hiện nay các nước Châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội
- Hiện nay các nước Châu Phi vẫn đang ở tình trạng đói nghèo lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của TK XX, tình hình Châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, tình trạnh đói nghèo, nợ nần và dịch bệnh hoành hành 
Câu 3 / Những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi?
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “ Đại hội dân tộc Phi” người da đen tiến hành đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc
- Năm 1993, chính quyền da trắng Nam Phi đã tiến hành xóa bỏ chế độ A-pac-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn Man đê la
- Năm 1994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành và Nen-xơn Man-đê-la- lãnh tụ ANC được bầu và trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên ở cộng hòa Nam phi
BÀI 7 CÁC NƯỚC MĨ- LA-TINH
Câu 1. I. Những nét chung
- Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô (Bắc Mĩ) toàn bộ Trung và Nam Mĩ. Diện tích khoảng 21 triệu km2 , dân số: 660 triệu người, 33 nước (2019)
- Là vùng đất mới được phát hiện từ cuối thế kỉ XV, rất giàu về nông sản và khoáng sản.
- Thành phần dân cư ở Mĩ La-tinh rất đa dạng, bao gồm người di cư từ châu Âu tới, thổ dân da đỏ, những người từng là nô lệ được đưa đến từ châu Phi.
- Đa số nhân dân Mĩ La-tinh nói tiếng Tây Ban Nha. trừ Braxin nói tiếng Bồ Đào Nha. Nền văn hoá châu Phi và thổ dân da đỏ độc đáo. Tôn giáo ở Mĩ La-tinh chủ yếu là Thiên chúa giáo.
- Đầu thế kỉ XIX, nhân dân các nước Mĩ La-tinh đứng lên đấu tranh chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha và giành được độc lập
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh lại trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ thuộc vào Mĩ
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ được gọi là “Đại lục núi lửa”, mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu Ba 1959.
- Nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền độc tài phản động thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc - dân chủ.
- Từ những nước thuộc địa và tình trạng chậm phát triển đi lên, các nước Mĩ La-tinh đã thử nghiệm tất cả các mô hình kinh tế như chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược “Tự do đổi mới” với nội dung công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu hoặc mô hình xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội như Cu Ba. Một số nước đã đạt trình độ phát triển khá cao, nổi bật là Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin.
- Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng, do Mĩ tăng cường uy hiếp các nước MLT, tìm mọi cách phá hoại chế độ XHCN ở Cu Ba.
Câu 2 / Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này
 * Diễn biến
Khởi đầu từ cuộc tấn công vũ trang của 135 thanh niên yêu nước vào pháo đài Môn-ca-đa ngày 26-7-1953, nhân dân Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã tiến hành đấu tranh kiên cường, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ nhằm lật đổ chính quyền Ba-ti-xta thân Mĩ. Ngày 1-1-1959, cuộc cách mạng nhân dân giành thắng lợi.
* Công cuộc xây dựng CNXH
 -Sau khi thắng lợi, chính phủ do Phi-đen Ca-xtơ đứng đầu đã tiến hành cải cách dân chủ triệt để:
 +Cải cách ruộng đất
 + Quốc hữu hóa xí nghiệp
 + Xây dựng chính quyền cách mạng 
 + Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế.. bọ mặt đất nước Cu-ba thay đổi căn bản sâu sắc.
- Trong thế kỉ qua, nhân dân Cu-ba đã kiên cường, bất khuất vượt qua những khó khăn to lớn vẫn đứng vững và tiếp tục đạt được những thành tích mới
 Câu 3 Trình bày những thành tựu của Cu-Ba trong công cuộc xây dựng đất nước?
- Sau ngaỳ cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để, cải cách ruộng đát, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục
- 4/ 1961, quân dân Cu-ba tiêu diệt đội quân đánh thuê cảu Mĩ ở bãi biển Hi-rôn, Phi đen Cat –xtơ-rô tuyên bố với toàn thế giới: Cu-ba tiến lên CNXH
- Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận nhân dân Cu-ba đã giành được nhiều thắng lợi to lớn: xây dựng được nền đại công nghiệp, một nền nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao phát triển mạnh
- Nền kinh tế có có những chuyển biến tích cực tốc độ tăng trưởng ngày càng gia tăng

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ky_i_mon_lich_su_lop_9_co_dap_an.docx