Đề thi khảo sát học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Quang Thọ (Có đáp án)

Đề thi khảo sát học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Quang Thọ (Có đáp án)

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết, những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

b. Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức.

 

docx 11 trang maihoap55 11083
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Quang Thọ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ( Mã đề 01 )
TRƯỜNG TH&THCS KỲ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020
 QUANG THỌ Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI
Câu 1: 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết, những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.
(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b. Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức.
c. Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?
d. Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
Câu 2: Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian.
Câu 3. (5,0 điểm) Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp.
- Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr180) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ... Hết .....
( Mã đề 02 )
TRƯỜNG TH&THCS KỲ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020
 QUANG THỌ Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI
Câu 1:(2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi.Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật.Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người!
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn , NXB Hội nhà văn, 2016, tr.184 – 185)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b) Hai câu “Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này” được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
c) Theo tác giả, vì sao “khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi”?
d) Em có đồng tình với quan điểm: “Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người”? Vì sao?
Câu 2: ( 3,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) về chủ đề điều kì diệu của sự sẻ chia.
 Câu 3. (5,0 điểm) Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp.
- Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr180) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ... Hết .....
HƯỚNG DẪN CHẤM ( Mã đề 1 )
Câu 1( 2,0 điểm).
a.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.(0,25)
b. phép liên kết về hình thức là phép lặp: Thời gian (0,25)
c.“Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”: Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi. (0,5)
d.Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua.(1,0)
Câu 2.(3,0 đ)
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh vào để làm bài văn về nghị luận xã hội.
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Nêu vấn đề.
2. Giải thích vấn đề.
- Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích.
=> Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình.(0,5)
3. Bàn luận vấn đề:
- Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn. Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội. (0,5)
- Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi. Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí. (0,5)
- Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí: (1,0)
+ Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có.
+ Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí.
+ Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc.
+ Tạo bản thân thói quen làm việc đúng giờ.
+ 
4. Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí (0,5)
Câu 3: Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: Vài lời giới thiệu để tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.
- Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có mộtvốn sống vô cùng phong phú.
- Lặng lẽ Sa Pa truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. (1,0)
II. Thân bài
Hình ảnh xuất hiện anh thanh niên(1,0) mỗi ý đúng cho 0,25đ)
Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.
Công việc thực hiện 
– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.
– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.
– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.
– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.
Phong cách sống đẹp (2,0: mỗi ý đúng cho 0,5đ)
– Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:
+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.
+ Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.
– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.
Anh thanh niên là đại diện cho người lao động
– Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
– Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của em hình tượng anh thanh niên. (1,0)
Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh niên với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm không đòi hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành Long khi phác họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà cao đẹp.
 HƯỚNG DẪN CHẤM ( Mã đề 2 )
Câu 1.
a)Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.( 0, 25)
b)Phép liên kết: phép nối – “và”. .( 0, 25)
c)Theo tác giả, “khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi” vì “khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng”. .( 0,5)
d)Có đồng tình.
Vì:
+ Chúng ta cảm thấy mình được yêu thương, mình có sự gắn kết với thế giới này.
+ Khi chia sẻ, mình có thể cảm nhận được cuộc sống có những người khó khăn và vất vả hơn mình nhiều, mình có thể vẫn là một con người rất may mắn. Mình cần cố gắng và nỗ lực cho cuộc sống nhiều hơn nữa. .( 1,0)
Câu 2.
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Nêu vấn đề: điều kì diệu của sự sẻ chia. .( 0,5)
2. Giải thích vấn đề:
Sự sẻ chia là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ với những người xung quanh. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. .( 0,25)
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.” Sẻ chia sẽ đem đến cho cuộc sống những điều kì lạ mà ta không tưởng. .( 0,25)
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Tác dụng của sự sẻ chia:
+ Khi chúng ta biết sẻ chia, chúng ta sẽ nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương từ những người xung quanh. .( 0, 25)
+ Khi mọi người biết sẻ chia các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. .( 0, 25)
+ Sự sẻ chia giúp con người vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. .( 0, 25)
+ Sẻ chia với mọi người sẽ đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân.
( 0, 25).
- Sự sẻ chia diễn ra trên nhiều phương diện, cả vật chất lẫn tinh thần, cả những người thân thiết đến những mối quan hệ ngoài xã hội. .( 0, 25)
- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng, có phân tích.
- Phê phán những con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.( 0, 25).
- Liên hệ bản thân: Em đã biết chia sẻ với mọi người chưa? Sự chia sẻ giúp em điều gì trong cuộc sống. .( 0,5)
Câu 3: Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: Vài lời giới thiệu để tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.
- Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có mộtvốn sống vô cùng phong phú.
- Lặng lẽ Sa Pa truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. Thân bài
Hình ảnh xuất hiện anh thanh niên
Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.
Công việc thực hiện
– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.
– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.
– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.
– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.
Phong cách sống đẹp
– Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:
+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.
+ Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.
– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.
Anh thanh niên là đại diện cho người lao động
– Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
– Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của em hình tượng anh thanh niên.
Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh niên với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm không đòi hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành Long khi phác họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà cao đẹp.
 HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_ma_de_01_nam_hoc.docx