Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Trần Đức Toàn

Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Trần Đức Toàn

Câu 2: 5 điểm.

1. Vì sao công nghiệp năng lượng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

2. Mô hình phát triển nghề rừng hiện nay ở nước ta là gì? Ý nghĩa của mô hình đó ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ?

 Câu 3: 6 điểm.

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy:

1. Nêu tên 4 cây công nghiệp dài ngày quan trọng ở Tây Nguyên hiện nay. Trình bày những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên để phát triển cây công nghiệp dài ngày ở vùng này?

2. Cho biết 6 trung tâm công nghiệp ở Đồng Bằng Sông Hồng, 3 trung tâm ở Đông Nam Bộ. Tại sao khu vực ĐBSH có mật độ các trung tâm công nghiệp dày nhất ở nước ta?

3. Nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào? Những tuyến giao thông huyết mạch đi qua các vùng kinh tế trọng điểm trên. Tuyến giao thông đó có vai trò gì đối với phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.

 

doc 5 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3572
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Trần Đức Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đề thi đề xuất
2. Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh.
 Môn thi : Địa lí Thời gian làm bài: 150 phút
3. Họ và tên : Trần Đức Toàn Chức vụ: Giáo viên
4. Đơn vị : Trường THCS Ngọc Lũ
5. Nội dung đề thi :
Câu 1: 4 điểm.
Số thành thị và nông thôn Việt Nam giai đoạn 1995-2009. 
Năm
1995
2000
2005
2009
Thành thị (triệu người)
14,9
18,7
22,3
25,5
Nông thôn (triệu người)
57,1
58,9
60,1
60,5
1.Tính tỉ trọng dân số nước ta trong giai đoạn trên.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta trong giai đoạn trên
Câu 2: 5 điểm. 
1. Vì sao công nghiệp năng lượng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
2. Mô hình phát triển nghề rừng hiện nay ở nước ta là gì? Ý nghĩa của mô hình đó ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ?
	Câu 3: 6 điểm.
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy:
1. Nêu tên 4 cây công nghiệp dài ngày quan trọng ở Tây Nguyên hiện nay. Trình bày những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên để phát triển cây công nghiệp dài ngày ở vùng này?
2. Cho biết 6 trung tâm công nghiệp ở Đồng Bằng Sông Hồng, 3 trung tâm ở Đông Nam Bộ. Tại sao khu vực ĐBSH có mật độ các trung tâm công nghiệp dày nhất ở nước ta?
3. Nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào? Những tuyến giao thông huyết mạch đi qua các vùng kinh tế trọng điểm trên. Tuyến giao thông đó có vai trò gì đối với phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
Câu 4: 5 điểm. 
Bảng diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 - 2010 
 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990
1995
2000
2007
2010
Cây công nghiệp hàng năm
542,0
716,7
778,1
864,0
797,6
Cây công nghiệp lâu năm
657,3
902,3
1.451,3
1.821,0
2.010,5
Tổng số
1.199,3
1.619,0
2.229,4
2.685,0
2.808,1
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010. Giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng?
--------Hết------
Thí sinh được dùng Átlát Địa lí Việt Nam, máy tính Casio bỏ túi
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Trần Đức Toàn
Trường THCS Ngọc Lũ - Bình Lục
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG CẤP TỈNH
Môn: Địa lí 9
Năm 2020-2021
Câu 1
1. Tính tỉ trọng dân số: đơn vị %
Năm 
1995
2000
2002
2005
Thành thị
20,7
24,1
27,1
29,7
Nông thôn
79,3
75,9
72,9
70,3
Tính sai tỉ trọng của 1 năm trừ 0,25đ
1,5đ
- Cơ cấu 2. Nhận xét, giải thích:
* nhận xét: Dân số nước ta trong giai đoạn 1990-2009 có sự chuyển dịch thay đổi rõ rệt:
+ Tỉ trọng dân thành thị tăng lên : d/c
+ Tỉ trọng dân nông thôn giảm xuống ..d/c
- Dân nông thôn vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu dân số của nước ta trong giai đoạn trên d/c
* giải thích:
- Cơ cấu dân số có sự chuyển dịch vì dân thành thị có tốc độ tăng nhanh ( gần gấp 2 lần) dẫn đến tỉ trọng tăng nhanh, còn dân nông thôn tăng chậm (chỉ tăng khoảng 1,1 lần) dẫn đến tỉ trọng giảm. điều đó sảy ra do ở nước ta quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh, mở rộng, đô thị nâng cấp, kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp .
- Tỉ trọng dân nông thôn vẫn còn lớn vì phần đông số lao động nước ta vẫn ở nông thôn, việc làm trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn nhiều, quá trình chuyển dịch cơ cấu nề kinh tế ở nước ta chưa mạnh .
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
Ý 1
2đ
1. Công nghiệp năng lượng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
- Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trí sản xuất công nghiệp nước ta (năm 2002 là 16,3%).
- Có thế mạnh phát triển lâu dài dựa trên nguồn tài nguyên trong nước: nguồn than, dầu khí có trữ lượng lớn, nguồn thủy năng dồi dào.
- Sự phát triển của công nghiệp năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng lớn và một phần để phục vụ xuất khẩu.
- Sự phát triển của công nghiệp năng lượng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển của các ngành sản xuất khác.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
ý 2
3đ
2. Mô hình phát triển nghề rừng hiện nay ở nước ta là: Nông lâm kết hợp
