Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa (có đáp án)

Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa (có đáp án)

Câu I (2,0 điểm).

1. Nêu hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh trục.

2. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng trên Trái Đất?

Câu II (3,0 điểm). Vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi đến sản xuất ở địa phương em như thế nào?

Câu III (6,5 điểm).

1. Tại sao giải quyết việc làm lại đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? Để giải quyết việc làm cần có những biện pháp gì ?

2. Trình bày ý nghĩa của giao thông vận tải? Vì sao giao thông vận tải đường bộ là loại hình quan trọng nhất?

3. Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng của Thanh hóa?

Câu IV (3,5 điểm).

1. Dựa Átlát địa lí Việt Nam xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐB sông Cửu Long?

2. Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực-thực phẩm lớn nhất nước ta?

Câu V (5,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

 Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2010

Năm 1990 1995 2000 2007 2010

Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6

Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1.451,3 1.821,0 2.010,5

Tổng số 1.199,3 1.619,0 2.229,4 2.685.0 2.808,1

1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.

2. Nhận xét về cơ cấu và tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.

(Thí sinh được dùng Át Lát Địa lí Việt Nam)

 

doc 5 trang hapham91 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 THANH HÓA
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020
Môn thi: ĐỊA LÍ – LỚP 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 05 câu, gồm 01 trang
Câu I (2,0 điểm).
1. Nêu hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh trục.
2. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng trên Trái Đất?
Câu II (3,0 điểm). Vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi đến sản xuất ở địa phương em như thế nào? 
Câu III (6,5 điểm). 
1. Tại sao giải quyết việc làm lại đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? Để giải quyết việc làm cần có những biện pháp gì ?
2. Trình bày ý nghĩa của giao thông vận tải? Vì sao giao thông vận tải đường bộ là loại hình quan trọng nhất?
3. Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng của Thanh hóa?
Câu IV (3,5 điểm). 
1. Dựa Átlát địa lí Việt Nam xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐB sông Cửu Long?
2. Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực-thực phẩm lớn nhất nước ta?
Câu V (5,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
 Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2010
Năm
1990
1995
2000
2007
2010
Cây công nghiệp hàng năm
542,0
716,7
778,1
864,0
797,6
Cây công nghiệp lâu năm
657,3
902,3
1.451,3
1.821,0
2.010,5
Tổng số
1.199,3
1.619,0
2.229,4
2.685.0
2.808,1
1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.
2. Nhận xét về cơ cấu và tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010. 
(Thí sinh được dùng Át Lát Địa lí Việt Nam)
--------------- Hết ---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
 Họ và tên thí sinh ..Số báo danh 
Giám thị số 01 ...Giám thị số 02 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2019- 2020
Môn thi: ĐỊA LÍ – LỚP 9 THCS
(Hướng dẫn chấm có 04. trang)
Câu I (2,0 điểm).
1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. 0,5 điểm 
- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất. 0,5 điểm 
2. Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng trên Trái Đất vì:
- Trái Đất hình cầu. 0,5 điểm 
- Trái Đất tự quay liên tục quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. 0,5 điểm 
Câu II (3,0 điểm). 
* Giải thích
- Tính chất nhiệt đới 0,5 điểm 
Vị trí địa lí của nước ta: điểm cực Bắc gần chí tuyến Bắc (23023’B), điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8034’B). Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên nền nhiệt cao và lượng bức xạ lớn.
- Tính chất ẩm 1,0 điểm 
Nước ta nằm kề Biển Đông, đường bờ biển kéo dài, Biển Đông đã làm biến tính các khối khí thổi vào đất liền: tăng nhiệt ẩm cho khối khí từ phương bắc xuống, làm dịu mát các khối khí nóng từ phương nam lên. 
Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài theo chiều Bắc-Nam. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam thấp dần ra biển đã tạo thuận lợi cho các luồng gió hướng đông nam từ biển thâm nhập sâu vào trong đất liền. 
Gió mùa kết hợp với tác động của Biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm cao. 
- Tính chất gió mùa 0,5 điểm 
Nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á - Âu, trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa. 
 * Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi đến sản xuất ở địa phương em như thế nào? 1,0 điểm 
- Đối với sản xuất nông nghiệp có thể hoạt động quanh năm, có điều kiện thâm canh, tăng vụ (tạo ra các sản phẩm đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới)
- Đối với các ngành kinh tế khác: giao thông, du lịch, công nghiệp, vv...
Câu III (6,5 điểm). 
1. Giải quyết việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: (1,0 điểm)
- Nước ta có lực lượng lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất lượng của nguồn lao động thấp tạo sức ép lớn đối với giải quyết việc làm. (0,5 điểm)
