Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Câu 1. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào

A. phát triÓn nền công nghiệp nhẹ. B. phát triển nền công nghiệp quốc phòng.

C. phát triÓn kinh tế công- thương nghiệp. D. phát triển công nghiệp nặng.

Câu 2. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (giai đoạn 1945-1949)?

A. Ban hành các quyền tự do dân chủ. B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Xây dựng nền văn hóa phát triển. C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn.

Câu 3. Khó khăn lớn nhất của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc là

A. đất nước bị tàn phá nặng nề. B. phải giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.

C. bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. D. bị các nước tư bản cô lập về chính trị.

Câu 4. Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào?

A. Do hoạt động “ khép kín” trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Do hoạt động không hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.

C. Do gặp phải sự chống phá quyết liệt của Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Do sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 5. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào chỗ ( .) cho hợp lí.

 Cơ sở hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa là các nước có chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của .(1), chung hệ tư tưởng của .(2).

A.1.Đảng Cộng Sản, 2. chủ nghĩa Mác-Lê nin B.1. Đảng Dân Chủ, 2. chủ nghĩa cộng sản

C.1. Đảng Cộng Hòa, b. chủ nghĩa tam dân D.1. Đảng Dân Tộc, 2. chủ nghĩa xã hội

Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây không làm cho Liên bang Xô Viết tan rã?

A. Bị các nước tư bản Âu- Mĩ tấn công quân sự. B. Mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học.

C. Đường lối quản lí đất nước có nhiều sai lầm. D. Tư tưởng chủ quan, nóng vội.

Câu 7. Hiện nay tổ chức ASEAN có bao nhiêu thành viên?

A. 8 B. 9 C. 10 D. 11

Câu 8. Hình thức đấu tranh giành chính quyền sau chiến tranh thế giới hai ở các nước Đông Nam Á là

A. đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân. B. đấu tranh bằng con đường ngoại giao.

C. khởi nghĩa vũ trang. D. đấu tranh bằng con đường kinh tế.

Câu 9. Chế độ A-pác-thai có nghĩa là

A. sự duy trì chế độ nô lệ. B. sự phân biệt tôn giáo.

C. sự phân biệt đẳng cấp. D. sự phân biệt chủng tộc.

 

