Một số bài tập đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 - Chuyện người con gái Nam Xương

Một số bài tập đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 - Chuyện người con gái Nam Xương

Đề số 1

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả

Câu 2: Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 5: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

Đáp án đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương số 1

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự, ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương. Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi về sống ẩn dật ở núi rừng Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết xưa.

Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phương thức tự sự.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.

Câu 4: Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là: phép nối, phép lặp, phép thế.

- Phép nối: từ ngữ để nối “song”.

- Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.

- Phép lặp: từ “Trương Sinh”.

 

docx 4 trang hapham91 22694
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài tập đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 - Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả
Câu 2: Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì?
Câu 4: Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 5: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?
Đáp án đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương số 1
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự, ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương. Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi về sống ẩn dật ở núi rừng Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết xưa. 
Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phương thức tự sự.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.
Câu 4: Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là: phép nối, phép lặp, phép thế.
- Phép nối: từ ngữ để nối “song”.
- Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.
- Phép lặp: từ “Trương Sinh”.
Câu 5: Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích là: thành phần phụ chú (người con gái quê ở Nam Xương), nhằm bổ sung thông tin về quê quán cho nhân vật được kể.
Đề số 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nàng bất đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.
Câu 1: Vũ Nương nói câu nói trên trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?
Câu 3: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn''Nay đã bình rơi trâm gãy.......Vọng Phu kia nữa''. Nêu hàm ý của đoạn văn được trích trong câu hỏi trên..
Câu 4: Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói có gì đặc biệt, điều đó thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?
Đáp án đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương số 2
Câu 1: Vũ Nương nói câu trên khi bị chồng nghi oan nàng hai lòng, không chung thủy.
Câu 2: Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là: ý nói nên cửa nên nhà, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
Câu 3: Phép tu từ được sử dụng trong câu văn ''Nay đã bình rơi trâm gãy.......Vọng Phu kia nữa'' là: phép ẩn dụ.
- '"trâm gãy gương tan": tình duyên đứt đoạn, gia đình đổ vỡ.
- "mây tạnh mưa tan": cảnh cũ dời đổi, chẳng thể trở về trạng thái cũ.
- "lên núi Vọng Phu": ý nói việc ngóng chờ chồng giống như Tô Thị bế con lên núi, ngóng trông Tô Văn đến mức hóa đá.
=> Hàm ý của cả câu là: Vũ Nương đau khổ tới tột cùng vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ, ngay cả việc chờ đợi chồng, trông ngóng chồng như trước kia cũng không thể. Vũ Nương thất vọng khi bị Trương Sinh ruồng bỏ, tình vợ chồng gắn bó bấy lâu tan vỡ.
Câu 4: Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói đều là những hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, điều đó thể hiện Vũ Nương là người có học thức, thông minh, khôn khéo. Nàng nói có lý do và dùng đủ lí lẽ (được nương nhờ chàng, nào ngờ hạnh phúc mong manh, đổ vỡ) để giải thích nhưng bất thành nên trong tâm trạng rất thất vọng, đau đớn, tủi hổ)
Đề số 3
Đọc đoạn trích dưới đây
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể số mấy, nêu tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 4: Từ phần kết phía trên, em thấy truyện này kết thúc có hậu hay không có hậu, vì sao?
Câu 5: Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào?
Đáp án đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương số 3
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ ba. Ngôi kể này người kể giấu mình, ngôi kể này giúp người kể linh hoạt và kể chuyện khách quan hơn. 
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: đoạn trích nói đến việc Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng rồi biến mất.
Câu 3: Một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên là: "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa."
- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp như sau: " Chàng vội gọi, nàng vẫn đứng giữa dòng mà nói vọng vào rằng nàng cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết không bỏ. Nàng đa tạ tình chàng nhưng nàng chẳng thể trở về nhân gian được nữa".
Câu 4: Cái kết của truyện là cái kết không có hậu bởi lẽ Vũ Nương không được sống cuộc đời hạnh phúc dù nàng là người tiết hạnh, đoan chính. Chi tiết Vũ Nương trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan là sự an ủi phần nào đối với người mệnh bạc như nàng.
Câu 5: Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy:
- Vũ Nương là người sống nặng nghĩa nặng tình, luôn biết ơn người đã có công giúp mình, sống có trước có sau ( với Linh Phi)
- Nàng cũng là người bao dung nhận hậu (hiểu tấm lòng, ghi nhận sự ân hận của Trương Sinh)
=> Đó là một người phụ nữ tốt đẹp đáng được trân trọng, ngợi ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bai_tap_doc_hieu_mon_ngu_van_lop_9_chuyen_nguoi_con_g.docx