Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 9 - Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 9 - Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

 - Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc , Tây giáp Lào, Đông giáp biển, Nam giáp đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ

 - Chiếm 30.7% diện tích cả nước và số dân 11,5 tr người chiếm 14.4% dân số cả nước (2002), gồm 15tỉnh.

- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng .

  Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước , với nước bạn Trung Quốc , Lào (qua các cửa khẩu ) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng )

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

 * Vùng có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình, gồm:

 - Miền núi Bắc Bộ: Có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc là địa hình núi trung bình. Đây là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

 - Trung du Bắc Bộ: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng đặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp , khu đô thị .

 * TD và MNBB phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về ĐKTN và thế mạnh KT:

 - Đông Bắc : có địa hình núi trung bình và núi thấp với nhiều dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm , mùa đông lạnh.  có thế mạnh KT là khai thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt đới; du lịch sinh thái và kinh tế biển.

 - Tây Bắc : có địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn. có thế mạnh KT là phát triển thuỷ điện; trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

* Các tài nguyên :

 - Tài nguyên nước: (gồm nguồn nước và thuỷ năng ) tập trung chủ yếu ở Tây Bắc (sông Đà ).

 - Tài nguyên khoáng sản tập trung ở phía Đông Bắc : Than , sắt , đồng , chì , kẽm , apatit

 - Tài nguyên biển : gồm có một vùng biển giàu tiềm năng nằm ở trong vịnh Bắc Bộ

 - Tài nguyên du lịch : khá phong phú về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn

 - Tài nguyên rừng : có cả ở Đông Bắc và Tây Bắc nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do việc chặt phá bừa bãi .

* Khó khăn :

- Địa hình hiểm trở, chia cắt nhất là ở phía Tây Bắc do đó giao thông đi lại khó khăn.

- Khí hậu diễn biến thất thường : mưa bão, rét đậm, lũ quét, ảnh hưởng đến giao thông vận tải , sản xuất và đời sống .

- Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do bị tàn phá nặng nề dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.

- Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ khó khai thác.

 