* Ý nghĩa của mô hình đó ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ?
-Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. 
-Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi. 
-Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy. 
-Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. 
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
5đ
1. *Kể tên cây công nghiệp quan trọng ở Tây Nguyên: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè 
(kể đúng 4 loại: 0,5đ, kể được 2-3 cây cho 0,25đ)
* Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
- Tài nguyên đất: có nguồn tài nguyên đất bazan lớn nhất cả nước 1,36tr ha, chiếm 66% của cả nước. đất màu mỡ, phong hóa sâu thích hợp để các cây công nghiệp dài ngày phát triển như cà phê, cao su .
- Đại hình: Nhiều cao nguyên có bề mặt rộng, khá bằng phẳng thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn .
- Khí hậu: Cận xích đạo, phân hóa theo đai cao theo mùa rất thích hợp với cây công nghiệp ưa nhiệt, vùng núi cao có khí hậu mát, lạnh có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới. Có mùa khô dài nên thuận lợi cho phơi sấy nông phẩm.
- Nguồn nước: có nhiều hệ thống sông lớn, có lượng nước khá phong phú, là nguồn nước để cung cấp tưới tiêu cho cây trồng .
----------------------------------------------------------------------
2. * Các trung tâm công nghiệp ở ĐBSH: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Phúc Yên, Hưng Yên, Nam Định 
(kể đúng 3-4 trung tâm trên được 0,25đ; đúng 5-6 được 0,5đ)
*Trung tâm ở ĐN Bộ: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà rịa-Vũng tàu.
( kể đúng 2-3 cho điểm, được 1 không cho điểm)
* ĐBSH có mật độ các trung tâm công nghiệp dày nhất ở nước ta vì:
- Nằm ở vị trí có điều kiện thuận lợi:
+ Nằm gần với TDMNBB bà BTB là những vùng có nguồn nguyên liệu rồi rào để phát triển công nghiệp.
+ Nằm ở khu vực có đầu mối giao thông lớn, trọng điểm của nước ta
+ Trong vùng có Thủ đô Hà Nội- là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước.
- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình thấp, bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nguồn nước rồi rào, có vùng biển , có một số khoáng sản .
- Dân cư, nguồn lao động: Dân số đông, nguồn lao động rồi rào, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, trình độ dân trí cao, nguồn lao động có trình độ, qua đào tạo lớn .
- Vùng có cơ sở hạ tầng phát triển sớn và tương đối tốt, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, KHKT. Đây vốn là vùng công nghiệp phát triển sớm và lớn của nước ta.
-------------------------------------------------------------------
3. * Những vùng kinh tế trọng điểm:
* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(kể đúng 2- 3 cho 0,25đ, kể 1 không cho điểm)
* Những tuyến giao thông huyết mạch đi qua những vùng kinh tế trọng điểm: Quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh, đường hàng không Hà Nội- TPHCM, đường biển Hải Phòng- TP HCM.
(kể đúng 3-5 đường trên cho 0,5đ kể đúng 2 loại đường cho 0,25đ, kể 1 đường không cho điểm)
* Vai trò.
- Là tuyến đường kết hợp nhiều loại hình giao thông, là tuyến giao thông chạy suốt chiều dài đất nước đi qua các vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn. Tạo mối liên hệ kinh tế giữa các vùng, miền, khu vực trên lãnh thổ nước ta.
- Có khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn nhất. 
- Là tuyến giao thông huyết mạch đối với phát triển knh tế liên vùng, luồng vận chuyển Bắc-Nam như nguyên liệu, khoáng sản, vật tư công nghiệp, lao động, hành khách. Luồng vận chuyển Nam-Băc như lương thực, thực phẩm, hàng tiê dùng, hành khách 
- Thúc đẩy sự chuyển dịch nguồn lao động theo lãnh thổ, vùng miền, tạo điều kiện để khai thác các thế mạnh và tiềm năng của các vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
-----
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0.25đ
0,25đ
0,25đ
-----
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
5đ
1. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.
Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
Lưu ý:
Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 2,0
2đ
2. Nhận xét và giải thích 
a) Nhận xét 1,5đ
- Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. 
Trong đó:
-Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên 2.808, 1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng gấp 2,34 lần.
-Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên 2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp 3,1 lần.
-Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên 797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5 lần. 
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
+Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%. 
+ Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%. 
b) Giải tích. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do 
-Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu...) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp.
-Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước.
-Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật chất... 
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
------------------hết-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_de_xuat_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_dia_ly_lop_9.doc