Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Phú Thọ (có đáp án)
Câu 1 (3,5 điểm).
Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai khởi đầu từ khu vực nào? Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau năm 1945.
Câu 2 (2,5 điểm).
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới có những biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng nào? Theo em, sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thời cơ và thách thức của các dân tộc trên thế giới là gì?
Câu 3 (4,0 điểm).
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng nào? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với lớp người đi trước?
Câu 4: (4,5 điểm).
Trình bày hoàn cảnh lịch sử làm bùng nổ phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng này?
ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (3,5 điểm). Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai khởi đầu từ khu vực nào? Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau năm 1945. Câu 2 (2,5 điểm). Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới có những biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng nào? Theo em, sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thời cơ và thách thức của các dân tộc trên thế giới là gì? Câu 3 (4,0 điểm). Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng nào? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với lớp người đi trước? Câu 4: (4,5 điểm). Trình bày hoàn cảnh lịch sử làm bùng nổ phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng này? Câu 5: (5,5 điểm). Vì sao Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (9/3/1945)? Trước tình hình đó, Đảng cộng sản Đông Dương đã có chủ trương và hành động gì để thúc đẩy phong trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa? Hết Họ tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:............................. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT (Hướng dẫn chấm có 05 trang) Câu Nội dung Điểm 1 Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai khởi đầu từ khu vực nào? Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau năm 1945. 3,5 a. Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai khởi đầu từ khu vực Đông Nam Á. 0,5 b. Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau năm 1945. - Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. + Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ khu vực Đông Nam Á, nhiều nước đã tuyên bố độc lập như Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945). 0,5 + Tiếp đó, phong trào lan nhanh sang Đông Bắc Á, Nam Á, Bắc Phi. Kết quả nhiều nước đã giành được thắng lợi như Trung Quốc (1949), Ấn Độ (1950), Ai Cập (1953) Đặc biệt, lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập nên gọi là “Năm châu Phi”. 0,5 + Các nước Đông Nam Á đến giữa những năm 50 thì giành được độc lập, trừ ba nước Đông Dương vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 0,25 + Tại Mĩ La-tinh, ngày 1/1/1959, nhân dân Cu Ba đã lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập nước Cộng hòa Cu Ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu. 0,25 + Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ 0,25 - Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. + Điểm nổi bật của giai đoạn này là nhân dân ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha những năm 1974-1975. Sự kiện này đánh dấu chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi qua nhiều thế kỉ. 0,5 - Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. + Nét nổi bật của giai đoạn này là cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi: Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. 0,25 + Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ. Năm 1993, Nam Phi là nước cuối cùng hoàn thành cuộc đấu tranh này, chấm dứt sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc sau hơn ba thế kỉ tồn tại. 0,25 + Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các dân tộc Á, Phi và Mĩ La-tinh bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 0,25 2 Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới có những biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng nào? Theo em, sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thời cơ và thách thức của các dân tộc trên thế giới là gì? 2,5 a. Những biến chuyển: - Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. 0,5 - Sự tan rã của trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. 0,25 - Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. 0,25 - Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 (thế kỉ XX), ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái... 0,25 - Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. 0,25 b. Thời cơ và thách thức: * Thời cơ: - Xu thế này mở ra cơ hội hòa nhập cùng phát triển của các quốc gia, dân tộc, theo đó nhiều khu vực các quốc gia đẩy mạnh quá trình liên kết chính trị - kinh tế, hợp tác và phát triển như EU, ASEAN... 0,25 - Quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực, từ đối đầu sang đối thoại, thương lượng thỏa hiệp với nhau để giải quyết các vụ xung đột, tranh chấp đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới bằng phương pháp hòa bình. 0,25 - Chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia dân tộc có điều kiện tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực lực của quốc gia, có nhiều cơ hội tham gia trong các hoạt động của khu vực và được sự ủng hộ của nước trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ. 0,25 * Thách thức: - Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có điều kiện tăng cường hoạt động và trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện nay. 0,25 3 Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng nào? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với lớp người đi trước? 4,0 a. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. 1,0 b. Sự khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với lớp người đi trước: - Cuối thế kỉ XIX, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Hoa Thám và các văn thân, sĩ phu yêu nước lựa chọn con đường phong kiến (thông qua phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế). 0,5 - Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh dựa vào con đường dân chủ tư sản. Phan Bội Châu dựa vào Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Ông vận động thanh niên yêu nước sang Nhật học tập thông qua phong trào Đông du, tổ chức quần chúng nhân dân chống Pháp theo đường lối bạo động, nhưng thất bại... 0,5 + Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu. Phương pháp chính là cải cách để nâng cao dân trí, dân quyền, cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh..., nhưng cuối cùng cũng thất bại. 0,5 - Nguyễn Ái Quốc nhờ nhãn quan chính trị sắc bén đã lựa chọn con đường cứu nước đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng “Tự do, bình đẳng, bác ái”, có khoa học kĩ thuật phát triển và nền văn minh phát triển. 0,75 - Nhờ quá trình hoạt động thực tiễn, Người luôn đề cao việc tự học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của cách mạng thế giới. Người lựa chọn con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, vì nó đúng đắn và phù hợp với dân tộc ta, cũng như đối với nhiều dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác. 0,5 - Như vậy, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là con đường đi theo cách mạng vô sản, khác với con đường cứu nước của những người đi trước (phong kiến hoặc dân chủ tư sản). 0,25 4 Trình bày hoàn cảnh lịch sử làm bùng nổ phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng này? 4,5 a. Hoàn cảnh lịch sử: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) từ các nước tư bản đã lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ thuộc của thực dân Pháp, trong đó có Việt Nam. 0,5 - Kinh tế: nền kinh tế Việt Nam vốn hoàn toàn phụ thuộc vào thực dân Pháp, nay càng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Nông nghiệp và công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. 0,5 - Xã hội: nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân và nông dân phải gánh chịu nhiều tác hại nhất... mâu thuẫn xã hội gay gắt. 0,5 - Chính trị : thực dân Pháp ra sức đẩy mạnh chính sách đàn áp, khủng bố trắng, đặc biệt là từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930). 0,5 - Giữa lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động cả nước đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. 1,0 b. Vai trò lãnh đạo của Đảng: - Đảng đã kịp thời tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến tay sai bằng hình thức đấu tranh chính trị và vũ trang... 0,25 - Qua phong trào, Đảng đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình, trở thành tổ chức duy nhất lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam; khối liên minh công nông hình thành. 0,25 - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh đã đạt tới đỉnh cao bằng việc thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ - Tĩnh. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh tuy mới thành lập trong thời gian ngắn, nhưng đã ban bố nhiều chính sách tiến bộ cho nhân dân, thực hiện xây dựng đời sống mới... 0,5 - Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu... Đây được ví như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 0,5 5 Vì sao Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)? Trước tình hình đó, Đảng cộng sản Đông Dương đã có chủ trương và hành động gì để thúc đẩy phong trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa? 5,5 * Giải thích vì sao Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945): - Mặt dù về hình thức, Pháp – Nhật câu kết với nhau áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương nhưng về bản chất Pháp – Nhật mâu thuẫn với nhau sâu sắc và không thể điều hòa (bởi “hai con thú không thể chung một miếng mồi”)... 0,25 - Bước sang năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai đi đến giai đoạn kết thúc: 0,25 + Ở mặt trận châu Âu: Phát xít Đức liên tiếp bại trận và đang bị Hồng quân Liên Xô truy kích tới tận sào huyệt Béc-lin; Nước Pháp được giải phóng, Chính phủ kháng chiến Đờ Gôn về Pa-ri. 0,25 + Ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương: Phát xít Nhật khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh – Mĩ trên bộ cũng như trên biển. 0,25 - Ở Đông Dương: Thực dân Pháp ráo riết hoạt động trở lại, đợi khi quân Đồng minh kéo vào đánh Nhật sẽ nổi dậy hưởng ứng để giành lại địa vị thống trị cũ. 0,25 - Quần chúng đã được cách mạng hóa cao dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa chống Nhật khi thời cơ tới... 0,25 => Đứng trước tình thế đó, buộc phát xít Nhật phải làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương. 0,25 - Đêm 9/3/1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Quân Pháp chống cự rất yếu ớt, chỉ sau một vài giờ đã nhanh chóng đầu hàng. Đông Dương trở thành thuộc địa của phát xít Nhật... 0,25 * Chủ trương và hành động của Đảng cộng sản Đông Dương để thúc đẩy phong trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa: - Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị đã ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. 0,75 + Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. 0,5 - Phong trào đấu tranh, khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở Thượng du và Trung du miền Bắc... 0,25 - Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì họp ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân; phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang; mở trường đào tạo cán bộ quân sự... 0,5 + Ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kì được thành lập, có nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu miền Bắc và giúp đỡ toàn quốc về mặt quân sự. 0,5 - Ngày 4/6/1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời bao gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một số vùng lân cận thuộc các tỉnh miền trung du (Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên)... Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. 0,5 - Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước. 0,5 *****************HẾT****************** * Lưu ý: - Cho điểm khá, giỏi với những bài làm của thí sinh có bố cục hợp lý, diễn đạt rõ ràng, kiến thức lịch sử chính xác, trình bày cơ bản đúng theo hướng dẫn chấm... - Những nội dung thí sinh trình bày không có trong hướng dẫn nhưng đúng có thể cho thêm điểm khuyến khích khi bài làm nếu chưa đạt điểm tối đa (không vượt quá 0,5 điểm).
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_lich_su_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh.doc