Đề khảo sát chất lượng vào Lớp 10 lần 3 - Môn Ngữ văn - Trường THCS Tề Lỗ (có đáp án)
Câu 1(1,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
” Đó là tiếng ” ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ” ba” như vỡ tung ra từ đá lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”
( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
a) Đọan văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
b) Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?
Câu 2: ( 2.0 điểm )
Cho câu văn: “Từ dòng hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, người cháu đã diễn tả những suy ngẫm về cuộc đời bà.”
a. Chép chính xác đoạn thơ thể hiện chủ đề được nêu trong câu văn trên.
b. Hãy triển khai câu chủ đề thành một đoạn văn diễn dịch, có độ dài 5 đến 8 câu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái. ( Hãy chỉ ra thành phần phía dưới đoạn văn )
Câu 3 (3.0 điểm)
Có người cho rằng “Đời người dài dằng dặc, lãng phí một chút thời gian cũng chẳng có vấn đề gì”.
Suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 4: ( 4.0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương ” của nhà văn Nguyễn Dữ
Phòng GD&ĐT Yên Lạc ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VÀO 10 LẦN 3 Trường THCS Tề Lỗ Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 120 phút Năm học: 2019-2020 Câu 1(1,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ” Đó là tiếng ” ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ” ba” như vỡ tung ra từ đá lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó” ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) a) Đọan văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? b) Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì? Câu 2: ( 2.0 điểm ) Cho câu văn: “Từ dòng hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, người cháu đã diễn tả những suy ngẫm về cuộc đời bà.” Chép chính xác đoạn thơ thể hiện chủ đề được nêu trong câu văn trên. Hãy triển khai câu chủ đề thành một đoạn văn diễn dịch, có độ dài 5 đến 8 câu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái. ( Hãy chỉ ra thành phần phía dưới đoạn văn ) Câu 3 (3.0 điểm) Có người cho rằng “Đời người dài dằng dặc, lãng phí một chút thời gian cũng chẳng có vấn đề gì”. Suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 4: ( 4.0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương ” của nhà văn Nguyễn Dữ (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Phòng GD&ĐT Yên Lạc ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VÀO 10 Trường THCS Tề Lỗ Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 120 phút Năm học: 2019 -2020 Câu 1(1điểm) Đoạn văn sử dụng biện phép tu từ so sánh: ” ......nhanh như con sóc” , diệp từ ” Ta” Sử dụng phương tiện liên kết : Phép lặp ” Nó” Câu 2 Học sinh chép chính xác đoạn thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! 0.5 - HS viết đúng kiểu đoạn văn diễn dịch Có sử dụng thành phần tình thái 0.25 0.25 ND Cơ bản đạt các ý sau: + Từ láy “lận đận” và cụm từ “mấy chục năm rồi đến tận bậy giờ” cho thấy người bà vô cùng chăm chỉ và cần mẫn, không hề nghỉ ngơi hưởng thụ mà vẫn giữ thói quen dậy sớm lặng thầm, chăm chỉ. + Điệp từ “nhóm” được lặp lại bốn lần trong đoạn thơ mang hai nét nghĩa khác nhau: hành động nhóm lửa với nghĩa thực, là công việc hàng ngày của bà; mà bà nhóm lên tình yêu thương và nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ, nghĩa là khơi dậy tình yêu thương cũng như khơi dậy những ước mơ trong lòng cháu. + Hiểu và biết ơn như thế nhà thơ đã thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! ”. Sự kì lạ và thiêng liêng ấy có lẽ là sự bất diệt của tình bà cháu, sự lan tỏa của ngọn lửa trong lòng bà, trong tâm trí người cháu xa quê (Lưu ý: HS có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ, phân tích nhưng phải diễn giải được nội dung từ câu chủ đề, không suy diễn tùy tiện vẫn cho điểm tối đa) 1.5 Câu 3 (3 điểm) A.Yêu cầu cần đạt Bài làm của học sinh cần đạt các yêu cầu sau: 1. Yêu cầu kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. 2.Yêu cầu kiến thức 2.1. Giải thích quan niệm - Đời người rất dài bởi theo quan niệm chung thời gian được mặc định cho một đời người là trăm năm. - Do đời người rất dài nên nếu ai đó có tiêu phí một chút thời gian của cuộc đời mình thì cũng chưa phải là một việc gì quá lớn đến mức độ không thể điều chỉnh, không cứu vãn được. 2.2. Suy nghĩ của bản thân - Trên một góc độ nào đó, quan niệm trên ít nhiều vẫn có những cơ sở của nó. Một chút thời gian so với thời gian của một đời người là không đáng kể, chẳng khác gì một giọt nước so với đại dương - một đại dương mất đi một giọt nước vẫn là đại dương. - Nhưng quan niệm trên về căn bản vẫn chưa đúng. Vì đời người tuy rất dài nhưng vẫn là hữu hạn, do vậy, thời gian là vô giá. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại. Biết tận dụng thời gian sẽ làm được nhiều điều hữu ích cho bản thân và cho xã hội. Lãng phí thời gian chính là lãng phí cuộc sống. 2.3. Bài học rút ra cho mọi người - Cần hiểu đúng về giá trị của thời gian đối với cuộc đời mỗi người để có cách sử dụng thời gian hợp lí nhất cho mình. - Mỗi người hãy biết sắp xếp hợp lí để vừa có thể nghỉ ngơi, thư giãn lại vừa tận dụng hết những khoảng thời gian quý báu trong cuộc đời để đạt được những mục tiêu của mình. * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt và tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau, thậm chí có thể nêu ý tưởng riêng của mình nếu phù hợp và thuyết phục vẫn được chấp nhận. Bài làm cần kết hợp cả lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Câu 4 Kĩ năng: Bố cục đủ ba phần, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không suy diễn tùy tiện, không sai chính tả, ngữ pháp. Nội dung: HS có thể cảm nhận ở góc độ khác nhau, cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a.MB: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ - Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương ” và nhân vật Vũ Nương - Cảm nhận khái quát nhân vật Vũ Nương: Số phận bất hạnh; phẩm chất tốt đẹp. 0.25 TB: *Ý 1: Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh - Cuộc hôn nhân chênh lệch không xuất phát từ tình yêu. + Trương Sinh mến vì dung hạnh mang trăm lạng vàng cưới về làm vợ. + Luôn bị chồng phòng ngừa quá mức Khi chồng đi lính nàng phải một mình phải lo gánh nặng gia đình. + Một mình nuôi mẹ già con thơ + Chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng ốm đau, lúc bà mất lo ma chay chu tất như mẹ đẻ của mình. Bị chồng nghi oan và đối xử tệ bạc. + Nàng hết lời giải thích nhưng Trương Sinh không chịu nghe lời, vẫn một mực mắng nhiếc, đánh đuổi nàng . Phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Cái chết đầy oan khuất. Phản ánh xã hội trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng. Số phận của Vũ Nương cũng là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, khổ cực, bất hạnh . Thế hiện lòng cảm thương chia sẻ của nhà văn *Ý 2: Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp. - Nàng dâu đảm đang, hiếu thảo - Là người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng con. - Giàu lòng vị tha, nhân hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm: Khi lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép; dù ở dưới thủy cung vẫn muốn về trần thế để minh oan. => Qua đó thể hiện sự ca ngợi, trân trọng, bênh vực , đứng về phía người phụ để lên tiếng bênh vực họ, đòi quyền sống và quyền được hưởng hạnh phúc cho họ. Đó chính là tư tưởng nhân đạo cao cả. * Ý 3: Đánh giá chung - Cách sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo giúp truyện có kết thúc có hậu, hoàn thiện nhân cách của Vũ Nương. Nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật thành công . - Nhân vật Vũ Nương trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua đó tác giả thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. 1.5 1.5 0.5 KB: - Khẳng định lại số phận và phẩm chất của người phụ nữ, giá trị của tác phẩm - Liên hệ với người phụ nữ ngày nay 0.25 *Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý chung mang tính định hướng. Giáo viên chấm có thể linh hoạt trong khi chấm. Cần khuyến khích với những bài viết mang tính sáng tạo.
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_vao_lop_10_lan_3_mon_ngu_van_truong_t.doc