docx 5 trang hapham91 3690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 Phút
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nhằm khái khái lại những kiến thức đã học, đánh giá sự tiếp nhận kiến thức của học sinh.
- Đánh giá quá trình dạy học của giáo viên để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp dạy học.
1. Kiến thức:
Chủ đề 1: Liên Xô và Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng, tan rã của Liên bang Xô- Viết. và sự sụp đổ CNXH ở các nước Đông Âu.
Chủ đề 2: Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ 1945 đến nay.
-Biết được 1 số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới II đến những năm 90 của TK XX.
- Trình bày những nét nổi bật về kinh tế, chính trị của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới II đến 1990.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lựa chọn, trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, nhận xét, lập luận vấn đề.
3. Thái độ: Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử, biết rút ra bài học cho bản thân.
4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề; nhận thức tái hiện, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận: 40% TNKQ và 60% TL
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Liên Xô và Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
(3 tiết)
-Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH ở Liên Xô.
- Nêu các nhiệm vụ của các nước Đông Âu đã làm trong cuộc CM DCND.
- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng, tan rã của Liên bang Xô- Viết.
- Hiểu được mục đích ra đời của tổ chức SEV, Vac-sa-va.
- Hiểu được những cơ sở để hình thành hệ thống XHCN.
- Hiểu được vì sao chế độ XHCN ở các nước Đông Âu sụp đổ.
- Đánh giá những thành tựu đạt được và những sai lầm hạn chế của Liên Xô, Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH.
- Rút ra được nguyên nhân, tổng hợp các biểu hiện chứng tỏ chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ.
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
3 câu
0,75 đ
7,5%
3 câu
0,75 đ
7,5%
1 câu
1,5 đ
15%
Số câu: 7
TN: 6(1,5đ)
TL: 1(1,5đ)
 3đ (30%)
Chủ đề 2: các nước Á- Phi- Mĩ La Tinh từ 1945 đến nay
tiết)
-Biết được 1 số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau CTTG II đến những năm 90 của TK XX.
- Biết được hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
- Nêu được những nét nổi bật về kinh tế, chính trị của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sau CTTG II đến 1990.
- Hiểu được những khó khăn của đất nước Cu-ba trong công cuộc xây dựng CNXH.
- Hiểu khái quát về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.
- Hiểu được ý nghĩa của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với thế giới và nhân dân Trung Quốc.
- Lập niên biểu quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
 - So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, Mỹ la tinh với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
- Lập niên biểu quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
4 câu
1đ
10%
1 câu
2,25 đ
22,5%
4 câu
1đ
10%
1 câu
2,25đ
22,5%
1 câu
0,25 đ
2,5 %
1 câu
0,25 đ
2,5%
Số câu: 12
TN: 10(2,5đ)
TL: 2(4,5đ)
 7 đ (70%)
Tổng
số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 8
TN: 7 (1,75 đ)
TL: 1( 2,25 đ)
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 8
TN: 7 (1,75 đ)
TL: 1( 2,25 đ)
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 3
TN: 2 (0,5 đ)
TL: 1 (1,5 đ)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 19
TN: 16 (4đ)
TL: 3 (6đ)
10 đ
100%
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 Phút
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4 điểm)
 Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào
A. phát triÓn nền công nghiệp nhẹ. B. phát triển nền công nghiệp quốc phòng.
C. phát triÓn kinh tế công- thương nghiệp. D. phát triển công nghiệp nặng.
Câu 2. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (giai đoạn 1945-1949)?
A. Ban hành các quyền tự do dân chủ. B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Xây dựng nền văn hóa phát triển. C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn. 
Câu 3. Khó khăn lớn nhất của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc là
A. đất nước bị tàn phá nặng nề. B. phải giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
C. bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. D. bị các nước tư bản cô lập về chính trị.
Câu 4. Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào?
A. Do hoạt động “ khép kín” trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Do hoạt động không hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.
C. Do gặp phải sự chống phá quyết liệt của Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Do sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 5. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào chỗ ( .) cho hợp lí.
 Cơ sở hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa là các nước có chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của ..(1), chung hệ tư tưởng của .(2).
A.1.Đảng Cộng Sản, 2. chủ nghĩa Mác-Lê nin B.1. Đảng Dân Chủ, 2. chủ nghĩa cộng sản 
C.1. Đảng Cộng Hòa, b. chủ nghĩa tam dân D.1. Đảng Dân Tộc, 2. chủ nghĩa xã hội 
Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây không làm cho Liên bang Xô Viết tan rã?
A. Bị các nước tư bản Âu- Mĩ tấn công quân sự. B. Mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học.
C. Đường lối quản lí đất nước có nhiều sai lầm. D. Tư tưởng chủ quan, nóng vội.
Câu 7. Hiện nay tổ chức ASEAN có bao nhiêu thành viên?
A. 8 	 B. 9 	C. 10	D. 11
Câu 8. Hình thức đấu tranh giành chính quyền sau chiến tranh thế giới hai ở các nước Đông Nam Á là
A. đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân. B. đấu tranh bằng con đường ngoại giao.
C. khởi nghĩa vũ trang. D. đấu tranh bằng con đường kinh tế.
Câu 9. Chế độ A-pác-thai có nghĩa là
A. sự duy trì chế độ nô lệ. B. sự phân biệt tôn giáo.
C. sự phân biệt đẳng cấp. D. sự phân biệt chủng tộc.
Câu 10. Đường lối đổi mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc từ 1978 đến nay có đặc điểm gì?
A. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. B. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển quân sự làm trọng tâm. D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Câu 11. Vì sao năm 1960 được gọi là “năm châu Phi”?
A.Vì chế độ phân biệt chủng tộc bị sụp đổ. B.Vì có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
C.Vì có phong trào cách mạng phát triển mạnh. D.Vì các nước châu Phi giành được độc lập.
Câu 12. Phương án nào sau đây không phải là lí do khiến các nước châu Phi gặp nhiều khó khăn trong những năm 80 của thế kỉ XX đến nay?
A. Các cuộc nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc. B. Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật.
C. Sự bóc lột của chủ nghĩa Đế quốc thực dân. D. Sự tồn tại của chế độ A-pac-thai về kinh tế.
Câu 13. Sau chiến tranh thế giới II, châu Á được mệnh danh là “ châu Á thức tỉnh” vì
A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. B. chế độ phong kiến bị sụp đổ.
C. các nước châu Á giành được độc lập. D. nhiều nước châu Á trở thành cường quốc.
Câu 14. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) của 135 thanh niên yêu nước đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba vì
A. cuộc tấn công này giành được thắng lợi.
B. đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang của nhân dân Cu-ba.
C. cuộc tấn công do tầng lớp thanh niên thực hiện.
D. Môn-ca-đa là pháo đài kiên cố nhất của chính quyền Ba-xti-ta.
Câu 15. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á có gì khác với phong trào đấu tranh ở các nước khu vực Mĩ La-tinh?
A. Nổ ra muộn hơn các nước khu vực Mĩ La-tinh.
B. Nổ ra sớm hơn các nước Mĩ La-tinh. 
C. Mục tiêu đấu tranh là chống các nước đế quốc, giành độc lập. 
D. Mục tiêu đấu tranh chống phụ thuộc vào Mĩ, giành độc lập.
Câu 16. Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I và các sự kiện ở cột II.
Cột I (Thời gian)
Cột II ( sự kiện)
17 – 8-1945
a. Việt Nam tuyên bố độc lập.
2-9-1945
b. Lào tuyên bố độc lập.
12-10-1945
c. Cách mạng Cu-ba thành công.
1-1-1959
d. In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập.
A.1a, 2b, 3c, 4d. B.1b, 2a, 3d, 4c. C.1c, 2a, 3b, 4d. D.1d, 2a, 3b, 4c.
II/ PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1. (1,5 điểm) Biểu hiện nào chứng tỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ?
Câu 2. (2,25 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời như thế nào? Em hãy cho biết mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này ?
Câu 3. (2,25 điểm) Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới và nhân dân Trung Quốc? 
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 Phút
I/ Phần trắc nghiệm (4 điểm): 0,25 điểm cho 1 đáp án đúng
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
D
C
A
D
A
A
C
C
D
D
B
C
A
B
C
D
II/ Phần tự luận (6 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1,5 đ)
Biểu hiện chứng tỏ sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là:
- Ở Liên Xô: + sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 không thành, Đảng Cộng Sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Liên bang bị tê liệt. 
+ Tối 25/12/1991, lá cờ của Liên bang Xô Viết bị hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của chế độ CNXH sau 74 năm tồn tại.
- Ở Đông Âu: những năm 1989-1991, chính quyền mới tuyên bố từ bỏ CNXH, thực hiện đa nguyên, đa đảng, chuyển kinh tế theo thị trường. 
Tổng 1,5 đ
3 ý 
mỗi ý 0,5 điểm
2
(2,25 đ)
Hoàn cảnh ra đời tổ chức ASEAN
Do nhu cầu hợp tác, phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: Inđônêxia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Xingapo.
Mục tiêu hoạt động 
 Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần hòa bình và ổn định khu vực. 
Nguyên tắc hoạt động
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết tranh chấp bằng hoà bình.
+ Hợp tác phát triển có kết quả.
Tổng 2,25 đ
0,75 đ gồm 3 ý mỗi ý 0,25 đ
0,5đ gồm 2 ý mỗi ý 0,25 đ
1 đ gồm 4 ý
Mỗi ý 0,25 đ
3
(2,25 đ)
Ngày 1.10.1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời
 + Kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc đối với Trung Quốc
 và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến. 
+ Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, phát triển. 
+ Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Âu sang Á.
0,25 đ
2 đ gồm 4 ý mỗi ý 0,5 đ
Tổng 2,25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2020_202.docx