Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Chiếc lược ngà - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Chiếc lược ngà - Năm học 2020-2021

A. MỞ BÀI

*Trực tiếp:

Nguyễn Quang Sáng là cây bút tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ. Văn chương của ông hồn hầu, mang hơi thở phong cách lẫn khẩu khí của người dân Nam Bộ. Đặc biệt những tác phẩm của ông được chắt ra những trải nghiệm thực tế qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Vì vậy, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận xét: “Đọc văn anh có cảm giác như được tiếp xúc với cuộc đời thật, với hơi thở cuộc sống thật, với những con người thật mình đã từng gặp ở đâu đó ” (*)

*Gián tiếp:

B. THÂN BÀI

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tác giả:

(*) “Chiếc lược ngà” là tác phẩm in đậm dấu ấn phong cách của Nguyễn Quang Sáng. Trong tác phẩm, tác giả đã ngợi ca tình cha con sâu nặng, vượt lên trên sự tàn khốc của chiến tranh, của quân thù.

2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1966, đây là những năm cuộc khánh chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đế quốc Mĩ lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam, liên tục thay đổi các chiến lược quân sự nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Sự tàn bạo của chúng nhằm bẻ gãy ý chí chiến đấu của dân tộc ta. Nhưng chúng không thể hiểu rằng chúng càng tàn bạo bao nhiêu thì càng khơi dậy ý chí quyết tâm đánh giặc, căm thù của dân tộc ta bấy nhiêu. CHính sự kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

- Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm kể về tình cha con sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu. Sau 8 năm đi kháng chiến, ông Sáu được trở về nhà. Những đáp lại sự nông nao mong nhớ của ông thì bé Thu kiên quyết không nhận ra ba vì ông Sáu có một vết thẹo dài trên má. Khi bé Thu hiểu ra chuyện, tha thiết dành tình cảm cho ba thì ông lại phải lên đường vào chiến khu. Nơi chiến trường xa xôi, ông đã tỉ mỉ, dành tình cảm công sức, thời gian để làm một chiếc lược ngà cho con. Nhưng rồi ông đã hi sinh trong một trận càn ác liệt khi chưa kịp trao cho bé Thu chiếc lược ngà. Người bạn của ông Sáu là bác Ba đã trao lại kỉ vật thiêng liên ấy cho bé Thu khi trưởng thành, khi bé Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm.

- Nhan đề: “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện được nội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm. Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.

+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sưởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.

+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình.

 