+ Ở nông thôn: Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên thiếu việc làm ở nông thôn, Tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động nông thôn là 77.7% (năm 2003) (0,25 điểm)
+ Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6%, trong khi thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. (0,25 điểm)
* Hướng giải quyết: (1,5 điểm)
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mổi vùng vừa tạo thêm việc làm mới (0,25 điểm)
- Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình. (0,25 điểm)
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. (0,25 điểm)
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở khu vực thành thị. (0,25 điểm)
- Mở rộng liên doanh, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động cũng là những hướng tạo khả năng giải quyết việc làm. (0,25 điểm)
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. (0,25 điểm)
2. Ý nghĩa của giao thông vận tải: 
- Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt đối với mọi ngành kinh tế và đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường. (0,5 điểm)
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước. (0,25 điểm)
- Nhờ việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển. (0,25 điểm)
* Giao thông vận tải đường bộ là loại hình quan trọng nhất vì:
- Đây là loại hình giao thông vận tải có chiều dài lớn nhất: cả nước có 205 nghìn km đường bộ, trong đó có 15 nghìn km đường quốc lộ. (0,5 điểm)
- Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, chiếm 67,68% khối lượng vận chuyển hàng hóa của nước ta. (0,5 điểm)
- Giao thông vận tải đường bộ là loại hình có tính cơ động cao, thích hợp với mọi loại địa hình đặc biệt là những vùng hiểm trở. (0,5 điểm)
- Giao thông vận tải đường bộ là loại hình được đầu tư nhiều nhất nhiều tuyến đường quan trọng được mở rộng, nâng cấp góp phần phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa. (0,5 điểm)
3. Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng của Thanh hóa? (1,0 điểm)
- Du lịch nhân văn: Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc); Di tích Lam Kinh (Thọ Xuân); Đúc Đồng (Đông Sơn); Đền Bà Triệu (Hậu Lộc)...
- Du lịch tự nhiên: Vườn quốc gia Bến En (Như Thanh); Suối cá thần (cẩm Thủy); Động Bích Đào (Nga Sơn); Bãi biển Sầm Sơn (thị xã Sầm Sơn); Hải Tiến (Hoằng Hóa); Hải Hòa (Tĩnh Gia) 
 (Học sinh nêu được từ 08 điểm du lịch trở lên cho điểm tối đa; từ 4-7 điểm du lịch cho 0,5 điểm; dưới 4 điểm du lịch cho 0,25 điểm).
Câu IV (3,5 điểm). 
1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐB sông Cửu Long?
* Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: (0,5 điểm)
- Vùng nằm ở phía nam lãnh thổ Việt Nam, nằm liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ. - Phía bắc giáp: Cam-Pu-chia, 
- Phía Tây Nam: Vịnh Thái Lan, 
- Phía Đông Nam: Biển Đông.
* Ý nghĩa: 
- Giao lưu với các vùng trong nước (qua các tuyến đường GT ) (0,25 điểm)
- Giao lưu với các nước khác thông qua các cửa khẩu, cảng biển. (0,25 điểm)
- Củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng. (0,25 điểm)
2. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực-thực phẩm lớn nhất nước ta?
- Địa hình: đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp... (0,5 điểm)
- Tài nguyên đất: Chủ yếu là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp... (0,5 điểm)
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào thuận lợi cho việc phát triển lương thực, thực phẩm ... (0,5 điểm)
- Nguồn nước: hệ thống sông ngòi dày đặc, vùng nước mặn nước lợ rộng lớn có giá trị lớn về thủy lợi, nuôi trồng thủy sản.... (0,25 điểm)
- Tài nguyên biển phong phú là cơ sở để đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. (0,25 điểm)
- Các điều kiện khác. (0,25 điểm)
Câu V (5,0 điểm).
a,Vẽ biểu đồ: 2,5 điểm
- Xử lí số liệu: (0,5 điểm)
Năm
1990
11 1995	1995
2000
2007
2010
Cây CN hàng năm
45,2
44,3
34,9
32,2
28,4
Cây CN lâu năm
54,8
55,7
65,1
67,8
71,6
Tổng số
100
100
100
100
100
- Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối. (2,0 điểm)
+ Yêu cầu: Đúng dạng biểu đồ, chính xác có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, ghi số liệu trên biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ khác không cho điểm. Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên trừ 0,25 điểm
b, Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010: 2,5 điểm
- Trong giai đoạn 1990 – 2010 tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng: Trong đó (0,75 điểm)
+ Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1199,3 nghìn ha lên 2808,1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1698,8 nghìn ha tăng gấp 3,1 lần. (0,25 điểm)
+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh (dẫn chứng) (0,25 điểm)
+ Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm (dẫn chứng) (0,25 điểm)
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi: (0,5 điểm)
+ Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 54,8% lên 71,6%. (0,25 điểm)
+ Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%. (0,25 điểm)
Ghi chú:
 Học sinh diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo yêu cầu vẫn cho điểm tối đa.
 .HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_dia_ly_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_n.doc