Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Vân (có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Vân (có đáp án)

I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện:

 A. Ôm ( ) B. Oát (W) C. Ampe (A) D. Vôn (V)

Câu 2. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào dưới đây:

 A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.

 B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.

 C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, có cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

 D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Câu 3. Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?

 A. B. C. D.

Câu 4. Biểu thức nào dưới đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn?

 A. R = . B. R = C. R = D.

Câu 5. Hãy sắp xếp theo đúng trình tự các bước tiến hành thí nghiệm để xác định điện trở dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.

a) Ghi các kết quả đo được vào theo bảng

b) Đặt vào hai đầu dây dẫn các giá trị U khác nhau, đo U và I chay qua dây dẫn đó.

c) Tính giá trị trung bình cộng của điện trở.

d) Dựa vào số liệu đo được và công thức định luật Ôm để tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo.

 A. a, b, c, d B. a, d, b, c C. b, a, d, c D. b, c, a, d

Câu 6. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị đo điện trở?

A. Ôm (Ω). B. KilôÔm (kΩ). C. MêgaÔm (MΩ). D. Ômmet (Ωm).

Câu 7. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là nội dung của định luật Ôm?

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

 

docx 4 trang hapham91 5331
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Vân (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9
Cấp độ
Chủ đề
Biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
1. Định luật Ôm và các loại đoạn mạch.
Biết nội dung, hệ thức định luật Ôm. Đơn vị đo. Công thức liên hệ U, I, R trong đm nối tiếp, song song.
Hiểu được ý nghĩa điện trở, sự phụ thuộc của I vào U, mối quan hệ giữa hiệu điện thế của các điện trở trong mạch song song, nối tiếp, cách xác định điện trở bằng Vôn kế, ampe kế.
Vận dụng được công thức điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp, song song để đưa ra cách mắc phù hợp
8
3,2
1
1,0
6
2,4
2
0,8
1
1,0
2. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu, tiết diện, chiều dài – Biến trở
Biết điện trở suất là gì, công thức tính điện trở.
Hiểu được sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, vật liệu và tiết diện, ý nghĩa điện trở suất cách xác định sự phụ thuộc của điện trở.
Hiểu được cách hoạt động của biến trở để giải thích được hiện tượng.
3
1,2
1
1,0
1
0,4
2
0,8
1
1,0
3. Công – công suất điện
Nhận biết được công thức tính công suất điện, Dấu hiệu nhận biết dòng điện mang năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng, đơn vị công, công suất điện
Hiểu được mối quan hệ giữa công suất điện và điện năng, ý nghĩa số oát ghi trên dụng cụ điện.
Vận dụng được công thức tính công và công suất điện để tính được công - công suất điện.
4
1,6
1
2,0
3
1,2
1
0,4
1
2,0
Tổng 
10
4,0
40%
5
2,0
20%
1
1,0
10%
1
2,0
20%
1
1,0
10%
15
6,0
3
4,0
UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
Năm học: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÍ – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện:
 	A. Ôm ()	B. Oát (W) 	C. Ampe (A) 	D. Vôn (V)
Câu 2. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào dưới đây:
 	A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.
 	B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.
 	C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, có cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
 	D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
Câu 3. Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?
 	A. B. C. D. 
Câu 4. Biểu thức nào dưới đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn?
 	A. R = r. B. R = C. R = D. 
Câu 5. Hãy sắp xếp theo đúng trình tự các bước tiến hành thí nghiệm để xác định điện trở dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