doc 13 trang hapham91 11431
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 9 - Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
 - Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc , Tây giáp Lào, Đông giáp biển, Nam giáp đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ 
 - Chiếm 30.7% diện tích cả nước và số dân 11,5 tr người chiếm 14.4% dân số cả nước (2002), gồm 15tỉnh.
- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng .
 Þ Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước , với nước bạn Trung Quốc , Lào (qua các cửa khẩu ) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng ) 
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
 * Vùng có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình, gồm:
 - Miền núi Bắc Bộ: Có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc là địa hình núi trung bình. Đây là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
 - Trung du Bắc Bộ: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng đặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp , khu đô thị .
 * TD và MNBB phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về ĐKTN và thế mạnh KT:
 - Đông Bắc : có địa hình núi trung bình và núi thấp với nhiều dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm , mùa đông lạnh. à có thế mạnh KT là khai thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt đới; du lịch sinh thái và kinh tế biển. 
 - Tây Bắc : có địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn. có thế mạnh KT là phát triển thuỷ điện; trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm
* Các tài nguyên :
 - Tài nguyên nước: (gồm nguồn nước và thuỷ năng ) tập trung chủ yếu ở Tây Bắc (sông Đà ).
 - Tài nguyên khoáng sản tập trung ở phía Đông Bắc : Than , sắt , đồng , chì , kẽm , apatit 
 - Tài nguyên biển : gồm có một vùng biển giàu tiềm năng nằm ở trong vịnh Bắc Bộ 
 - Tài nguyên du lịch : khá phong phú về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn 
 - Tài nguyên rừng : có cả ở Đông Bắc và Tây Bắc nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do việc chặt phá bừa bãi .
* Khó khăn :
- Địa hình hiểm trở, chia cắt nhất là ở phía Tây Bắc do đó giao thông đi lại khó khăn. 
- Khí hậu diễn biến thất thường : mưa bão, rét đậm, lũ quét, ảnh hưởng đến giao thông vận tải , sản xuất và đời sống .
- Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do bị tàn phá nặng nề dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.
- Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ khó khai thác.
II. Đặc điểm dân cư xã hội: 
 - Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người nhưng có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc:
+ Đông Bắc là địa bàn cư trú của người Tày, Dao, Mông, Nùng 
+ Tây Bắc là địa bàn cư trú của người Thái, Mường, Dao, Mông 
+ Người kinh cư trú hầu hết ở các địa phương trong vùng. 
 - Ngoài ra sự phân bố dân cư và trình độ dân cư còn có sự chênh lêch lớn giữa vùng cao và vùng thấp 
- Các chỉ tiêu về phát triển dân cư - xã hội của trung du và miền núi Bắc bộ đang ở mức thấp hơn so với cả nước thể hiện ở các chỉ tiêu : tỉ lệ hộ nghèo , GDP đầu người , tuổi thọ trung bình , tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân thành thị. Đặc biệt Tây Bắc là vùng khó khăn nhất nước.
IV. Tình hình phát triển kinh tế: 
1. Ngành công nghiệp: Có hai ngành công nghiệp phát triển khá mạnh là thuỷ điện và khai thác khoáng sản.
- Thuỷ điện: Gồm thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà công suất 1920 MW, thuỷ điện Thác Bà 110 MW và các dự án thuỷ điện Sơn La cùng với nhiều thuỷ điện địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, cung cấp điện năng và phát triển kinh tế . 
- Công nghiệp khai khoáng đặc biệt là khai thác than, sắt, kim loại màu, phi kim, là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp năng lượng (nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại và một số dự án nhiệt điện đang được triển khai ), công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu (Thái Nguyên) , hoá chất (Việt Trì , Bắc Giang ) 
 - Ngoài ra công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phầm dựa vào nguồn nguyên liệu của địa phương cũng đang phát triển.
