Tổng hợp 50 đề văn nghị luận xã hội Lớp 9 (cực hay)

Tổng hợp 50 đề văn nghị luận xã hội Lớp 9 (cực hay)

I. CÁCH LÀM BÀI

1.Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)

– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

 2. Thân bài

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

 Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( )

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ):

– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ( )

– Mở rộng vấn đề

 * Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, (Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân? )

– Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể

(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? )

Kết bài

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( )

– Lời nhắn gửi đến mọi người ( )

 

docx 67 trang hapham91 735896
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 50 đề văn nghị luận xã hội Lớp 9 (cực hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
I. CÁCH LÀM BÀI
1.Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
 2. Thân bài
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
 Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( )
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ):
– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ( )
– Mở rộng vấn đề
 * Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, (Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân? )
– Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? )
Kết bài
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( )
– Lời nhắn gửi đến mọi người ( )
ĐỀ 1: LÒNG TỰ TRỌNG
I. Mở bài
MB1: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. 
MB2: Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”
II. Thân bài
Giải thích về lòng tự trọng
- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân.
=>Phân biệt được giá trị của bản thân: thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc
2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng
a. Tự trọng là sống trung thực
- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng
- Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng
*DẪN CHỨNG CỤ THỂ TÍCH CỰC
-Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai.
- Trong văn học có nhân vật Lão Hạc một người có lòng tự trọng cao cả, vì không muốn phiền hà tới hàng xóm ông đã tự dành dụm một số tiền để tự lo ma chay cho bản thân mình, dù quá nghèo đói ăn củ sung, rau má nhưng ông vẫn không hề đụng vào số tiền lo ma chay cũng như mảnh vườn mà ông để lại cho con trai của mình.
b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.
- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình
- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc....
Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không nhìn bài bạn.
Vai trò lòng tự trọng 
- Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội
- Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng
- So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao, .
4. Phản đề
Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.
5. Bài học nhận thức về lòng tự trọng
 Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
ĐỀ 2: LÒNG VỊ THA
A.Mở bài
Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha. (Cái này có thể áp dụng cho rất nhiều đề như: đức tính giản dị, trung thực, cần cù, )
B.Thân bài
1.Vị tha là gì? 
Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
2.Những biểu hiện của lòng vị tha:
2.1.Trong công việc
– Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.
– Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùng đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
– Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)
2.2.Trong quan hệ với mọi người
– Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
– Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
Ví dụ: Kiều trong Truyện Kiều .(Ví dụ: Kiều khi ở lầu Ngưng Bích vẫn không quan tâm đến mình mà vẫn lo lắng cho cha mẹ, người yêu đây chính là biểu hiện của vị tha, vì người khác
– Người có lòng vị tha dễ thông cảm và tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
– Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.
3.Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống:
3.1.Đối với bản thân
– Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm lấy sự an bình cho tâm hồn.
– Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.
– Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.
3.2. Đối với xã hội
– Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
– Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời. Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lí, chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.
– Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.
Phê phán:
– Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm. Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác.
– Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.
– Phê phán những làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tâm mà để nổi tiếng.
Bài học nhận thức:
– Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã gì cho người khác trước khi cho bản thân mình.
– Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.
– Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý.
Kết bài:
Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha thứ được.Cũng có những người ta khoogn thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí.
ĐỀ 3: LÒNG YÊU NƯỚC
A.Mở bài
Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ.
Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.
B.Thân bài
1. Giải thích về lòng yêu nước
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước
Thời kì chiến tranh
– Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
– Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
– Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
– Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
– Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc 
– Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
Thời kỳ hòa bình
– Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường xã hội chủ nghĩa. Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
– Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người 
Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
3. Vai trò của lòng yêu nước
Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước
Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác 
Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật 
Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
C. Kết bài
 Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc
“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
ĐỀ 4: LÒNG HIẾU THẢO
Mở bài: nêu vấn đề cần nói
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người, không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Chúng
ta cùng đi tìm hiểu lòng hiểu thảo của con người Việt Nam.
Thân bài
Hiếu thảo là gi?
Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả.
2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?
Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ
Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.
Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tôt tiên
3. Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ? (Vai trò)
Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta
Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội
Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người
Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng
Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn
Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo
Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình
4. Phê phán những người không hiếu thảo
Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
5. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?
Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ
Bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già
Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cải lại
Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo
C. Kết bài
Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
ĐỀ 5: LÒNG BIẾT ƠN
A. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về long biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.
C. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?
Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
3. Tại sao phải có lòng biết ơn? (VAI TRÒ)
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
4. Phản đề
Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.
Vd: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván
 Bài học nhận thức: Vậy chúng ta cần làm gì?
Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về “lòng biết ơn”
- Nêu những công việc và thể hiện “lòng biết ơn”
ĐỀ 6: TINH THẦN LẠC QUAN YÊU ĐỜI
A. Mở bài: giới thiệu về tinh thần lạc quan
“Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.
B. Thân bài: bình luận về tinh thần lạc quan
1. Lạc quan là gi?
- Lạc quan là thái độ sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gi xảy ra
- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Biểu hiện về tinh thần lạc quan:
- Luôn tươi cười dù có chuyện gi xảy ra
- Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gi xảy ra
Ví dụ cụ thể: 
+Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sang tác thơ, ngắm trăng
+Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
+ Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
3. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan:
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
=> Rút ra một số tiêu cực: bi quan, tự ti
C. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bên cạnh đó nó còn có những tác dộng xấu khi con người có tinh thần lạc quan thoái quá.
ĐỀ 7: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY
A.Mở bài 
Con người cần sống có lí tương, đặc biệt là thanh niên. 
B. Thân bài 
1. Khái niệm
-Vậy lí tưởng sống là gì? 
+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.
 + Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người. 
+ Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu đế bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Biểu hiện: Suy nghĩ về những tấm gương những người có lí tương sống cao đẹp.
 Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp: 
*Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc. Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. 
*Bác Hồ là người ra đi với hai bàn tay trắng ấp ủ lí tưởng tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
*Nhiều thanh niên học tập ở nước ngoài đã trở về phục vụ cho đất nước
*Có nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ như: tình nguyện, hiến máu nhân đạo.
3.Vai trò
 - Vì sao con người cần sống có lí tưởng? 
+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu đế vươn lên
 + Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
 4. Phản đề
Có 1 số bộ phận thanh niên hiện nay không có lý tưởng sống và mải mê vào các lối sống khác: nghiện game, tệ nạn xã hội 
5. Bài học nhận thức
- Nhận thức đúng đắn: Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình. Mồi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương. Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thế chấp nhận được.
 C. Kết bài 
- Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống cao đẹp.
ĐỀ SỐ 8: Ý CHÍ NGHỊ LỰC
A. Mở bài:
– Con người sinh ra đã mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Người được sinh ra trong gia đình giàu có, đủ cha đủ mẹ được hưởng nhiều tình yêu thương, hạnh phúc.
– Ngược lại có những người bị bỏ rơi không nơi nương tựa, ốm yếu.Tuy nhiên, trong cuộc sống khó khăn thiếu thốn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt có rất nhiều số phận, con người đã biết vượt lên chính mình, chiến thắng cuộc sống nghiệt ngã để sống tốt đẹp hơn, để trở nên có ích và là tấm gương sáng cho nhiều người phải noi theo.
B. Thân bài:
1.Khái niệm
– Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người chúng ta. Nó là động lực, ý chí kiến cho người có vượt qua những khó khăn thử thách hay không.
2.Biểu hiện
– Mở rộng một vài tấm gương về những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong cuộc sống.
+ Chắc trong chúng ta không ai là không biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may mắn khi sinh ra đã mất hai tay. Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới một ngày thầy có thể cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn, thử thách của số phận.
+Hay Nick Vujicic: một người khi sinh ra đã cụt hai tay hai chân, tưởng chừng như cuộc đời của anh đã chấm dứt tại đây nhưng không chính ý chí nghị lực đã đưa anh vượt qua nghiệt ngã của cuộc đời. Điều đầu tiên mà anh làm chính là tự vệ sinh cá nhân, ngoài ra anh còn chơi được các trò chơi vận động mạnh như: Tenis, bơi và trở thành người truyền động lực cho nhiều người khuyết tật trên thế giới.
3.Vai trò
- Vượt qua được khó khăn, những khắc nghiệt của cuộc đời, làm chủ bản thân.
- Cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và giá trị hơn
4. Phản đề
- Mở rộng trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu vượt qua số phận. Những người đó khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó khăn khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ.
-Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của các bạn này và khó có thể từ bỏ.
- Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ mất dần đi nghị lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà phải tìm bố mẹ giúp đỡ.
C. Kết bài
- Liên hệ với bản thân rồi rút bài học cho mình. Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lại, việc rèn luyện nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang vào đời sau này của mỗi chúng ta. Nếu không có ý chí, không có nghị lực sống thì làm gì chúng ta cũng dễ thất bại bởi trên đời này không có con đường đi nào là toàn bằng phẳng cả.
- Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu nghị lực sống.
ĐỀ SỐ 9: NGHỊ LUẬN VỀ CÁCH SỐNG CỦA CON NGƯỜI HIỆN NAY
A, Mở bài
Giới thiệu đôi nét về cách sống của mỗi người hiện nay
+ Có rất nhiều lối sống, mà mỗi người lại chọn cho mình một lối sống riêng, chính điều này đã tạo ra cho chúng ta một cuộc sống không hề nhàm chán và tẻ nhạt.
+ Và chính vì mỗi người được tự lựa chọn cho mình một lối sống riêng nên hãy chọn cho mình một lối sống tích cực.
B, Thân bài
1. Khái niệm
-Thế nào là cách sống?
+ Cách sống chính là thái độ để chúng ta đối mặt với mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ thì việc lựa chọn cách sống như thế nào lại đang là vấn đề nhức nhối đối với nhiều người.
+ Cách sống cũng còn được gọi là lối sống. Đó chính là thái độ, sự lựa chọn kiểu sống cho bản thân mình. Cách sống xuất phát từ những suy nghĩ, các cách phán xét mọi việc dẫn đến những hành động của bạn đối với thế giới xung quanh. Nhiều người vẫn nghĩ rất phức tạp khi nói đến cách sống của mình.
2.Biểu hiện
+ Cách sống tích cực là cách sống có trách nhiệm, sống đúng, sống không hổ thẹn với bản thân mình và với người khác. Đối với bạn sống chính là tận hưởng và cống hiến không ngừng nghỉ để không phải hối hận về sau.
>>> Thực sự mỗi người đều lựa chọn cho mình một cách sống để có thể hoàn thiện bản thân mình cũng như giúp cho những người xung quanh hiểu về mình hơn nữa.
3.Vai trò: Lựa chọn lối sống của thế hệ trẻ ngày nay có cần thiết?