a) Ghi các kết quả đo được vào theo bảng
b) Đặt vào hai đầu dây dẫn các giá trị U khác nhau, đo U và I chay qua dây dẫn đó.
c) Tính giá trị trung bình cộng của điện trở.
d) Dựa vào số liệu đo được và công thức định luật Ôm để tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo.
 A. a, b, c, d B. a, d, b, c C. b, a, d, c 	D. b, c, a, d
Câu 6. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Ω).	B. KilôÔm (kΩ).	C. MêgaÔm (MΩ).	D. Ômmet (Ωm).
Câu 7. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là nội dung của định luật Ôm?
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Câu 8. Điện trở của dây dẫn biểu thị
A. tính cản trở dòng điện của dây dẫn.	B. tính cản trở hiệu điện thế của dây dẫn.
C. tính cản trở dòng điện của êlectrôn.	D. tính cản trở dây dẫn của dòng điện.
Câu 9. Trong các hệ thức dưới đây, hệ thức nào biểu thị định luật Ôm? 
A. . 	B. .	C. . 	D. U = I.R.
Câu 10. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song là:
 	A. 	B. Rtđ = R1 + R2 	 C. Rtđ = R1.R2 	D.
Câu 11. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất điện:
A. P = U.I	 B. P= 	 C. P 	 	D. P= I.R
Câu 12. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện năng? 
 A. Niutơn (N) B. Jun (J) C. Oát (W) 	 	D. Ampe (A) 
Câu 13. Hai dây dẫn được bằng nhôm có cùng chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Biết S1 = 3S2, câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh R1 với R2? 
A. R1 = 3R2. 	B. R2 = 3R1	C. R1 = 9R2	D. R2 = 9R1
Câu 14. Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hóa điện năng thành cơ năng và nhiệt năng?
A. Quạt điện 	 B. Đèn LED. C. Bàn là điện. D. Nồi cơm điện. 
Câu 15. Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết :
A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường. 
B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút .
C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường.
D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức. 
II. Tự luận: (4,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Trên hình vẽ là sơ đồ mạch điện có biến trở MN, khi dịch chuyển con chạy về phía điểm N thì độ sáng của bóng đèn sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích?
Câu 2. (2,0 điểm) Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 400W. Ấm điện được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức. Hãy tính:
a) Điện trở của nồi cơm điện.
b) Điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày nếu trung bình mỗi ngày nồi được sử dụng trong 2 giờ.
Câu 3. (1,0 điểm) Phải dùng tối thiểu bao nhiêu điện trở loại 3Ω để mắc thành mạch điện có điện trở 4Ω . 
Ngày 30 tháng 10 năm 2020
Người duyệt đề
Người ra đề
Nguyễn Hồng Vân
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9
I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
C
A
A
D
C
D
C
A
B
A
D
B
B
A
A
II. Tự luận: (4,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) 
Độ sáng của bóng đèn sẽ GIẢM dần. 	 (0,5 điểm) 
Vì điện trở của cuộn dây tăng làm điện trở của biến trở tăng theo. Điện trở tăng thì cường độ dòng điện qua đèn giảm => Độ sáng bóng đèn giảm.	 (0,5 điểm)
 a) Điện trở của nồi cơm điện là 
 ADCT: R = U2/P = 121 Ω (1,0 điểm) 
 b) Điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày là
 ADCT: A= P.t = 0,4. 60 = 24 (kW.h) (0,75 điểm)
 Vẫn tính điểm cho học sinh tính ra đơn vị Jun 
 A = 86.400.000J = 86.400 kJ
Câu 2. (2,0 điểm) 
Tóm tắt đúng (0,25đ) 
Uđm = 220 V
Pđm = 400W = 0,4kW
t1= 2h
t2= 30 ngày 
a) R = ? (Ω)
b) A = ? (J)
Câu 3. (1,0 điểm)
+ Để có điện trở 4Ω phải mắc nối tiếp điện trở 3Ω với điện trở X sao cho:
3+X = 4 Ω => X = 1 Ω
+ Để có điện trở 1Ω phải mắc song song điện trở 3Ω với điện trở Y sao cho:
1/3+1/Y = 1/X =>1/Y = 2/3 => Y = 3/2 Ω
+ Để có điện trở 3/2Ω phải mắc song song điện trở 3Ω với điện trở Z sao cho:
1/3+1/Z = 1/Y =>1/Z = 1/3 => Z = 3 Ω
Vậy cần ít nhất 4 điện trở 3 Ω để mắc thành mạch điện có điện trở 4Ω

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2020_2021.docx