Đề khảo sát chất lượng tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
(Ngữ văn 9, tập Một – trang 128)
Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2. (0,5 điểm): Khái quát nội dung đoạn thơ.
Câu 3. (1,0 điểm): Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu,”.
Câu 4. (1,0 điểm): Sự độc đáo của câu thơ “Đồng chí!”.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Ở lầu Ngưng Bích, Kiều luôn xót thương cha mẹ, đó là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về ý nghĩa của lòng hiếu thảo.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình. Qua đoạn thơ sau, em hãy làm sáng tỏ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(“Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 11 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn : Ngữ văn 9 Thời gian làm bài : 120 phút Đề thi gồm : 01 trang Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” (Ngữ văn 9, tập Một – trang 128) Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2. (0,5 điểm): Khái quát nội dung đoạn thơ. Câu 3. (1,0 điểm): Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu,”. Câu 4. (1,0 điểm): Sự độc đáo của câu thơ “Đồng chí!”. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Ở lầu Ngưng Bích, Kiều luôn xót thương cha mẹ, đó là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về ý nghĩa của lòng hiếu thảo. Câu 2. (5,0 điểm) Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình. Qua đoạn thơ sau, em hãy làm sáng tỏ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” (“Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) .......................Hết................
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_thang_11_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.docx