Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Đề 19 - Võ Thị Hồng

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Đề 19 - Võ Thị Hồng

1. Khi đun nóng một bình chứa nước máy, các bọt khí nhỏ được hình thành và nổi lên rất nhanh trước khi nước sôi. Tiếp tục để cho nước sôi hoàn toàn, sau đó để nguội. Khi nước được đun nóng trở lại, các bọt khí nhỏ không xuất hiện nữa. Giải thích hiện tượng.

2. Cho hợp chất X có công thức AB2, mỗi phân tử có tổng số hạt proton là 18, X thỏa mãn các phường trình hóa học sau:

X + O2 (dư) Y + Z ; X + Y A + Z; X + Cl2 A + HCl

a) Xác định công thức chất X và hoàn thành các phương trình hóa học minh họa.

b) Khi cho chất X lần lượt tác dụng với các dung dịch: nước brom, KMnO4, KOH ( thu được dung dịch vừa có phản ứng với BaCl2, vừa có phản ứng với NaOH). Viết các phương trình hóa học xảy ra.

1. Rau sống là món ăn ưa thích trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) trong thời gian từ 10 – 15 phút để sát trùng.

Giải thích khả năng sát trùng của dung dịch muối ăn. Vì sao cần khoảng thời gian ngâm rau sống như vậy?

2. Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3. Hàm lượng của nguyên tố nitơ trong hỗn hợp X là 11,864%.

a) Từ 21,24 gam hỗn hợp X có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại Fe, Cu, Ag.

b) Đem toàn bộ lượng hỗn hợp kim loại thu được tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, sau phản ứng được V lít SO2 (đktc) là sản phẩm khí duy nhất. Tính giá trị của V.

 

doc 2 trang hapham91 8020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Đề 19 - Võ Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: (2,75 điểm)
1. Khi đun nóng một bình chứa nước máy, các bọt khí nhỏ được hình thành và nổi lên rất nhanh trước khi nước sôi. Tiếp tục để cho nước sôi hoàn toàn, sau đó để nguội. Khi nước được đun nóng trở lại, các bọt khí nhỏ không xuất hiện nữa. Giải thích hiện tượng.
2. Cho hợp chất X có công thức AB2, mỗi phân tử có tổng số hạt proton là 18, X thỏa mãn các phường trình hóa học sau: 
X + O2 (dư) Y + Z ; X + Y A + Z; X + Cl2 A + HCl 
a) Xác định công thức chất X và hoàn thành các phương trình hóa học minh họa.
b) Khi cho chất X lần lượt tác dụng với các dung dịch: nước brom, KMnO4, KOH ( thu được dung dịch vừa có phản ứng với BaCl2, vừa có phản ứng với NaOH). Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2: (3,0 điểm)
1. Rau sống là món ăn ưa thích trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) trong thời gian từ 10 – 15 phút để sát trùng.
Giải thích khả năng sát trùng của dung dịch muối ăn. Vì sao cần khoảng thời gian ngâm rau sống như vậy?
2. Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3. Hàm lượng của nguyên tố nitơ trong hỗn hợp X là 11,864%.
a) Từ 21,24 gam hỗn hợp X có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại Fe, Cu, Ag.
b) Đem toàn bộ lượng hỗn hợp kim loại thu được tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, sau phản ứng được V lít SO2 (đktc) là sản phẩm khí duy nhất. Tính giá trị của V.
Câu 3: (6,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm nhôm clorua và nhôm sunfat vào nước thu được 200 gam dung dịch X, chia dung dịch X làm 2 phần: Phần 1 đem tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 13,98 gam kết tủa trắng. Phần 2 đem tác dụng với 476ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi phản ứng xong thu được 69,024 gam kết tủa. Biết khối lượng phần 2 gấp n lần khối lượng phần 1 (n: nguyên) và lượng chất tan trong phần 2 nhiều hơn trong phần 1 là 32,535 gam. Tính nồng độ C% của các chất tan có trong dung dịch X.
2. Trộn dung dịch X chỉ chứa a mol NaHCO3 với dung dịch Y chỉ chứa b mol Ba(OH)2 thu được chất kết tủa và dung dịch Z.
a. Xác định thành phần chất tan có trong dung dịch Z ( biết b < a < 2b ).
b. Đem 200ml dung dịch Z( chứa 1,86 gam chất tan) tác dụng với 200ml dung dịch Ca(HCO3)2 0,2M thu được 3 gam chất kết tủa và dung dịch chứa m gam chất tan. Tính nồng độ mol /lít của mỗi chất tan trong dung dịch Z và tìm giá trị của m.
Câu 4: (3,75 điểm)
1. Trong cuộc sống, ngoài việc sử dụng cồn làm nhiên liệu, còn có thể dùng nó để sát trùng hoặc rửa các vết thương vì cồn có tác dụng diệt khuẩn. Thực tế người ta thường dùng cồn 750 để sát trùng là tốt nhất mà không dùng cồn 900 hoặc 960. Giải thích khả năng diệt khuẩn của cồn 750, tại sao không dùng cồn 900 hay 960.
2. Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon ( có số mol bằng nhau và có số nguyên tử cacbon ≤ 4). Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X (đktc) bằng lượng oxi dư rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 5,14 gam, lọc bỏ kết tủa, sau thí nghiệm thấy khối lượng dung dịch trong bình đựng Ca(OH)2 giảm 2,86 gam so với trước phản ứng.
a. Xác định công thức phân tử của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp X và tìm giá trị của V.
b. Trộn 2 lít hỗn hợp X với 10,5 lít hỗn khí Y gồm C4H8, C4H6, H2, C4H4 thu được hỗn hợp khí Z. Đem nung nóng hỗn hợp khí Z với xúc tác Ni, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5 lít một chất khí duy nhất (các thể tích khí đo ở đktc). Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp Y so với H2.
Câu 5: (4,5 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm etilen và axetilen. Khối lượng của 1 lít hỗn hợp A là 1,1905g. Khi cho 6,72 lít hỗn hợp A lội qua 1,5 lít dung dịch Br2 0,2M; sau khi phản ứng xong thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn; khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 5,88 gam và có 1,792 lít hỗn hợp khí B thoát ra khỏi bình. Các thể tích khí đo ở đktc.
a) Tính khối lượng mỗi sản phẩm thu được.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp B. 
2. Đốt cháy hoàn toàn x(gam) hỗn hợp gồm hai rượu có công thức tổng quát CnH2n+1OH và CmH2m+1OH thu được a gam CO2 và b gam H2O.
a. Tìm biểu thức liên hệ giữa x, a, b.
b. Nếu biết a = 24,64 gam, b = 13,68 gam và 2 rượu ban đầu có khối lượng mol phân tử hơn kém nhau 14 gam. Tìm công thức phân tử và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi rượu có trong hỗn hợp ban đầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_de_19_vo_thi_hon.doc