à Tóm lại : công nghiệp là thế mạnh trong kinh tế của vùng, chiếm 17,2% GDP công nghiệp của toàn quốc (năm 2002). 
 *Ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình :
 Khởi công ngày 6/11/1978 sau 15 năm đi vào khai thác 12/1994, công suất là 1920 MW hàng năm sản suất 8,16 tỉ kWh; Trữ lượng của hồ là 9,5 tỉ m2; Sản xuất điện năng; Điều tiết lũ cung cấp nước tưới cho mùa ít mưa ở đồng bằng sông Hồng; Khai thác du lịch; Điều hoà khí hậu địa phương.
2. Nông nghiệp 
- Cây lương thực sản xuất tập trung ở các cánh đồng ở núi , lúa và ngô là hai loại chính 
- Cây công nghiệp nhờ khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt cộng với đất đai là điều kiện quan trọng để phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là chè, hồi, một số cây ăn quả. Diện tích sản lượng của cây chè ở trung du miền núi Bắc giữ vị trí hàng đầu của cả nước (68,8% diện tích và 61,1% sản lượng ) nổi tiếng như chè Mộc Châu, Tân Cương 
- Chăn nuôi: Đàn trâu nuôi ở TD và MNBB chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), lợn nuôi ở trung du chiếm 22% dàn lợn cả nước (2002)
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp góp phần nâng cao đời sống các dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Ngoài ra nuôi trồng thuỷ sản cũng đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
 * Tuy nhiên nông nghiệp của vùng cũng gặp một số Khó khăn: Thiếu qui hoạch, thời tiết diễn biến thất thường, chưa chủ động được thị trường 
3. Dịch vụ: 
- Giao thông vận tải khá phát triển bằng các hệ thống đường sắt, ô tô, cảng ven biển nối các thành phố thị xã của vùng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Thương mại: vùng có quan hệ trao đổi mua bán lâu đời với các vùng trong nước đặc biệt là đồng bằng sông Hồng ,với các nước láng giềng ( Lào , Trung Quốc) qua các cửa khẩu biên giới. 
- Du lịch cũng là một thế mạnh của vùng, đặc biệt là du lịch hướng về cội nguồn ( Pác Pó, Đền Hùng, Tân Trào ), du lịch sinh thái và văn hoá ( vịnh Hạ Long, SaPa, BaBể, Tam Đảo )
V. Các trung tâm kinh tế:
- Thái Nguyên: trung tâm công nghiệp cơ khí, luyện kim.
- Việt Trì: trung tâm công nghiệp hoá chất.
- Hạ Long: là thành phố du lịch và là trung tâm công nghiệp khai thác than
 Các cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất là Móng Cái, Hữu Nghị và Lào Cai.
Câu 1 : Kể tên các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, Xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, vị trí địa lí đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ ?
* Các tỉnh vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ : gồm 15 tỉnh, trong đó :
- Vùng Đông Bắc gồm 11 tỉnh : Hà Giang, Cao bằng, Lạng sơn, Quảng Ninh, Bắc giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
- Vùng Tây Bắc : gồm 4 tỉnh : Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
* Vị trí địa lí và giới hạn của vùng :
- Vị trí địa lí : Nằm ở phía bắc nước ta.
- Giới hạn lãnh thổ : 
+ Gồm 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây bắc
+ Diện tích : 100965 km2, chiếm 30,7% diện tích cả nước.
+ Lãnh thổ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển tiềm năng ở phía Đông nam.
+ Phía bắc giáp Trung Quốc ( Vân Nam và Quảng Tây)
+ Phía nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng
+ Phía tây giáp thượng lào
+ Phía Đông nam giáp vịnh Bắc bộ
* Vị trí địa lí đem lại những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cho vùng :
- Thuận lợi : 
+ Nằm ở khu vực có địa chất phức tạp, giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn thủy năng dồi dào.
+ Nằm sát chí tuyến Bắc, khí hậu phân hóa có một mùa đông lạnh nên tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng.
+ Có điều kiện giao lưu kinh tế và văn hóa với Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cũng như với các nước khác trên thế giới.
- Khó khăn :
+ nằm ở vùng địa đầu Tổ Quốc. nơi núi non hiểm trở, đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển.
+ Do vị trí chiến lược nên việc bảo vệ an ninh quốc phòng gặp phải nhiều trở ngại.
Câu 2 : Trình bày những nét khái quát về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ ?
- Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình
- Miền núi bắc bộ đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía tây bắc, còn ở phía đông bắc phần lớn là địa hình núi trung bình.
- Trung du là giải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và châu thổ sông Hồng, với địa hình đồi bát úp xen kẽ những thung lũng bằng phẳng, là địa bàn thuận lợi cho phát triển công nghiệp, chuyên canh cây công nghiệp, đặc biệt là chè.
- Là vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản, thủy điện và đa dạng sinh học.
- Khó khăn về mặt tự nhiên là do địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường nên gặp không ít trở ngại trong hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống. Ngoài ra, khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bố khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng.
Câu 3 : Điều kiện tự nhiên của 2 tiểu vùng Đông Bắc và tiểu vùng Tây Bắc có gì giống và khác nhau ? Nêu những thế mạnh kinh tế do điều kiện tự nhiên mang lại cho hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc ?
* Những điểm giống nhau và khác nhau :
- Giống nhau : Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình và hướng núi.
- Khác nhau :
+ Địa hình : Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, hướng núi theo hướng cánh cung, còn tây bắc phần lớn là núi cao, hướng Tây bắc – đông nam, địa hình hiểm trở.
+ Khí hậu : Đông bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh hơn tây bắc.
* Những thế mạnh kinh tế do điều kiện tự nhiên mang lại cho 2 tiểu vùng Đông bắc và tây bắc.
- Đông bắc :
+ Giàu tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp khai khoáng và nhiệt điện.
+ Đất đai và khí hậu thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thể phát triển du lịch sinh thái.
+ Tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ ở phía đông nam nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển : nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch Vịnh Hạ Long.
- Tây bắc : 	
+ Nguồn thủy năng dồi dào trên các sông lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện.
+ Có điều kiện trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn ( Cao nguyên mộc Châu)
Câu 4 : Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ ?
- Dân số 11,5 triệu người, chiếm 14,4% dân số cả nước (2002)
- Là địa bàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc ít người như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, Mông...người kinh cư trú ở hầu khắp các địa phương.
- Dân cư sinh sống xen kẽ.
- Giữa Đông Bắc và Tây bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.
- Hiện nay, đời sống của các đồng bào các dân tộc đã được cải thiện nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới.
Câu 5 : Tại sao trung du Bắc Bộ lại là địa bàn đông dân và có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ ?
*Vì trung du Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống hơn so với miền núi Bắc Bộ :
- Nằm liền kề với Đồng bằng sông Hồng, vùng có kinh tế phát triển cao về kinh tế - xã hội.
- Có địa hình bằng phẳng, giao thông dễ dàng, nguồn nước dồi dào, khí hậu không khắc nghiệt, nguồn đất ở tương đối lớn...là những điều kiện thuận lợi để dân cư tập trung sinh sống, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, xây dựng đô thị và các cơ sở công nghiệp.
- Là nơi có nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp quan trọng như Việt Trì, Thái nguyên, Bắc Giang, Hạ long...
* Ngược lại, miền núi Bắc Bộ là khu vực khó khăn, không có những điều kiện thuận lợi như ở trung du Bắc Bộ. Mặt khác :
- Địa hình bị chia cắt sâu sắc, thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra nên giao thông đi lại khó khăn.
- Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
- Dân cư phần lớn là dân tộc, ít người, trình độ phát triển kinh tế chưa cao, lao động và thị trường tại chỗ còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu nên chi phí rất cao, sức cạnh tranh của hàng hóa kém.
Câu 6 : Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao dời sống của các dân tộc ở trung du và miền núi Bắc Bộ phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? Vì :
- Việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa khai thác tài nguyên thiên nhiên. Mà Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế, góp phần vào việc nâng cao đời sống cho các dân tộc ở đây.
- Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên của vùng đang ngày càng cạn kiệt và bị suy thoái nghiêm trọng do tình trạng khai thác không hợp lí của con người :
+ Gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản đang bị khai thác quá mức.
+ Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn.
+ Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ, nước của nhà máy thủy điện. Nguồn nước cung cấp cho đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.
- Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí, đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên mới tạo ra khả năng phát triển lâu dài và bền vững.
Câu 7: Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy:
1, Phân tích đặc điểm phân bố các dân tộc của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ?
2, Giải thích vì sao nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc?
1, Đặc điểm phân bố các dân tộc của Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ:
*Khái quát: 
- Đây là địa bàn cư trú của hơn 30 dân tộc khác nhau.
- Các dân tộc cư trú đan xen nhau ở các khu vực khác nhau.
* Đặc điểm:
- Dân tộc kinh phân bố ở hầu khắp các tỉnh trong vùng, nhiều nhất là ở các tỉnh trung du và các đô thị thuộc các tỉnh miền núi.
- Các dân tộc ít người phân bố ở các khu vực miền núi.
+ Người Tày, Nùng.. phân bố chủ yếu ở tả ngạn sông Hồng ( Đông Bắc)
+ Người Thái, Mường...phân bố chủ yếu ở hữu ngạn Sông Hồng (Tây Bắc)
+ Dọc biên giới Việt – Trung có người Hà Nhì, Cống, SiLa...
+ Dọc biên giới Việ - Lào có người khơ mú, Xinh Min, Kháng...
-Người Tày, Nùng, Sán Chay phân bố ở rẻo thấp, Người Dao, Khơ mú phân bố ở rẻo giữa, Người Hơ Mông phân bố ở rẻo cao.
2, Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc vì:
- Phần lớn các dân tộc đều sống ở vùng trung du và miền núi, đó là những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, thiếu nguồn lao động nhất là lao động có trình độ khoa học kĩ thuật. Vì thế đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
- Góp phần giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với trung du và miền núi. Đây là chủ trương lớn nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
Câu 8 : Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế. Em hãy :
1, Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
2, Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc ?
1, Khả năng và hiện trạng :
* Khả năng :
- Đất : Chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến ( Có diện tích lớn nhất cả nước) ngoài ra còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất feralit phát triển trên đá vôi. Phân bố tập trung thuận lợi cho hình thành thành vùng chuyên canh cây công nghiệp. Tuy nhiên địa hình dốc đất dễ bị rửa trôi, xói mòn.
- Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi ( Đông bắc rất lạnh, Tây bắc lạnh vừa...). Bởi vậy Trung du và miền núi Bắc bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Tuy nhiên, khu Đông Bắc thời tiết hay nhiễu động thất thường..., Tây Bắc thiếu nước về mùa đông.
- Dân cư – lao động : Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng...) giàu kinh nghiệm nhưng chất lượng lao động chưa cao, tập quán canh tác lạc hậu.
* Hiện trạng : - Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 của cả nước. Cây công nghiệp bao gồm :
+ Chè : là cây công nghiệp quan trọng nhất chiếm 62% (1998) diện tích chè cả nước. Phân bố thành một dải trên hầu khắp các vùng đồi trung du ( Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên...) và một số cao nguyên ( Hà Giang, Nghĩa lộ, Sơn La...)
+ Hồi : trồng ở lạng sơn, Cao Bằng. Ngoài ra còn có sơn, Trẩu, sở...
+ Lạc, thuốc lá...trồng ở vùng đất bạc màu của Lạng sơn, Bắc Giang.
+ Cây dược liệu : Tam thất, đương quy, đỗ trọng, thảo quả, quế...phân bố ở vùng núi cao bằng, lạng sơn.
+ cây ăn quả : mận, lê, đào...
- Sa pa là nơi sản xuất rau giống mùa đông quanh năm cho cả nước.
- Hiện trạng phát triển chưa cân xứng với tiềm năng. Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản của vùng rất lớn.
