Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Tx Nghi Sơn (bài số 2)

Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Tx Nghi Sơn (bài số 2)

Câu I (2.0 điểm):

1. Nêu các hệ quả của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

 2. Giải thích vì sao gió Tín Phong lại thổi lệch hướng theo chiều chuyển động trên Trái Đất?

Câu II (3.0 điểm):

1. So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?

2. Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của loại gió mùa nào? Ảnh hưởng của các loại gió đó tới khí hậu Thanh Hóa ra sao?

Câu III (2.0 điểm):

Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta. Cơ cấu sử dụng lao động theo nghành ở nước ta hiện nay đang có sự thay đổi như thế nào?

Câu IV (3,0điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy:

1. Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta?

2. Trình bày tình hình sản xuất lúa của nước ta từ năm 2000 – 2007

Câu V (2,0 điểm): Dựa vào atlats và kiến thức đã học, anh (chị) hãy:

1. Trình bày sự phân bố ngành công nghiệp điện lực.

2. Kể tên các khu công nghiệp tập trung hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa. Giải thích vì sao công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa.

Câu VI (4,0 điểm):

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây lương thực ở đồng bằng sông Hồng?

Câu VII (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

 Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2007- 2013

 (Đơn vị: triệu USD)

Năm Tổng Xuất khẩu Nhập khẩu

2007 111326,1 48561,4 62764,7

2010 157075,3 72236,7 84838,6

2011 203655,5 96905,7 106749,8

2013 264065,5 132032,9 132032,6

 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013, NXB thống kê năm 2014)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2007-2013.

2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương của nước ta giai đoạn 2007-2013.

(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây)

 

