Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm 2020-2021 - Bùi Thanh Hạnh

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm 2020-2021 - Bùi Thanh Hạnh

A. LÝ THUYẾT:

Câu 1: Nêu tính chất hoá học của oxit axit. Viết PTHH minh họa với SO2

Câu 2: Nêu tính chất hoá học của oxit bazơ. Viết PTHH minh họa với CaO, Fe2O3

Câu 3: Nêu tính chất hoá học của axit. Viết PTHH minh họa với HCl. Axit H2SO4 đặc có tính chất hoá học riêng gì?

Câu 4: Nêu tính chất hoá học của bazơ. Viết PTHH minh họa với NaOH, Cu(OH)2

Câu 5: Nêu tính chất hoá học của muối. Viết PTHH minh họa.

Câu 6: Phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện xảy ra? Phản ứng trung hoà có phải là phản ứng trao đổi?

Câu 7: Nêu tính chất hoá học của kim loại. Viết PTHH minh họa. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt.

Câu 8: Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại?

Câu 9: Nêu tính chất hoá học của phi kim. Viết PTHH thể hiện tính chất hoá học của Cl2 .

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa

 A. xanh. B. đỏ. C. hồng. D. vàng.

Câu 2: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ?

A. SO2. B. Na2O. C. CO. D. Al2O3.

Câu 3: Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Fe(OH)3 là:

A. Fe2O3 và H2 B. FeO và H2O C. Fe2O3 và H2O D. FeO và H2

Câu 4: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với dãy chất nào sau đây:

 A. Fe, CaO, HCl. B. Cu, BaO, NaOH. C. Mg, CuO, HCl. D. Zn, BaO, NaOH.

Câu 5: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:

A. NaCl B. Na2SO4 C. NaOH D. HCl

Câu 6: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây?

 A. Tính dẫn nhiệt B. Tính dẻo C. Có ánh kim D. Tính dẫn điện

Câu 7: Có dung dịch muối ZnSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

 A. Fe. B. Zn. C. Cu D. Mg.

Câu 8: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là

 A. đồng . B. lưu huỳnh. C. kẽm. D. thuỷ ngân

 