docx 7 trang hapham91 18724
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Chiếc lược ngà - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 -Nguyễn Quang Sáng-
A. MỞ BÀI
*Trực tiếp: 
Nguyễn Quang Sáng là cây bút tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ. Văn chương của ông hồn hầu, mang hơi thở phong cách lẫn khẩu khí của người dân Nam Bộ. Đặc biệt những tác phẩm của ông được chắt ra những trải nghiệm thực tế qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Vì vậy, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận xét: “Đọc văn anh có cảm giác như được tiếp xúc với cuộc đời thật, với hơi thở cuộc sống thật, với những con người thật mình đã từng gặp ở đâu đó ” (*)
*Gián tiếp:
B. THÂN BÀI
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
(*) “Chiếc lược ngà” là tác phẩm in đậm dấu ấn phong cách của Nguyễn Quang Sáng. Trong tác phẩm, tác giả đã ngợi ca tình cha con sâu nặng, vượt lên trên sự tàn khốc của chiến tranh, của quân thù.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1966, đây là những năm cuộc khánh chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đế quốc Mĩ lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam, liên tục thay đổi các chiến lược quân sự nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Sự tàn bạo của chúng nhằm bẻ gãy ý chí chiến đấu của dân tộc ta. Nhưng chúng không thể hiểu rằng chúng càng tàn bạo bao nhiêu thì càng khơi dậy ý chí quyết tâm đánh giặc, căm thù của dân tộc ta bấy nhiêu. CHính sự kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 
- Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm kể về tình cha con sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu. Sau 8 năm đi kháng chiến, ông Sáu được trở về nhà. Những đáp lại sự nông nao mong nhớ của ông thì bé Thu kiên quyết không nhận ra ba vì ông Sáu có một vết thẹo dài trên má. Khi bé Thu hiểu ra chuyện, tha thiết dành tình cảm cho ba thì ông lại phải lên đường vào chiến khu. Nơi chiến trường xa xôi, ông đã tỉ mỉ, dành tình cảm công sức, thời gian để làm một chiếc lược ngà cho con. Nhưng rồi ông đã hi sinh trong một trận càn ác liệt khi chưa kịp trao cho bé Thu chiếc lược ngà. Người bạn của ông Sáu là bác Ba đã trao lại kỉ vật thiêng liên ấy cho bé Thu khi trưởng thành, khi bé Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm. 
- Nhan đề: “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện được nội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm. Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.
+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sưởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.
+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình.
3. Chủ đề tác phẩm:
Thông qua cốt truyện giàu kịch tính, Nguyễn Quang Sáng đã lên án tố cáo sự tàn khốc của quân thù đã cước đi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Nhưng ý nghĩa sâu xa hơn mà tác giả hướng đến là ngợi ca tình phụ tử bất diệt, vượt lên trên sự tàn bạo của quân thù. 
II. PHÂN TÍCH – CHỨNG MINH
1. Tình cảm sâu sắc của ông Sáu dành cho con:
LĐ 1: Mong nhớ và đầy khao khát trong giây phút về thăm nhà thăm con.
LĐ 2: Sự kiên nhẫn, vỗ về, chăm sóc để mong bé Thu gọi một tiếng “ba”.
LĐ 3: Xúc động và đầy lưu luyến trong giây phút chia tay với con.
LĐ 4: Ân hận, day dứt khi trót đánh con và giữ vẹn lời hứa với con khi ở chiến khu.
LĐ 5: Tình yêu con tưởng như mãnh liệt hơn cả cái chết. 
*Giới thiệu nhân vật:
Ông Sáu là nhân vật chính trong truyện. Ông là người lính kiên trung, gác lại những tình cảm cá nhân, tình cảm gia đình để lên đường chiến đấu, vì độc lập tự do, vì khát khao thoát khỏi xiềng xích của nhân dân. Ông đã phải xa nhà hơn tám năm. Lúc ra đi, bé Thu – đứa con gái đầu lòng của ông chưa tròn 1 tuổi. Nhớ con, ông Sáu chỉ được ngắm con qua bức ảnh. Chính vì vậy, trong giây phút được về thăm nhà, tình cha con trỗi dậy trong anh một cách mãnh liệt nhất.
*Đến lúc được về, “cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh” – câu văn diễn tả xúc động những khao khát mong nhớ được gặp con của ông Sáu: 