2, Nói việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc là vì : - Vùng có nhiều thế mạnh : Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện : thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, thế mạnh về chăn nuôi gia súc, thế mạnh về kinh tế biển.
- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Góp phần phân bố dân cư, nguồn lao đông.
- Hạn chế nạn du canh du cư.
- Rút ngắn khoảng cách chênh lệch thực hiện quyền bình đẳng các dân tộc.
- Ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng...
Câu 9: Nêu những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
- Khai thác khoáng sản và phát triển nhiệt điện nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với nhiều chủng loại khác nhau.
- Phát triển thủy điện nhờ nguồn thủy năng dồi dào trên hệ thống sông lớn.
- Trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt nhờ nguồn tài nguyên đất phong phú và khí hậu thích hợp.
- Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ tốt tươi.
- Phát triển các hoạt động du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, các di tích văn hóa, lịch sử có giá trị...
- Phát triển các ngành kinh tế biển : nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch Vịnh Hạ Long.
Câu 10 : Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây bắc ?
- Vì trung du và miền núi Bắc Bộ, tài nguyên khoáng sản chủ yếu tập trung ở tiểu vùng Đông Bắc với các mở khoáng sản có trữ lượng khá lớn và phong phú về chủng loại : Có cả khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, tạo thế mạnh để phát triển ngành khai thác và khoáng sản. Hơn nữa, điều kiện khai thác ở đây cũng tương đối thuận lợi ( nguồn lao động tại chỗ lớn, giao thông vận tải thuận lợi hơn...)
- Còn tiểu vùng Tây bắc lại có tiềm năng thủy điện dồi dào nhờ có nhiều sông suối, lắm thác ghềnh, nguồn nước phong phú...có thể kể đến các hệ thống sông lớn trong vùng là Sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm...Đây là nơi tập trung các công trình thủy điện lớn nhất nước ta.
Câu 11 : Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tài nguyên khoáng sản đứng đầu cả nước. Vùng này tập trung nhiều khoáng sản như như than ở Quảng Ninh với trữ lượng tốt, sắt ở Thái Nguyên, Apatit ở lào Cai, đồng ở Sơn La, Thiếc, mangan ở Cao Bằng, đá vôi, đất hiếm có ở nhiều nơi trong vùng.
- Tài nguyên nước : trong vùng có nhiều sông lớn, là thế mạnh về thủy điện như Sông Đà, Sông Hồng, Sông Lô, Sông Chảy..., ngoài ra còn có nguồn nước khoáng.
- Tài nguyên khí hậu : Vùng có một mùa đông lạnh là thế mạnh trồng cây cận nhiệt đới và ôn đới.
- Tài nguyên sinh vật : tài nguyên rừng, các vườn quốc gia.
- Tài nguyên biển : Vùng biển kín, nhiều đảo, giàu tiềm năng kinh tế.
- Các cảnh quan : địa hình núi đá vôi, hồ, thác nước...có giá trị du lịch.
Câu 12 : Nêu ý nghĩa của nhà máy thuỷ Điện Hòa Bình.
- Cung cấp điện năng chó các tỉnh trong cả nước.
- Sản xuất điện năng, điều tiết lũ trong mùa mưa, cung cấp nước tưới về mùa khô cho vùng đồng bằng Sông Hồng.
- Là nơi để khai thác du lịch, nuôi trồng thủy sản và điều hòa khí hậu địa phương.
Câu 13 : Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta ? Cây chè được trồng nhiều ở những tỉnh nào ?
* Những điều kiện thuận lợi : 
- Có đất feralit đồi núi và đặc biệt là khí hậu cận nhiệt rất thích hợp cho sự phát triển của cây chè.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn 
- Trồng chè từ lâu đã thành nghề truyền thống của người dân trong vùng.
- Chè là đồ uống quen thuộc, đã đi vào truyền thống của nhân dân ta và cũng là đồ uống được ưa thích ở nhiều nước trên thê giới. 
- Một số thương hiệu chè ở đây từ lâu đã trở nên nổi tiếng cả trong và ngoài nước, được nhiều người ưa chuộng ( chè Mộc Châu ở Sơn la, chè San ở hà Giang, chè Tân Cương ở Thái Nguyên....)
- Các tỉnh trồng nhiều chè : Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Tuyên quang, yên Bái.
Câu 14 : Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm – kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc bộ.
- Làm tăng độ che phủ của rừng, hạn chế xói mòn đất, cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nguồn nước các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Phát triển vốn rừng, tạo cơ sở nguyên liệu ổn định hơn cho các nhà máy sản xuất, chế biến gỗ...
- Góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, do đó, thu nhập của người dân tăng lên, từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc ở đây.
- Là biện pháp hiệu quả để khai thác diện tích đất sườn đồi, phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái.
Câu 15 : Nêu những thành tựu đạt được trong chăn nuôi gia súc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ gặp phải những khó khăn gì ?
* Những thành tựu : 
- Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước ( hơn ½ đàn trâu cả nước năm 2005)
- Đàn bò khoảng 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cả nước
- Chăn nuôi lợn cũng phát triển với hơn 8,5 triệu con, đứng thứ 2 cả nước sau vùng Đồng Bằng Sông Hồng ( chiếm 21% đàn lợn cả nước năm 2005)
- Ngoài ra đây cũng là vùng nuôi dê và ngựa nhiều nhất nước ta.
* Khó khăn :
- Thời tiết thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra (lũ quyét, lở đất...)
- Thiếu quy hoạch, thiếu vốn đầu tư, chưa chủ động thị trường.
- Một số đồng bào dân tộc thiểu số còn sử dụng kĩ thuật canh tác, sản xuất lạc hậu nên năng suất thấp, gây ô nhiễm môi trường... 
Câu 16 : Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc và Tây bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ năm 1995, 2000, 2002
 (Đơn vị : Tỉ đồng)
 Năm
Tiểu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
a, Qua bảng số liệu trên hãy nhận xét và so sánh về giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
b, Tại sao giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc lại lớn hơn giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc ?
Trả lời :
a, Nhận xét và so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của 2 tiểu vùng :
- Giá trị sản xuất công nghiệp của 2 tiểu vùng đều tăng liên tục tăng :
 + Tây bắc : Năm 2002 so với năm 1995 tăng 2,2 lần.
+ Đông Bắc : Năm 2002 so với năm 1995 tăng 2,3 lần.
- Tốc độ tăng của Đông Bắc nhanh hơn Tây bắc : 2,3 lần so với 2,2 lần.
- Giá trị đóng góp của Đông Bắc lớn hơn so với Tây Bắc, năm 2002 : Đông Bắc hơn Tây Bắc 20,5 lần.
b, Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc lớn hơn giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây bắc vì :
* Tiểu vùng Đông Bắc so với tiểu vùng Tây Bắc có nhiều thuận lợi hơn.
- Tự nhiên có nhiều thuận lợi như : Tài nguyên thiên nhiên phong phú : Than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, đá xây dựng...thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp ; tiềm năng cho phát triển công nghiệp lấy từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản). Các nhân tố khác : Vị trí địa lí, khí hậu, địa hình...thuận lợi cho xây dựng các cơ sở chế biến.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi như : giao thông vận tải, thị trường, dân số, chất lượng cuộc sống :
 + Đầu tư trong và ngoài nước thu hút hơn ở Tây Bắc.
+ Đông Bắc có mạng lưới công nghiệp dày đặc, với các trung tâm công nghiệp trung bình ( Hạ Long, Việt Trì...) nên có giá trị sản xuất công nghiệp lớn hơn.
* Tiểu vùng Tây bắc có nhiều khó khăn hơn ở Đông bắc :
- Nhân tố tự nhiên : 
+ Địa hình với nhiều núi cao khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Tài nguyên ít hơn, phân bố ở những khu vực địa hình hiểm trở khó khăn cho khai thác .
- Nhân tố kinh tế - xã hội :
+ Dân cư thưa ( nhiều đồng bào dân tộc thiểu số), nguồn lao động ít, thiếu lao động có chuyên môn.
+ Cơ sỏ hạ tầng còn lạc hậu, nhất là mạng lưới công nghiệp ( chủ yếu là điểm công nghiệp) và hệ thống giao thông vận tải.
+ Thị trường chủ yếu là nội địa.
+ Các nhân tố khác, lịch sử khai thác...
Câu 17 : Nêu những thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Vị trí Địa lí :
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn.
- Giáp 2 nước : Trung Quốc, Lào, Giáp Đồng Bằng Sông Hồng nên có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội với Đồng bằng sông Hồng và hai nước bạn.
- Giáp Vịnh Bắc Bộ, một vùng biển giàu tiềm năng cho phép vùng phát triển kinh tế mạnh ( nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch, xây dựng cảng, khai khoáng...)
* Tài nguyên thiên nhiên :
- Địa hình và khí hậu : + Tiểu vùng Đông Bắc :
Là vùng núi thấp trung bình hình cánh cung mở rộng ra phía Bắc.
Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa đông dài, lạnh nhất cả nước.
+ Tiểu vùng Tây bắc : Là vùng núi cao, địa hình hiểm trở nhất nước, mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.
=> Thuận lợi cho trồng rừng, các cây công nghiệp (chè), cây dược liệu ( quế, hồi, tam thất), rau quả ôn đới và cận nhiệt ( Đào, táo, mận, bắp cải, su hào...), chăn nuôi gia súc.
- Tài nguyên khoáng sản : Phong phú
+ Than đá ( Quảng Ninh, Thái Nguyên), sắt ( Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái )
+ Thiếc ( Cao bằng, Tuyên Quang), Apatit ( Lào Cai)
+ Giàu vật liệu xây dựng, tiềm năng thủy điện lớn ( Trên sông Đà, Sông Chảy)
- Tài nguyên khoáng sản giàu có cho phép vùng phát triển công nghiệp có cơ cấu đa dạng (khai thác, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm...)
- Vùng có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử quan trọng, nên ngành du lịch phát triển ( Sa pa, hồ Ba bể, Hồ núi Cốc, Điện Biên Phủ, Vịnh Hạ Long...)
- Vùng đất Trung du Bắc Bộ có nhiều đồi dạng bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và các khu công nghiệp.
* Dân cư :
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người ( Thái, dao, tày, nùng, mông...), người kinh sống xen kẽ khắp nơi. Các dân tộc giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm nghiệp như trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới...
- Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đối với vùng đồng bào ít người, do đó đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, dân trí ngày càng được nâng cao, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển.
Câu 18 : Trình bày các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
1, Kể tên các tỉnh của vùng :
- Tây Băc : Lai Châu, Sơn la, Hòa Bình, Điện
- Đông Bắc : Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.
2, Các nguồn lực tự nhiên :
a, Vị trí Địa Lí :
Phía bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp lào, phía Đông giáp biển Đông, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ => thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
b, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình chia làm hai bộ phận rõ rệt:
+ Tấy Bắc núi non hiểm trở, có dãy núi Hoàng liên sơn cao trên 2500m.
+ Đông Bắc: Là vùng đồi núi thấp, các dãy núi hình cánh cung.
- Đất: Có đất feralit là điều kiện để phát triển để phát triển cây công nghiệp, trồng rừng và đồng cỏ chăn nuôi. Đất phù sa ở các thung lũng sông và đất ở các cánh đồng: Than Uyên, Nghĩa lộ, Điện Biên...là cơ sở sản xuất lương thực cho vùng.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Vùng có khả năng phát triển cây công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới...Tuy nhiên vùng còn thiếu nước vào mùa khô, có sương muối, sương giá vào mùa đông. 
- Tài nguyên nước: Hệ thống sông Hồng có tiềm năng lớn về thủy điện ( chiếm 37%). Tuy nhiên sông có nhiều thác ghềnh và có sự chênh lệch chế độ nước rất lớn vào mùa lũ và mùa khô.
- Tài nguyên sinh vật: Đa dạng, rưnhgf có nhiều gỗ, thú quý...
- Tài nguyên biển: Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường Vịnh Bắc Bộ, thuận lựoi nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
- Tài nguyên khoáng sản: Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản như: than, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, apatit, đá vôi...có giá trị kinh tế cao.
- Tài nguyên du lịch: phong phú, với nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp...
3, Các nguồn lực Kinh tế - xã hội
* Dân cư và lao động: Ở miền núi mật độ trung bình 50 – 100 người/km2, ở trung du 100 – 300 người/km2. Dân cư thưa thớt, thiếu lao động nhất là lao động lành nghề. Vùng có nhiều dân tộc ít người, có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục thiên nhiên. Tuy nhiên nạn du canh, du cư còn phổ biến...
* Cơ sở vật chất – kĩ thuật: có nhiều chính sách đầu tư, tuy nhiên ở đây cơ sở vật chất còn nghèo nàn, không đồng bộ, có sự khác biệt lớn giữa trung du và miền núi...
Câu 19: Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng)
 Năm
Tiểu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6 179,2
10 657,7
14 301,3
	Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_dia_li_lop_9_vung_trung_du_mien_nui_bac.doc