doc 3 trang hapham91 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm 2020-2021 - Bùi Thanh Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC LỚP 9
A. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Nêu tính chất hoá học của oxit axit. Viết PTHH minh họa với SO2
Câu 2: Nêu tính chất hoá học của oxit bazơ. Viết PTHH minh họa với CaO, Fe2O3
Câu 3: Nêu tính chất hoá học của axit. Viết PTHH minh họa với HCl. Axit H2SO4 đặc có tính chất hoá học riêng gì?
Câu 4: Nêu tính chất hoá học của bazơ. Viết PTHH minh họa với NaOH, Cu(OH)2
Câu 5: Nêu tính chất hoá học của muối. Viết PTHH minh họa.
Câu 6: Phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện xảy ra? Phản ứng trung hoà có phải là phản ứng trao đổi?
Câu 7: Nêu tính chất hoá học của kim loại. Viết PTHH minh họa. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt. 
Câu 8: Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại?
Câu 9: Nêu tính chất hoá học của phi kim. Viết PTHH thể hiện tính chất hoá học của Cl2 .
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa
 A. xanh. B. đỏ. C. hồng. 	D. vàng. 
Câu 2: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ?
A. SO2.	 B. Na2O. 	 C. CO.	 	D. Al2O3.
Câu 3: Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Fe(OH)3 là:
A. Fe2O3 và H2	B. FeO và H2O	C. Fe2O3 và H2O 	 D. FeO và H2
Câu 4: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với dãy chất nào sau đây:
 A. Fe, CaO, HCl. B. Cu, BaO, NaOH. C. Mg, CuO, HCl.	D. Zn, BaO, NaOH.
Câu 5: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:
A. NaCl	B. Na2SO4	 	C. NaOH D. HCl
Câu 6: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây? 
 A. Tính dẫn nhiệt B. Tính dẻo C. Có ánh kim D. Tính dẫn điện 
Câu 7: Có dung dịch muối ZnSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? 
 A. Fe. 	B. Zn. C. Cu D. Mg. 
Câu 8: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là
 A. đồng . B. lưu huỳnh.	 	 C. kẽm. 	 D. thuỷ ngân .
Câu 9: Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaO; K2SO4; Ca(OH)2. 	B. NaOH; CaO; H2O.
C. Ca(OH)2; H2O; BaSO4. 	D. NaCl; H2O; CaO.
Câu 10: Chất nào dùng làm thuốc thử để phân biệt hai dung dịch axit clohiđric và axit sunfuric ?
A. AlCl3. 	B. BaCl2.	C. NaCl. 	D. MgCl2.
Câu 11: Một trong những thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch muối Na2CO3 và Na2SO4?
 A. MgCl2 	B. Pb(NO3)2 	C. AgNO3 D. HCl 
Câu 12: Để điều chế NaOH trong công nghiệp cần điện phân hợp chất nào sau đây?
 A. CaCO3 B. NaCl C. Al2O3 D. H2O 
Câu 13: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?
 A. CO2 B. SO2 C. N2 D. O3 
Câu 14: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều họat động hóa học tăng dần? 
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 	B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. 
C. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn. 	D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 15: Cặp chất được dùng để điều chế khí clo trong phòng công nghiệp là
A. HCl đặc, MnO2.	 B. HCl, HClO.	 C. NaCl, H2O.	D. HClO, NaClO.
Câu 16: Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng
	A. hóa hợp.	B. trung hòa. C. thế.	 D. phân hủy.
Câu 17: Cho 6,5 gam kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là: 
	A. 13,6 gam. 	B. 1,36 gam. 	C. 20,4 gam. 	D. 27,2 gam.
Câu 18: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được (ở đktc) là:
	A. 44,8 lít. 	B. 4,48 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 22,4 lít.
Câu 19: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:
	A. 100 gam. 	B. 80 gam. 	C. 90 gam. 	D. 150 gam.
Câu 20: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là:
	A. Ca. 	B. Fe. 	C. Mg. 	D. Ba.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ sau đây:
a/ ?	+	HCl	→	MgCl2	+	H2↑
b/ ?	+	AgNO3	→	Fe(NO3)2	+	Ag
c/ Sắt 	+	khí Clo
d/ Đồng	+	dd Bạc Nitrat
Câu 2:Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có)
a/ Na à Na2O à NaOH à Na2CO3 à Na2SO4 
b/ Al àAl2O3àAlCl3 à Al(OH)3à Al2O3à Alà AlCl3.
c/ Fe à FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe à FeCl2 àFe(NO3)2 àFeCO3.
Câu 3: Cho các oxit sau: CuO, Na2O, SO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với 
a. Nước.	b. Axit clohiđric.	 c. Natri hiđroxit.
Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
Câu 4: 
a/ Cho đinh sắt đã được làm sạch bề mặt vào dung dịch CuSO4 sau khoảng 2 – 3 phút. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra. 
b/ Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học trong thí nghiệm sau đây: Đốt dây sắt trong khí clo.
c/ Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 dung dịch: H2SO4 loãng, HCl và Na2SO4 đựng trong 3 lọ không nhãn riêng biệt. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
d/ Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa học coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết. 
e/ Có hỗn hợp bột kim loại gồm sắt và đồng. Trình bày phương pháp tách riêng mỗi kim loại. 
Câu 5:
a/ Viết các phương trình hóa học điều chế axit sunfuric (H2SO4) từ lưu huỳnh, không khí, nước và điều kiện kĩ thuật, xúc tác xem như có đủ ?
b/ Những khí thải (CO2, SO2 ...) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Câu 6: Một bác nông đã dùng 30 kg CO(NH2)2 để bón ruộng lúa. Hãy cho biết tên của loại phân bón này, và tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng lúa. 
Câu 7: Cho 20 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu tác dụng vừa đủ với 196 gam dd axit sunfuric, người ta thu được 4,48 lít khí hidro (ở đktc).
a/ Viết PTHH của phản ứng.
b/ Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp.
c/ Tính nồng độ phần trăm dd axit sunfuric cần dùng.
Câu 8*: Cho 1,66 gam hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (ở đktc).
a/ Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
Câu 9*: Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại R (hóa trị I) trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 3,73 gam chất tan và 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc). Xác định kim loại R
Câu 10*: Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
*Chú ý : Nhớ mang theo đề cương khi học tiết Hoá
Chúc các em thi tốt..!

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_2020_2021_bui.doc