Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS DTNT Bá Thước

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS DTNT Bá Thước

ĐỀ BÀI

I. Đọc- hiểu ( 3 điểm )

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

 (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 3: Trong câu chuyện Người ăn xin, khi cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão ăn xin và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả”, ông lão nở nụ cười và nói rằng: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.

Theo em, trong câu chuyện trên, ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé?

Câu 4: Qua câu chuyện “Người ăn xin” , theo em tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bài học ý nghĩa gì ?

 II. Tạo lập văn bản (7 điểm )

Câu 5 ( 2đ) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu 6 (5đ) Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) để thấy được tài – sắc của chị em Thúy Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du.

 

doc 2 trang hapham91 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS DTNT Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 
(Thời gian làm bài 90 phút)
Trường: THCS DTNT Bá Thước Lớp ...
Họ tên HS: 
Giám thị 1: 
Giám thị 2: 
Số phách
Điểm bằng số
 .
Điểm bằng chữ
 ..
Số phách
ĐỀ BÀI
I. Đọc- hiểu ( 3 điểm )
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
 (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
Câu 2: Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? 
Câu 3: Trong câu chuyện Người ăn xin, khi cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão ăn xin và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả”, ông lão nở nụ cười và nói rằng: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.
Theo em, trong câu chuyện trên, ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé? 
Câu 4: Qua câu chuyện “Người ăn xin” , theo em tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bài học ý nghĩa gì ?
 II. Tạo lập văn bản (7 điểm )
Câu 5 ( 2đ) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc sống.
Câu 6 (5đ) Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) để thấy được tài – sắc của chị em Thúy Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du.
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.doc