doc 6 trang hapham91 3781
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Tx Nghi Sơn (bài số 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: ĐỊA LÝ 9 – BÀI SỐ 2
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang; gồm 02 phần, 06 câu)
Câu I (2.0 điểm): 
1. Nêu các hệ quả của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
 2. Giải thích vì sao gió Tín Phong lại thổi lệch hướng theo chiều chuyển động trên Trái Đất?
Câu II (3.0 điểm): 
1. So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
2. Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của loại gió mùa nào? Ảnh hưởng của các loại gió đó tới khí hậu Thanh Hóa ra sao?
Câu III (2.0 điểm): 
Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta. Cơ cấu sử dụng lao động theo nghành ở nước ta hiện nay đang có sự thay đổi như thế nào?
Câu IV (3,0điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy:
1. Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta? 
2. Trình bày tình hình sản xuất lúa của nước ta từ năm 2000 – 2007
Câu V (2,0 điểm): Dựa vào atlats và kiến thức đã học, anh (chị) hãy:
1. Trình bày sự phân bố ngành công nghiệp điện lực.
2. Kể tên các khu công nghiệp tập trung hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa. Giải thích vì sao công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa.
Câu VI (4,0 điểm): 
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây lương thực ở đồng bằng sông Hồng?
Câu VII (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
 Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2007- 2013
 (Đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2007
111326,1
48561,4
62764,7
2010
157075,3
72236,7
84838,6
2011
203655,5
96905,7
106749,8
2013
264065,5
132032,9
132032,6
 	 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013, NXB thống kê năm 2014)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2007-2013.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương của nước ta giai đoạn 2007-2013.
(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây)
 Hết 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh: ...............................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN 
HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: ĐỊA LÝ – BÀI SỐ 2
(Hướng dẫn chấm có 05 trang)
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
2.0
1
Nêu các hệ quả của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- Hiện tượng các mùa trên Trái Đất
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
0.5
0.5
2
Giải thích vì sao gió Tín Phong lại thổi lệch hướng theo chiều chuyển động trên Trái Đất?
- Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Coriolis. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động sẽ lêch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động
- Gió Tín Phong thổi từ các cao áp ở hai chí tuyến về xích đạo, ở bán cầu Bắc bị lệch về bên phải nên có hướng đông bắc, ở bán cầu nam lệch về bên trái có hướng đông nam.
0.5
0.5
II
1
 So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
2.0
So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực:
* Hệ thống sông ở Bắc Bộ:
- Gồm nhiều hệ thống sông lớn: Hệ thống sông Hồng, sông Bằng Giang – Kì Cùng, sông Thái Bình, sông Mã.
- Chế độ nước phức tạp, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài. Mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 8. 
* Hệ thống sông ở Trung Bộ:
- Gồm các hệ thống sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.
- Lũ lên nhanh đột ngột. Mùa lũ muộn hơn sông ngòi ở Bắc Bộ, vào cuối năm (từ tháng 9 đến tháng 12)
* Hệ thống sông ở Nam Bộ:
- Gồm các hệ thống sông lớn: Hệ thống sông Đồng Nai, sông Mê Công. 
- Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn rất thuận lợi cho giao thông, vận tải. Mùa lũ từ tháng 7 – 11.
Giải thích: Có sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực như trên chủ yếu là do:
- Đặc điểm địa hình, hình dạng lãnh thổ ở 3 khu vực khác nhau.
- Đặc điểm khí hậu, đặc biệt là thời gian mùa mưa ở 3 khu vực khác nhau
- Ngoài ra hình dạng mạng lưới sông, hệ số thấm của đất đá, lớp phủ thực vật... cũng ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi từng khu vực. 
(Học sinh có thể nêu cụ thể hơn ở 3 vùng hoặc chỉ nêu được các ý như trên ở mức độ hiểu là được)
0.5
0.5
0.5
0.5
2
Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của loại gió mùa nào? ảnh hưởng của các loại gió đó tới khí hậu Thanh Hóa ra sao?
1.0
+ Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây nam.
+ Gió mùa ĐB tạo nên mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối mùa đông khí hậu lạnh và có mưa phùn ẩm ướt.
+ Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan bị biến tính (gió Lào) gây ra thời tiết khô, nóng đầu mùa hạ.
0.5
0.25
0.25
III
Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay.
2.0
a) Đặc điểm nguồn lao động: 
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng)
* Chất lượng:
- Lao động nước ta cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT. Chất lượng nguồn lao động ngày càng. 
- Lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao, đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
* Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động, nhất là lao động có CMKT.
b) Cơ cấu sử sử dụng lao động theo nghành: 
- Cơ cấu sử dụng lao động theo nghành có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
- Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm . Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
2
Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài có tác động tích cực gì đến đến vần đề việc làm nước ta hiện nay ?
0.5
- Góp phần phát triển kinh tế từ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. 
- Việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực GD-ĐT sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp từ đó mở rộng cơ hội tìm việc làm cho người lao động. 
0,25
0,25
IV
3.0
1
 Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta? 
1.5
- Điều kiện tự nhiên:
+ Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Nước ta có nhiều ngư trường (có 4 ngư trường trọng điểm là Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa)
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Lực lượng lao động của ngành ngày càng tăng.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nghành thủy sản như: tàu thuyền, ngư cụ ngày càng được trang bị tốt hơn. Hoạt động dịch vụ thủy sản ngày càng mở rộng. Công nghiệp chế biến thủy sản ngày càng phát triển.
