Đề khảo sát chất lương môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thị xã Nghi Sơn (có đáp án)

Đề khảo sát chất lương môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thị xã Nghi Sơn (có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.

Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, mà tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(Trích từ cuốn “Học vấp ngã để từng bước thành công” - John C.Maxwell)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm): Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ đoạn trích?

 

doc 3 trang hapham91 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lương môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thị xã Nghi Sơn (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, mà tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”
(Trích từ cuốn “Học vấp ngã để từng bước thành công” - John C.Maxwell)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn trích?
Câu 4 (1,0 điểm): Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ đoạn trích? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với nội dung: Đừng sợ thất bại!
Câu 2 (5,0 điểm): Chuyển nội dung bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời kể của nhân vật người cháu.
---- Hết ----
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0,5
2
Lời dẫn trực tiếp: 
 “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”
0,5
3
Nội dung: Đoạn trích nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người.
1,0
4
 Học sinh có thể rút ra bức thông điệp từ đoạn văn trên:
 Cuộc sống không ai là không gặp thất bại, hãy coi đó là một điều tất yếu. Khi thất bại đừng bi quan, chán nản, cần hiểu nguyên nhân của thất bại, phải biết tự mình đứng dậy, rút ra bài học để tránh những sai lầm có thể lặp lại, từ đó vươn tới thành công.
 (HS có thể nêu những thông điệp khác đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa)
1,0
II
TẠO LẬP VĂN BẢN
7,0
1
(2 điểm)
a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số từ qui định. 
0,25
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Đừng sợ thất bại!
0,25
c. Nội dung: 
- Thất bại là không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra. Đừng sợ thất bại vì thất bại chỉ là nhất thời, không phải là vĩnh cửu, thậm chí còn là tiền đề cơ sở để con người rút ra những bài học quý giá tránh lặp lại sai lầm để đạt tới thành công.
- Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống. (Lấy dẫn chứng minh họa )
- Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại.
- Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Không ngại đối mặt với khó khăn, coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống.
0,25
0,25
0,25
0,25
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
0,25
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Tiếng Việt.
0,25
2
(5 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có mở bài, thân bài, kết bài; biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận; biết sử dụng các ngôn ngữ đối thoại, độc thoại một cách hợp lí.
0,5
b. Triển khai nội dung bài văn tự sự đảm bảo được các ý chính sau: 
*Giới thiệu câu chuyện: 
(HS chọn đúng ngôi kể thứ nhất và thời điểm kể hợp lí)
*HS dựa vào bài thơ để chuyển thể thành một câu chuyện kể với các sự việc chính sau: 
- Hình ảnh bếp lửa khơi mạch nguồn cho những kỉ niệm tuổi thơ: 
+ Đó là tuổi thơ gian khó, thiếu thốn và nhọc nhằn bởi có nạn đói năm 1945, có mối lo giặc giã tàn phá xóm làng, có hoàn cảnh chung của mọi gia đình Việt Nam: bố mẹ tham gia kháng chiến (kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm).
+ Nhưng đó cũng là tuổi thơ vô cùng hạnh phúc khi được sống cùng bà, được bà chăm sóc, dạy bảo tận tình. Hình ảnh bà, tình bà cháu nồng ấm bên bếp lửa. Ấn tượng sâu đậm nhất là hình ảnh người bà tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu nước (kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại).
+ Tiếng chim tu hú khơi gợi trong tâm hồn cháu biết bao điều về cảnh đồng quê, về những câu chuyện bà kể và là tiếng đồng vọng của quê hương (kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm).
- Những suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa (kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luân, độc thoại nội tâm).
- Những suy nghĩ và tình cảm của người cháu trong hiện tại đối với bà, bếp lửa cũng là với quê hương, đất nước. 
* Kết thúc câu chuyện: Tình cảm của người kể. Liên hệ với bản thân.
4,0
0,5
3,0
0,5
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
Lưu ý: Giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá, cho điểm hợp lí, trân trọng những bài viết sáng tạọ.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ky_i_nam_hoc_20.doc