Đối với thế hệ trẻ, việc xác định cách sống thực sự rất quan trọng. Bởi rằng đây là giai đoạn con người phải lớn, phải trưởng thành, phải định hướng cho tương lai. Nếu sai lầm từ cách sống thì chúng ta sẽ sai lầm rất lớn trong con đường tương lai của mình. Điều cần thiết của thế hệ trẻ là nhìn nhận mọi việc một cách đúng đắn, tích cực nhất.
4.Phản đề: Lựa chọn một cách sống sai lầm dẫn đến hệ quả gì?
Tuy nhiên có rất nhiều người đã lựa chọn cho mình cách sống tiêu cực, thậm chí là không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Đẩy vào con đường mà các bạn đi là ngõ cụt, không có tương lai.
5.Bài học
Như vậy việc lựa chọn cho mình một cách sống phù hợp thực sự rất cần thiết. Nó giúp cho mỗi người định hướng được con đường mà bản thân đang đi, cũng như xác định được đâu là sống có lý tưởng, có mực đích.
C, Kết bài:
Khẳng định việc quan trọng khi lựa chọn một lối sống tích cực sẽ thay đổi cuộc sống của mỗi chúng ta
ĐỀ 10: TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
A. Mở bài: giới thiệu về tình cảm gia đình
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là dạo con.”
Đây là một trong những câu ca dao nói về tình cảm gia đình hay nhất. câu ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái giành cho cha mẹ, nhưng tình cảm gia đình không chỉ có thế, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình cảm gia đình.
B. Thân bài: nghị luận về tình cảm gia đình
1. Thế nào là tình cảm gia đình:
- Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái
- Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
- Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ
- Tình cảm của anh chị em đối với nhau
2. Biểu hiện của tình cảm gia đình:
- Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái
- Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con, là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con
- Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người
- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui. Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ
- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau, anh chị em không tranh đua, không ganh gét nhau. Không vì chuyện nhỏ mà gây sức mẻ tình cảm gia đình
3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình:
- Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc
- Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng
- Ông bà cha mẹ tự hào, tạo nên sự gắn kết, ấm áp yêu thương trong gia đình.
4. Phản đề
Tuy nhiên hiện nay có 1 số bộ phận anh em không yêu thương nhau, dùng mọi âm mưu thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản, giết người. Con cái không yêu thương cha mẹ đánh mắng chửi bới, đánh đập cha mẹ .
5. Bài học nhận thức
Gia đình là nơi rất thiêng liêng và cao cả vì vậy hãy dùng những tình cảm tốt đẹp nhất của mình để trân trọng giữ gìn, từ đó tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình để đó là nơi mà ai cũng mong muốn được trở về mỗi khi mệt mỏi.
C. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ
ĐỀ 11: CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
A. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 
	Trong xã hội hiện đại ngày nay con người ngày càng dửng dưng, ngày càng vô cảm với mọi thứ diễn ra quanh mình. Vì thế biết cảm thông và chia sẻ cho nhau chính là yếu tố quan trọng để con người xích lại gần nhau và để cuộc sống ngày càng ý nghĩa hơn!
B. Thân bài
1. Giải thích
Cảm thông là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội. Chia sẻ: san sẻ nỗi lòng của nhau, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống, san sẻ những niềm vui nỗi buồn của nhau 
2.Tại sao cần phải cảm thông và chia sẻ?
Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, những căn bệnh quái ác, những cảnh ngộ éo le... Họ cần sự giúp đỡ, cảm thông chia sẻ của người khác và cộng đồng...
3. Sự cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa gì?
Giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gần gũi với nhau hơn.
4. Suy nghĩ và hành động
- Cảm thông và chia sẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN vì vậy chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
- Sự cảm thông, chia sẻ không chỉ biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, thái độ mà còn bằng những hành động thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi người.
(Đưa ra một số dẫn chứng về sự cảm thông chia sẻ: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt..)
+ Phê phán những người sống thờ ơ, vô cảm, phê phán những biểu hiện của sự lạnh lùng, dửng dưng trước những mất mát khổ đau của người khác.....Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ 
5. Liên hệ bản thân 
- Đã làm được những việc gì thể hiện sự cảm thông chia sẻ với mọi người xung quanh và với bạn bè cùng trường cùng lớp 
- Cần phải biết sống đẹp đồng cảm với gia đình và mọi người
C. Kết bài 
Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của một lối sống đẹp. Đặc biệt là học sinh mỗi chúng ta càng cần rèn luyện và phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày hôm nay.
ĐỀ 12: LÒNG DŨNG CẢM
A. Mở bài:
Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quí ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
B. Thân bài
Khái niệm
 Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_50_de_van_nghi_luan_xa_hoi_lop_9_cuc_hay.docx