Đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (có đáp án)

Đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (có đáp án)

PHẦN I: Đọc - hiểu (2,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

( Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 94)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên là gì? Cảnh trong đoạn trích được nhìn qua con mắt của ai?

PHẦN II – Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn để làm rõ tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên?

Câu 2 ( 5.0) : Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

 

docx 2 trang hapham91 6251
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B – Đề bài 
PHẦN I: Đọc - hiểu (2,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
( Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 94)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên là gì? Cảnh trong đoạn trích được nhìn qua con mắt của ai?
PHẦN II – Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn để làm rõ tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên?
Câu 2 ( 5.0) : Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
2.0
1
 -Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm: Truyện Kiều
- Tác giả: Nguyễn Du 
0.5
2
Các từ láy: Xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm
0.5
3
-Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên: Tả cảnh ngụ tình.
- Cảnh được nhìn qua con mắt của: Nhân vật Thúy Kiều. 
1.0
II
Tạo lập văn bản
1
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) để làm rõ tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên?
3.0
Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. 
0.5
Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung sau:
-Mở đoạn: Giới thiệu khái quát tác phẩm, đoạn trích, nêu cảm nhận chung về tâm trạng của nhân vật qua đoạn trích.
- Thân đoạn:
+ Đoạn thơ diễn tả tâm trạng đau buồn cô đơn lo sợ vô vọng, hiện lên qua ánh mắt nhìn của nàng Kiều, trong cảnh cửa bể chiều hôm trước lầu Ngưng Bích.
+ Buồn nghĩ đến thân phận bơ vơ của mình nơi đất khách quê người + Buồn cho số phận chìm nổi không biết đi đâu về đâu ...
+ Buồn đau tê tái khi nghĩ đến tương lai mờ mịt...
+ Thiên nhiên mờ mịt, dữ dội như đang bủa vây ... nỗi buồn hãi hùng lẻ loi
+ Các điệp ngữ, điệp câu, câu hỏi tu từ, từ láy...
=> thể hiện những cơn sóng lòng ở nàng Kiều.
- Kết đoạn: Khẳng định vấn đề đã NL, liên hệ, mở rộng vấn đề... 
2,5
 0,25
 2,0
0,25
2
* Yêu cầu chung:
 - Về nội dung:
 + Kể lại chuyến thăm trường đó với một người bạn học lớp ngày không có điều kiện về thăm trường. Viết thư cho người bạn đó.
 + Vị trí của người kể chuyện: đã trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 - Hình thức: 
 + Xác định được yêu cầu đề bài: Kể chuyện, bố cục: 3 phần .
 + Hình thức : viết thư.
 + Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả.
 + Trình bày sạch, đẹp, ý mạch lạc.
0.5
* Yêu cầu cụ thể:
 Mở bài:
 + Kể lí do đến thăm trường 
 + Thời gian thăm trường: buổi sáng ngày lễ kỉ niệm, ngày 20/11 
 Thân bài: 
 Kể lại với bạn cũ về chuyến thăm trường đầy xúc động đó
 + Đến trường gặp bạn bè cùng khoá, gặp cô giáo chủ nhiệm cũ...
 + Quang cảnh trường cũ nhiều thay đổi: 
 - Khu lớp học mới xây khang trang; 
 - Có phòng điều hành, các phòng chức năng đặc biệt dừng lại ở phòng truyền thống ( Cảm nhận những dấu ấn kỉ niệm qua những bức hình chụp bạn bè đạt giải cao trong các kì thi; hoặc các hoạt động văn nghệ; các cuộc thi...Hồi tưởng lại 
cảnh trường ngày xưa mình học những hình ảnh gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên trong kí ức, tâm trạng xao xuyến...) 
 + Kể về cô giáo chủ nhiệm năm xưa
 + Kể về thế hệ học trò hôm nay
 Kết bài: Nêu lên ấn tượng, cảm xúc của bản thân về mái trường thân yêu và chia sẻ cùng bạn.
4,5
0,5
3,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx