Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Huyện Bến Cầu (Có đáp án)

Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Huyện Bến Cầu (Có đáp án)

Câu 1: (2.0 điểm)

 Nêu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nam Á? Câu 2: (4.0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Vùng Mật độ dân số

Cả nước 265

Đồng bằng sông Hồng 949

Trung du và miền núi phía Bắc 119

Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 199

Tây Nguyên 97

Đông Nam Bộ 631

Đồng bằng sông Cửu Long 427

 Mật độ dân số một số vùng của nước ta, năm 2011 (đơn vị: người/km2)

 a. Hãy nêu nhận xét và rút ra kết luận về sự phân bố dân cư ở các vùng của nước ta năm 2011. Tại sao Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất?

 b. Dân cư, nguồn lao động có tác động như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Tại sao các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Câu 3: (4,5 điểm)

Dựa vào Alát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

 a. Cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.

 b. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Câu 4: (5 điểm)

Dựa vào Alát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a. Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển và có tính chất biển sâu sắc.

b. Trình bày và giài thích đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

c. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết: "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa quây". Hãy cho biết hiện tượng "nắng đốt" và "mưa quây" xảy ra ở sườn nào của dãy Trường Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện tượng trên.

 

doc 7 trang hapham91 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Huyện Bến Cầu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN BẾN CẦU
Họ và tên thí sinh: .. ..
 SBD: ...................... 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS VÒNG HUYỆN NĂM 2018-2019
Ngày thi ngày 20/10/2018
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 120 phút
(không tính thời gian giao nhận đề)
	ĐỀ CHÍNH THỨC
 ( Đề thi có 2 trang thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
Câu 1: (2.0 điểm)
 Nêu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nam Á? Câu 2: (4.0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Vùng
Mật độ dân số
Cả nước	
265
Đồng bằng sông Hồng
949
Trung du và miền núi phía Bắc
119
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung
199
Tây Nguyên
97
Đông Nam Bộ
631
Đồng bằng sông Cửu Long
427
 Mật độ dân số một số vùng của nước ta, năm 2011 (đơn vị: người/km2) 
 a. Hãy nêu nhận xét và rút ra kết luận về sự phân bố dân cư ở các vùng của nước ta năm 2011. Tại sao Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất? 
 b. Dân cư, nguồn lao động có tác động như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Tại sao các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
Câu 3: (4,5 điểm)
Dựa vào Alát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 
 a. Cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.
 b. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Câu 4: (5 điểm)
Dựa vào Alát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 
Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển và có tính chất biển sâu sắc.
Trình bày và giài thích đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
 Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết: "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa quây". Hãy cho biết hiện tượng "nắng đốt" và "mưa quây" xảy ra ở sườn nào của dãy Trường Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện tượng trên.
Câu 5: (4,5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: Tỉ đồng)
 Năm
Khu vực
1995
2000
2005
2007
2010
Tổng số
228892
441646
839211
1143715
1980914
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
62219
108356
175984
232586
407647
Công nghiệp và xây dựng
65820
162220
348518
480151
824904
Dịch vụ
100853
171070
314708
430979
748363
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và 2012)
Qua bảng số liệu trên, em hãy:
a. Vẽ biểu đồ thich hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010.
b. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010.
-------------- HẾT --------------
Thí sinh được sử dụng ATLAT địa lý Việt Nam của nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
Nêu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nam Á?
2,0
* Thuận lợi: 
+ Tây Nam Á là khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt của thế giới. Nơi đây chiếm 65% lượng dầu mỏ và 25% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới, cho phép khai thác hằng năm trên 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu mỏ thế giới. Dầu mỏ tập trung chủ yếu ở các nước vùng đồng bằng Lưỡng Hà và quanh vịnh pec-xich: I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập-xê-ut...
+ Vị trí chiến lược quan trọng, ngã 3 châu lục Âu - Á- Phi. Nằm trên đường giao thông đường biển quốc tế, có kênh đào Xuy-ê nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ, thông Ân Độ Dương với Đại Tây Dương.	
0,5
0,5
* Khó khăn
- Vị trí chiến lược quan trọng nên đây là địa bàn nhạy cảm, dễ xảy ra xung đột, tranh chấp, kinh tế - Xã Hội bất ổn định.	
0,5
-Địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp, ít đất canh tác nông nghiệp.
0,5
Câu 2: (4,0 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Nhận xét
2,0
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng.
0,25
+ Mật độ cao nhất là ĐBSH, sau đó là ĐNB, thấp nhất là Tây Nguyên.
0,25
+ Mật độ dân cư vùng cao nhất gấp 9,78 lần mật độ vùng thấp nhất.
0,25
+ Mật độ dân cư vùng cao nhất gấp 3,58 lần so với cả nước và gấp 1,5 lần so với vùng đứng thứ nhì (Đông Nam Bộ).
0,25
- Kết luận:
+ Mật độ dân số nước ta không đều, tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi cao nguyên.
0,5
- Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất vì:
+ Những nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, nguồn nước,...
0,25
+ Những nhân tố KTXH: trình độ, cơ cấu và tính chất các hoạt động kinh tế, đặc điểm dân cư, trình độ dô thị hoá,...
0,25
b. Giải thích
2,0
*Tác động của dân cư, nguồn lao động:
- Dân số đông, sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi, thị trường ngày càng chú trọng vào phát triển công nghiệp.
0,25
- Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển cho nhiều ngành công nghiệp cần nhiều lao động và một số ngành công nghệ cao.
0,25
*Các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung ở Đông Nam Bộ vì:
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
0,25
- Có vị trí thuận lợi cho việc xuất nhâp khẩu hàng hoá, máy móc, thiết bị.
0,25
- Kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là mạng lưới giao thông, khả năng cung cấp điện.
0,25
- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng tốt.
0,25
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
0,25
- Cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động, thích hợp cơ chế thị trường.
0,25
Câu 3: (4,5 điểm)
Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta:
 3,5
- Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km.
0,25
- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài, 
0,25
- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. 
0,25
- Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.
0,25
- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. 
0,25
- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
0,25
+ Điều kiện kinh tế xã hội:
- Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
0,25
- Cơ sở vật chất được chú trọng. 
0,25
- Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn.
0,25
- Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành. thủy sản
0,25
* Khó khăn:
- Hằng năm có 9- 10 cơn bão đổ bộ vào nước
0,25
- Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới. 
0,25
-Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu.
0,25
- Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm.
 0,25
 b. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
 1
- Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
0,25
- Ngày 28/7/ 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
0,25
- Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA( Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương( APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương.
0,25
- Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
 0,25
Câu 4: (5,0 điểm)
a.Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển và có tính chất biển sâu sắc
2
Quốc gia ven biển:
- Nước ta có Biển Đông rộng lớn bao bọc phía đông và nam phần đất liền với chiều dài bờ biển là 3260 km. Vùng biển rộng 1 triệu km2; tương quan giữa diện tích đất liền với diện tích mặt biển là tỉ lệ 1:3 (thế giới 1:2,43)-nghĩa là 1km2 đất liền tương ứng với 3 km2 mặt biển.
0,25
- Địa hình nước ta lại kéo dài theo bờ biển trên 3.000 km, bề ngang khá hẹp -nhất là ở miền Trung.
0,25
*Tính chất biển:
- Vùng biển nước ta là vùng biển nhiệt đới nóng ẩm có tác động sâu sắc đến đặc điểm khí hậu. Tác dụng điều hòa khí hậu của biển đựơc thể hiện rõ:
0,25