- Ông Sáu không chờ xuồng cập bến đã nhún chân nhảy thót lên bờ -> Hành động ấy đã thể hiện sự nôn nóng, thể hiện biết bao nhiêu chờ đợi cái giây phút được gặp con của ông Sáu. 
- Anh nghĩ rằng, “con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh” -> đó là ý nghĩ xuất phát từ tình cảm mong nhớ, khao khát cháy bỏng của một người cha muốn được ôm đứa con bé bỏng trong lòng. 
- Nỗi nhớ mong bật lên thành tiếng gọi con xúc động, dồn nén bao lâu nay “Thu con”/ “Ba đây con” -> Tiếng gọi như dồn tự sự rưng rưng xúc động của một người cha phải cách biệt đứa con gái nhỏ hơn tám năm trời. 
*Thế nhưng bé Thu một mặt vì thấy người lạ, mặt khác lại thấy vết thẹo dài trên mặt ôn Sáu nên hoảng hốt mà bỏ chạy. Điều khổ tâm hơn nữa là con bé kiên quyết không nhận ba. Thế nhưng, trong ba ngày ở nhà, anh Sáu vẫn kiên trì chăm sóc, vỗ về con bé, chỉ mong nó gọi một tiếng “ba”.
- Ông Sáu chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng “vỗ về” con. Từ “vỗ về” diễn tả sự chăm sóc dịu dàng, ân cần, chiều chuộng, bằng tất cả tình yêu thương của ông Sáu dành cho bé Thu. Ông chỉ khao khát được nghe một tiếng “ba” của con bé nhưng nó chẳng bao giờ chịu gọi. Những lúc đấy, ông Sáu “vừa nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu”.
=> Hành động ấy của ông Sáu không chỉ thể hiện sự bất lực mà còn cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông, bao dung của ông Sáu trước sự bướng bỉnh của bé Thu.
- Trong bữa cơm, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén bé Thu. Anh đã lựa chọn những miếng ngon nhất dành cho con. Biết bao nhiêu tình cảm của anh dồn vào đó. Thế nhưng, phản ứng mãnh liệt của bé Thu – hất cái trứng cá ra khỏi bát – đã làm cho anh không kìm được nóng nảy. Việc trót đánh con là việc mà anh Sáu cảm thấy ân hận nhất. 
*Vì vậy mà trong giây phút chia tay đầy lưu luyến bịn rịn nhưng anh cũng chỉ đứng từ xa nhìn con với đôi mắt trìu mến, buồn rầu:
- Trong giây phút ấy, ông Sáu cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng ông đã nén lòng mình mà không làm như vậy. Bởi lẽ, ông không chỉ sợ “con bé lại giãy lên bỏ chạy” mà quan trọng hơn, ông thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của con. Nó quả là một người cha tuyệt vời, yêu thương con hết mực. 
- Khi bé Thu gọi ông một tiếng “ba”, ôm chặt lấy cổ ông, hôn lên tóc, lên cổ ông Sáu không ghìm được xúc động và đã khóc. Đó không phải là giọt nước mắt của sự đau khổ, đó là giọt nước mắt tột cùng sung sướng hạnh phúc khi ông được ôm đứa con nhỏ trong lòng. Thế nhưng ông Sáu không muốn bé Thu nhìn thấy mình khóc. Phải chăng ông không muốn trái tim non nớt của bé Thu phải chịu nhiều tổn thương, phải sớm chịu đựng nỗi đau li tán của chiến tranh. Ông dịu dàng nói với con bé: “Ba đi rồi ba về với con” để giữ lại cả một khoảng trời bình yên trong lòng bé Thu. Như vậy chỉ qua một chi tiết nhỏ thôi đã thấy được cả sự hi sinh, sự bao bọc chờ che của ông Sáu dành cho đứa con gái nhỏ.
*Tình cảm của ông Sáu dành cho con còn được biểu hiện cảm động hơn nữa trong những ngày ông Sáu ở chiến khu:
- Khi phải xa con thì không một giây phút nào ông Sáu nguôi nhớ con. Càng nhớ con, ông càng ân hận vì đã không kìm được cơn nóng giận mà đánh con. Điều đó chứng tỏ ông luôn muốn dành những gì đẹp nhất, yêu thương nhất, dịu dàng nhất cho bé Thu.
- Đặc biệt, khi tìm được một khúc ngà, “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ nhận quà”. Chỉ qua chi tiết này, người đọc đã cảm nhận được niềm vui sướng, hạnh phúc tột độ của ông Sáu. Bởi lẽ khúc ngà sẽ được anh tỉ mẩn làm thành cây lược tặng cho con gái của mình. Anh tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc cưa từng chiếc răng lược. Trên sống lưng lược, anh còn gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. 
- Nhìn cái cách ông Sáu làm cây lược cẩn thận, khéo léo đã nói lên được tất cả tình yêu thương của ông Sáu dành cho Thu. Thế nên, cây lược chưa được chải lần nào mái tóc của bé Thu nhưng nó đã phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông Sáu.
*Tình cảm cha con càng trở nên mãnh liệt trong giây phút trước khi anh Sáu hi sinh:
- Thế nhưng, chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho bé Thu, ông sáu đã hi sinh trong trận càn lớn của quân địch. Sự hi sinh của ông Sáu cũng là những mất mát tổn thất của dân tộc, là bản cáo trạng đanh thép lên ác tội ác của quân thù.
- Thế nhưng kẻ thù có tàn bạo đến mấy cũng khôn thể hủy diệt được tình yêu con trong lòng ông Sáu: “Trong giờ phút cuối cùng, đã không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược”, trao lại cho bác Ba và nhìn bác một hồi lâu. Ánh mắt đó như thế nào, ánh mắt đó muốn nói điều gì mà khiến cho bác Ba không thể nguôi quên hỏi phải chăng đó là ánh mắt khẩn thiết mong nhờ, ánh mắt chờ đợi và trao đợi những di nguyện, những mong ước thiêng liêng. Đến khi nhắm mắt, anh Sáu vẫn không quên lời hứa của mình với con. Điều đó càng minh chứng cho tình yêu con sâu nặng, bất tử của ông Sáu.
2. Tình cảm của bé Thu dành cho ông SÁU 
*Giới thiệu nhân vật: Bé Thu là một trong những nhân vật chính của truyện, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng dụng công miêu tả. Đó là cô bé sớm phải cảm nhận nỗi đau không có cha trong tuổi thơ lớn lên. Bé đã phải xa ba khi chưa tròn một tuổi. Bởi vật tình yêu thương ba của bé dồn tụ vào bức hình ba chụp chung với má.
*Tâm trạng của bé Thu khi vừa gặp ông Sáu:
- Trong khi ông Sáu thì nôn nao, háo hức chờ đợi tình cảm của mình được bé Thu đón nhận thì ngược lại, bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Đó là phản ứng dễ hiểu, dễ thấy của trẻ nhỏ khi bắt gặp người lạ. 
- Thế nhưng ngay cả khi ông Sáu đã dang hai tay chờ đón và nói “Ba đây con”, bé Thu lại càng hoảng sợ, kêu thét lên “Má! Má”. Bởi lẽ lúc này, bé nhìn thấy vết sẹo dài trên má của ông Sáu, “đỏ ửng lên giần giật trông rất dễ sợ”. Vết sẹo chính là cản trở lớn nhất khiến bé Thu và anh Sáu xa cách nhau. Điều đó khiến cho bé Thu không chịu nhận ba trong suốt thời gian anh Sáu ở nhà.
*Anh Sáu lúc nào cũng vỗ về, an ủi, chiều chuộng, mong chờ một tiếng “ba” từ bé Thu. Thế nhưng dù có cả sự can thiệp của má và ba thì con bé vẫn cứ ngang ngạnh, bướng bỉnh, nhưng ẩn sâu trong sự bướng bỉnh chứa chất tình yêu thương. Vì vậy, dẫu má có nổi giận, dẫu bắt buộc phải cất tiếng gọi, con bé vẫn kiên quyết nói trổng: “Vô ăn cơm, cơm chín rồi”. Đó là sự bướng bỉnh, gan lì nhưng cũng rất trẻ con.
- Cho đến cả lúc con bé bị dồn vào thế bí, cơm sôi mà nó không thể tự chắt nước, con bé vẫn kiên quyết không gọi một tiếng ba. Ngay cả khi ông Sáu cố tình ngồi lỳ đó, bác Ba gợi ý “mở đường” nhưng bé Thu vẫn chỉ nói trổng: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. Phải cân đối lựa chọn giữa việc gọi “ba” hay bị mẹ mắng, con bé cũng cảm thấy cuống, cảm thấy lo sợ. Nhưng thực sự bé Thu lấy được cảm tình ở người đọc ở sự thông minh, nhanh trí. Con bé nhón lấy cái vá, múc ra từng vá nước. Vậy là tất cả đã phải lắc đầu, chào phục trước sự bướng bỉnh của con bé.
*Trong bữa cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to vàng nhưng con bé đã lấy đũa soi vào chén và hất miếng trứng cá ra. Trước sự tức giận của ông Sáu, con bé cũng đã hiểu hành động thái quá của mình, gặp lại chiếc trứng để vào bát rồi lặng lẽ đứng dậy. Thế rồi nó bỏ sang nhà ngoại, cố tình làm cái dây lòi tói khua thật to, thật vang như muốn biểu hiện sự tức giận của mình. 
=> Tất cả những hành động của bé Thu thể hiện sự phản ứng mãnh liệt của con bé kiên quyết không nhận ba. -> Sự bướng bỉnh của bé Thu người đọc cũng có thể thấy hiểu, cảm thông. Lẽ ra bé Thu phải được hưởng sự vỗ về, chăm sóc của ba thường xuyên nhưng bé lại phải xa ba khi chưa tròn 1 tuổi. Cô bé còn quá nhỏ để có thể hiểu những biến cố, những khốc liệt của chiến trường. Vì vậy trang văn của Nguyễn Quang Sáng cũng khiến người đọc nhói lòng trước những tổn thương của tuổi thơ do chiến tranh gây ra. 
=> Đồng thời việc kiên quyết không nhận ông Sáu là ba càng khẳng định tình yêu ba sâu sắc của bé Thu. Trong lòng bé, hình ảnh ba là duy nhất, là thiêng liêng, không thể thay thế. Vì vật bé sẽ không thể chấp nhận một người nào khác ngoài ba.
*Trong giây phút chia tay, tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu là mãnh liệt và xúc động nhất:
- Sáng hôm sau, khi từ nhà ngoại về, bé Thu đã chứng kiến thời khắc ông Sáu phải lên đường. Con bé như bị bỏ rơi, đứng tựa cửa vì mọi người xung quanh ba nó. Điều đặc biệt là vẻ mặt nó “không bướng bỉnh mà sầm lại buồn rầu”, không ngơ ngác mà nhìn với vẻ “nghĩ ngợi sâu xa”.
-> Rõ ràng có một sự đổi khác trong tâm trạng, trong suy nghĩ của bé Thu. Lúc này con bé đã được bà ngoại giải thích và hiểu ra mọi chuyện. Phải chăng trong lòng nó đang dằn vặt, nuối tiếc về cách cư xử của mình với ba trong mấy ngày ngắn ngủi. Phải chăng tiếng gọi “ba” đang thôi thúc trong lòng nó. 
- Khi anh Sáu nhìn bé Thu bằng đôi mắt trìu mến và chào bé Thu để lên đường, thì lúc này, con bé mới thực sự cảm nhận được đây là cơ hội, là giây phút cuối cùng để được đón nhận tình cảm yêu thương của ba. Chính vì vậy, trong lúc không ai ngờ đến thì bé Thu bỗng kêu thét lên” “Ba a a ba!”. Tiếng kêu của nó như tiếng xé – tiếng kêu chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt nhất. Tiếng gọi ba còn khơi dậy trong lòng mọi người cảm xúc xót xa khó tả. Bởi lẽ, “ba” là tiếng gọi hồn nhiên nhất, thường trực nhất đối với 1 đứa trẻ. Vậy mà đối với bé Thu, tiếng gọi ấy phải kìm nén trong biết bao nhiêu năm. Thế nên đó là tiếng gọi “vỡ tung ra từ đáy lòng nó”.
- Sau tiếng gọi ba là những hành động thắm thiết, mãnh liệt của bé Thu dành cho ông Sáu: bé Thu ôm chặt lấy cổ ba, hôn ba nó cùng khắp. Đặc biệt, con bé “hôn cả lên vết sẹo dài của ba nó nữa”. Con bé hôn lên vết thẹo dài bởi nó trăn trở, hối hận, vì vết sẹo mà nó đã không nhận ba, đã bỏ phí những khoảng thời gian ngắn ngủi, quý báu được ở bên ba. Nó hôn lên vết thẹo dài bởi lẽ nó thương và thấu hiểu những mất mát hi sinh mà ông Sáu phải gánh chịu trong chiến tranh. Con bé dường như chín chắn hơn để hiểu được nguyên nhân dẫn đến vết sẹo trên mặt ông Sáu. Chính bởi vậy mà nó càng trân trọng, yêu thương ba nó nhiều hơn.
- Đặc biệt con bé còn kiên quyết giữ bằng được ba, không cho ba đi chiến trường, “hai tay nó siết chặt lấy cổ ba, chắc nó nghĩ hai tay không đủ giữ chặt, nó dang cả hai chân để giữ ba”. Những chi tiết khiến người đọc thật cảm động về tình yêu thiêng liêng, mãnh liệt mà bé Thu giành cho ba con bé ương bướng là vậy nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ và hiểu chuyện. Thế nen khi ba hứa mua cho nó một chiếc lược, “nó đã từ từ tuột xuống”. Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện sự am hiểu tâm lý và tình yêu đối với trẻ thơ qua việc miêu tả diễn biến tâm lý của bé Thu. 
- Tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu cũng chính là động lực để sau này bé Thu trở thành cô giao liên dũng cảm, gan dạ, nối tiếp lý tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của ông Sáu.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: 
- Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã thành công khi chọn ngôi kể ở ngôi thứ ba. Truyện kể theo lời của bác Ba – người chứng kiến câu chuyện. Với ngôi kể này đã tạo ra sự chân thực, khách quan, đồng thời có thể đan xen những lời bình luận để khắc sâu chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, éo le, giúp cho tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét, đồng thời tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn với người đọc. 
- Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện biệt tài miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế và sâu sắc, đặc biệt là những am hiểu tâm lý trẻ thơ đã khắc họa được nhân vật bé Thu sinh động, để lại nhiều cảm tình cho người đọc.
2. Nội dung:
Với những thành công về mặt nghệ thuật, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã truyền tải những thông điệp sâu sắc:
+ Nguyễn Quang Sáng đã khắc sâu những đau thương, mất mát của con người trong chiến tranh. Từ đó tác giả đã lên án tổ cáo hành động xâm lược phi nghĩa của quân thủ đã chia cắt những tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất.
+ Tác phẩm còn là một bài ca về tình phụ tử. Bom đạn kẻ thù có thể hủy diệt được nhiều thứ nhưng tình phụ tử thì mãi mãi bất diệt, xóa tan những khốc liệt của chiến tranh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_ngu_van_lop_9_chiec_luoc_nga_nam_hoc_202.docx