+ Thị trường của ngành thủy sản ngày càng rộng lớn do nhu cầu trong nước và thế giới này càng tăng.
+ Sự hỗ trợ của nhà nước.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Trình bày tình hình sản xuất lúa của nước ta từ năm 2000 – 2007
1.5
- Diện tích gieo trồng lúa giảm (d/c từ át lát)
- Sản lượng lúa tăng (d/c từ át lát)
- Năng suất tăng( xử lí số liệu từ atlat)
- Phân bỗ: khắp cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng. ĐBSH và ĐBSCL là hai vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta.
- Các tỉnh dẫn đầu về sản xuất lúa là.... (d/c từ át lát)
- Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Việt nam hiện là một trong 3 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
V
2.0
1
Trình bày sự phân bố ngành công nghiệp điện lực
1.0
+ CN điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.
+ Nhiệt Điện: chủ yếu phân bố ở TDMNBB (Phả Lại, Uông Bí,...); Đông Nam Bộ (Phú Mỹ, Thủ Đức,...) là các vùng giàu tài nguyên khoáng sản (than, dầu khí) và một số khu vực khác (Ninh Bình, Trà Nóc,...)
+ Thuỷ điện: phân bố ở những vùng trung du, miền núi trên các hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn: TDMNBB (dc)Đông Nam Bộ (dc)Tây Nguyên (dc) 
+ Có mối quan hệ trong sự phân bố các cơ sở khai thác nguyên nhiên liệu với các cơ sở sản xuất điện năng hoặc nhu cầu tiêu thụ điện ...
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Kể tên các khu CN tập trung hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa. Giải thích vì sao công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp trọng điểm của Thanh Hóa? 
1.0
* Hiện nay THóa có 5 khu CN tập trung: khu CN Bỉm Sơn( thị xã Bỉm Sơn), khu CN Nghi Sơn (Thị xã Nghi Sơn), khu CN Lễ Môn (tp Thóa), khu CN Đình Huơng -Tây Bắc Ga( ở tp TH), khu CN Lam Sơn( Huyện Thọ Xuân). 
* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp trọng điểm của Thanh Hóa? 
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh hóa: 45,4%- 2005.
- Phát triển mạnh nhờ có nguồn KS tại chỗ dồi dào: Đá vôi, đá granit, đất sét ở các huyện Nông cống, TX Nghi Sơn, Thọ xuân 
- Ngành này có số cơ sở sản xuất khá lớn và đội ngũ lao động đông đảo. 
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong tỉnh, cả nước, cũng như các nước trong khu vực.	
0.5
0.5
VI
3.0
1
 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
1.5
* Thuận lợi:
- Là vùng giàu khoáng sản nhất cả nước: than (Quảng Ninh); chì, kẽm (Bắc Cạn); Apatit (Lào Cai); thiếc (Tuyên Quang); sắt (Thái Nguyên, Yên Bái) . thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, luyện kim, 
- Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước (trên hệ thống sông Hồng, nhất là sông Đà) thuận lợi cho phát triển công nghiệp thủy điện (thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, )
- Tài nguyên rừng: Có rừng dầu và rừng trung bình, rừng có nhiều loại gỗ. Thuận lợi cho công nghiệp khai thác chế biến gỗ. Tài nguyên biển: Nhiều bãi tôm, cá, thủy sản Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
- Điều kiện khác: đất, nước, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp từ đó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.
* Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.
- Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai: lũ quét, sạt lở...
- Nhiều khoáng sản nhưng phần lớn trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp,
- Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức, đang cạn kiệt ở nhiều nơi.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
2
 Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây lương thực ở đồng bằng sông Hồng?
1.5
+ Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ 
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nguồn nước dồi dào đặc biệt trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình cung cấp nước tưới cho sản xuất lương thực
+ Dân đông, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước.
+ Cơ sở hạ tầng khá phát triển. Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.Chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước. 
- Khó khăn:
+ Phần lớn đất đã được sử dụng, một số nơi đất bị bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bình quân đất nông nghiệp/người thấp và ngày càng giảm. 
+ Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, rét hại...
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
VII
4.0
1
a, Vẽ biểu đồ:
- Xử lý số liệu: Bảng cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2007- 2013 ( Đơn vị %)
Năm
Tổng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2007
100
43,6
56,4
2010
100
46,0
54,0
2011
100
47,6
52,4
2013
100
50,0
50,0
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ miền.
b. Nhận xét: 
- Trong giai đoạn 2007-2013 ngành ngoại thương liên tục phát triển, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục tăng và cơ cấu chuyển dịch tích cực:
- Giá trị xuất- nhập khẩu: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng(d/c). Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng (d/c), Tốc độ của giá trị xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu (d/c).
- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu: xuất khẩu tăng tỉ trọng, từ có tỉ trọng nhỏ hơn đến năm 2013 đã cân bằng tỉ trọng với nhập khẩu. (d/c).
- Cán cân xuất nhập khẩu: nhìn chung từ 2007-2013 VN vẫn là nước nhập siêu tuy nhiên cán cân xuất nhập khẩu đang dần tiến tới cân đối hơn (d/c).
c. Giải thích: 
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng do nước ta đẩy mạnh CNH-HĐH, hoạt động ngoại thương được chú trọng phát triển.
- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu có sự chuyển dịch là do tốc độ tăng giá trị hàng xuất khẩu nhanh hơn.
- Tốc độ giá trị hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu là do thay đổi với nhiều mặt hàng chất lượng tốt, đem lại giá trị xuất khẩu lớn nên tốc độ gia tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, từ nước nhập siêu thì đến năm 2013 cán cân xuất nhập khẩu của nước ta đã cân đối.
- Cán cân xuất nhập khẩu nước ta nghiêng về nhập siêu trong thời gian dài do cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, nước ta nhập khẩu chủ yếu máy móc, nguyên nhiên liệu để hiện đại hóa nền sản xuất trong nước...
0,5
1,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng 7 câu
I + II + III + IV + V + VI + VII
20

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_dia_ly_lop_9_ky_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi.doc