+ Mùa đông nhiệt độ nước biển ấm hơn đất liền. Lượng nhiệt và ẩm của biển đã làm bớt độ lạnh và khô của khí hậu mùa đông của miền Bắc, đặc biệt vào các đợt hoạt động của gió mùa đông bắc.
0,25
+ Mùa hạ lượng nhiệt và ẩm lớn của biển làm tăng cường lượng mưa, ẩm trên đất liền, nhất là nơi địa hình chắn gió làm dịu bớt cái nóng của mùa hè.
0,25
- Biển góp phần tạo nên các dạng địa hình ven biển rất đa dạng và đặc sắc. Đó là các dạng địa hình bồi tụ tam giác châu với các bãi triều rộng lớn, các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các vũng vịnh nước sâu, các bãi, rạn san hô 
0,25
- Biển tạo nên ở vùng ven biển các hệ sinh thái rất phát triển như hệ sinh thái rừng ngập mặn, HST vùng cửa sông nước lợ, HST đầm phá.
0,25
- Biển là nơi chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là các loài sinh vật biển, khoáng sản, đặc biệt là dầu khí ở thềm lục địa và các bãi biển tự nhiên có sức hấp dẫn khách du lịch
0,25
b. Trình bày và giải thích đặc điểm chung sông ngòi của nước ta?
 2
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, sông phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Đồng Nai..)
0,25
Vì: Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa lớn; lãnh thổ nước ta hẹp ngang với ¾ diện tích là đồi núi, núi lại ăn sát ra biển.
0,25
+ Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam (sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Tiền, sông Hậu,...) và hướng vòng cung (sông Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Hương, sông Ba,...)
0,25
Vì: Do hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
0,25
+ Sông ngòi nước ta có hai mùa lũ và cạn khác nhau rõ rệt: mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm, nước sông dâng cao và chảy mạnh. 
0,25
Vì: Chế độ mưa của nước ta phân màu rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
0,25
 + Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn: hàng năm sông ngòi vận chuyển 839 tỉ m3 nước cùng hàng trăm triệu tấn phù sa.
0,25
Vì: Lãnh thổ nước ta chủ yếu là đồi núi, địa hình dốc, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, độ che phủ rừng thấp, địa hình dễ bị phong hoá.
0,25
c. Hãy cho biết hiện tượng "nắng đốt" và "mưa quây" xảy ra ở sườn nào của dãy Trường Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện tượng trên.
 1
+ Hiện tượng "nắng đốt" ở sườn Đông, "mưa quây" ở sườn Tây của dãy Trường Sơn.
0,25
+ Thời gian vào mùa Hạ (từ tháng 5 đến tháng 10).
0,25
- Giải thích: Vào mùa hạ gió mùa Tây Nam thổi tới gặp dãy Trường Sơn chắn gió, gây mưa nhiều ở sườn đón gió (sườn Tây của dãy Trường Sơn) và gây ra hiệu ứng fơn khô nóng ở sườn khuất gió (sườn Đông của dãy Trường Sơn).
0,5
Câu 5: (4,5 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Xử lí số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: %)
 Năm
Khu vực
1995
2000
2005
2007
2010
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
27,2
24,5
21,0
20,3
20,6
Công nghiệp và xây dựng
28,8
36,7
41,5
42,0
41,6
Dịch vụ
44,0
38,8
37,5
37,7
37,8
1
b. Vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu:
+ Vẽ biểu đồ miền.
+ Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ.
+ Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi miền.
+ Trục tung: chia tối đa đến 100%, không có mũi tên, ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung.
+ Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ “năm” ở cuối trục.
- Trừ điểm:
+ Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm kể cả nhận xét đúng.
+ Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí thiếu không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí.
2
Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010
- Nhận xét: 
+ GDP nước ta từ 1995 – 2010 tăng (số liệu chứng minh, 8,7 lần).
+ Trong các khu vực thì khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất (12,5 lần), các khu vực còn lại tăng chậm (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,6 lần; dịch vụ tăng 7,4 lần).
- Sự thay đổi cơ cấu:
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng các khu vực còn lại giảm (dẫn chứng).
b. Giải thích:
- Tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP nước ta chịu ảnh hưởng của:
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Sự thành công của công cuộc Đổi mới.	
(Thí sinh có cách trả lời khác, nếu đúng và đẩy đủ vẫn cho điểm tối đa. Có thể cho thí sinh phân tích mối quan hệ giữa phát triển GDP và thay đổi cơ cấu GDP từ 1995 – 2010)
0,5
0,5
0,5
-------------- HẾT --------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_dia_ly_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen.doc