Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

 Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

 (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5)

b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0)

c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5).

PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)

Câu 1(2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với biển cả quê hương.

Câu 2(5 điểm): Từ nội dung bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt ( Trích SGK Ngữ văn 9 -Tập 1), trong vai nhân vật người cháu, em hãy kể lại câu chuyện cảm động ấy.

 

docx 6 trang hapham91 33441
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 
 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 90 phút 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức: Tự luận 
- Cách thức: Kiểm tra trên lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
- Ngữ liệu: văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật 
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 
+ 01 đoạn trích,thơ/văn bản hoàn chỉnh. 
+ Độ dài khoảng 50 - 300 chữ.
- Nhận biết PTBĐ, thể thơ hoặc ngôi kể trong văn bản.
- Nhận biết sự phát triển của từ, các biện pháp tu từ trong văn bản.
- Hiểu và nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Hiểu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong văn bản.
Tổng
Số câu
1
1
Số điểm
1,5
1,5
3
Tỉ lệ
15 %
 15%
30%
II. Làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn
Biết cách trình bày, triển khai một đoạn văn
Hiểu và viết được cơ bản một đoạn văn theo yêu cầu của đề .
 Viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
Tổng
Số câu
1
Số điểm
0,5
0,5
1
2
Tỉ lệ
5%
0,5%
10%
20%
Câu 2: Tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận và độc thoại, đọc thoại nội tâm 
- Biết thay đổi ngôi kể trong bài văn tự sự..
-Nhận diện được văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố khác.
+ Trình bày được bài văn có bố cục ba phần.
- Biết sử dụng và thay đổi ngôi kể trong bài văn tự sự.
Hiểu được nội dung chính của những câu chuyện được kể.
+ Sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt trong bài văn tự sự.
+ Bài văn có cốt truyện, nhân vật và các sự việc , các tình huống truyện phát triển một cách hợp lí. 
- Tạo lập thành văn bản có tính thống nhất, nội dung chặt chẽ, thuyết phục.
- Vận dụng các yếu tố một cách linh hoạt , nhuần nhuyễn và sáng tạo.
Tổng cộng
Số câu
1
1
1
Số điểm
1 
1 
2
1
5
Tỉ lệ
10%
10%
20%
10%
50%
Tổng cộng
Số câu
1
1
1
1
3
Số điểm
3
3
3
1
10
Tỉ lệ
30%
30%
 30%
10%
100%
ĐỀ 1:
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
 Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
 (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5)
b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0)
c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5).
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với biển cả quê hương.
Câu 2(5 điểm): Từ nội dung bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt ( Trích SGK Ngữ văn 9 -Tập 1), trong vai nhân vật người cháu, em hãy kể lại câu chuyện cảm động ấy. 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
 ĐỌC HIỂU
3.0
1
Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm.
0.5
2
- Nỗi trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi bao hiểm họa, nguy cơ.
- Từ đó toát lên tình yêu biển đảo, yêu đất nước sâu sắc
1.0
3
- Các phép tu từ : Hs xác định được 1 trong 2 biện pháp ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
- Tác dụng : làm nổi bật những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây quanh biển và nỗi niềm trăn trở, âu lo đối với tình hình biển đảo
0.5
1.0
II
 LÀM VĂN
7.0
1
Viết đoạn văn nghị luận
2,0
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
0.25
b. Xác định đúng vấn đề: giá trị của biển cả.
0.25
c. Nội dung: Nêu lên được một số giá trị của biển cả
+ Cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế;
+ Giao thông đi lại giữa nước ta với cá nước khác trên thế giới;
+ An ninh quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
-> Tình cảm của em đối với biển và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
 1.5
2
Từ bài thơ: Bếp lửa, gợi lại những kỉ niệm về bà để kể lại.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
0.5
b. Xác định đúng vấn đề tự sự.
0.25
Nêu tình huống truyện: Kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ bên bà.
Kể lại kỉ niệm với bà:
+ Nhân vật “tôi” kể lại những kỉ niệm sống với bà.
+ Hạnh phúc khi được ở với bà, được nghe bà kể lại niềm vui những câu chuyện, được bà chăm sóc, dạy bảo...
+ Những hành động, việc làm của bà khiến cháu nhớ mãi.
+ Thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với bà.
Rút ra bài học nhận thức: Tình cảm gia đình chính là nền tảng giúp mỗi nhân vật thành công trong cuộc sống.
Tình yêu sâu sắc với bà của mình.
0.5
2
0.5
c.Sáng tạo: 
- Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cái nhìn đẹp đẽ về người bà.
- Vận dụng hợp lí và hiệu quả miêu tả nội tâm và nghị luận
1
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.25
ĐỀ 2:
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
" Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
( Trích Quê hương - Đỗ Trung Quân)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính ?, Thể thơ? (0.5)
b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0)
c, Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong đoạn thơ trên? (1.5).
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về quê hương .
Câu 2 ( 5 điểm) : Từ truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), trong vai nhân vật bé Thu ,em hãy kể lại những ngày được sống bên cạnh ba của mình. 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
 ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm , thể thơ: 6 chữ
0.5
2
HS nêu ngắn gọn, khái quát về nội dung của đoạn thơ 
1
3
- HS xác định được ít nhất 1 trong 2 phép tu từ: Điệp ngữ và ẩn dụ.
- Tác dụng:Phép tu từ : Điệp ngữ nhằm nhấn mạnh làm nổi bật tình yêu thương sâu đậm và tha thiết của mỗi người , đồng thời nó nhắc nhở chúng ta phải yêu thương , luôn nhớ về quê hương của mình. 
1,5
II
 LÀM VĂN
7.0
Câu 1
Viết đoạn văn nghị luận
2,0
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
0.25
b. Xác định đúng vấn đề 
0.25
c. Nội dung: Tùy từng suy nghĩ của Hs nhưng cần nêu được các ý sau:
- Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành 
- Quê hương là nơi có những người thân yêu như ông bà cha mẹ ngày đêm mong ta trưởng thành .
-> Dù làm gì, ở đâu, mình luôn khắc ghi những tình cảm đối với quê hương, tự hào và có ý thức góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp thể thơ: 6 chữ
1.5
Câu 2
5.0
a.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: 
- Ngôi kể thứ nhất, người kể bé Thu
- Nội dung: A. Mở bài: Giới thiệu về mình và câu chuyện sắp kể
 B. Thân bài: kể được các sự việc chính (từ lúc Thu gặp ông Sáu đến lúc chia tay).
 C. Kết bài: Kết thúc hoặc cảm xúc, suy nghĩ của người kể chuyện
- Ngôn ngữ kể tự nhiên, linh hoạt, phù hợp.
4đ
b.Vận dụng hợp lí và hiệu quả miêu tả nội tâm và nghị luận
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_202.docx