Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội dự tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (có đáp án)

Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội dự tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (có đáp án)

Câu 1 (3,0 điểm). So sánh điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 theo các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí Chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947 Chiến dịch Biên giới thu –đông năm 1950

Mục đích

Cách đánh

Kết quả

Ý nghĩa quan trọng nhất

Câu 2 (5,0 điểm). Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ? Nêu tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8?

Câu 3 (5,0 điểm). Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). Qua đó, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong ngoại giao và đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay?

Câu 4 (5,0 điểm). Sự ra đời của tổ chức ASEAN:

 a. Tại sao một số nước Đông Nam Á cùng nhau thành lập tổ chức ASEAN?

 b. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, ASEAN có 2 văn kiện quan trọng, em biết gì về 2 văn kiện đó?

 c. Theo em trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay các nước ASEAN đang đứng trước thời cơ và thách thức gì?

Câu 5 (2,0 điểm). Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa đã diễn ra trong điều kiện nào? Vì sao khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa thắng lợi một cách nhanh chóng?

 

doc 6 trang hapham91 5490
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội dự tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI DỰ TUYỂN HS GIỎI CẤP TỈNH 
 TĨNH GIA Năm học 2019 - 2020
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Lịch sử 9 - Bài số 2
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm). So sánh điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 theo các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí
Chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947
Chiến dịch Biên giới thu –đông năm 1950
Mục đích 
Cách đánh
Kết quả
Ý nghĩa quan trọng nhất
Câu 2 (5,0 điểm). Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ? Nêu tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8?
Câu 3 (5,0 điểm). Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). Qua đó, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong ngoại giao và đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay?
Câu 4 (5,0 điểm). Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
	a. Tại sao một số nước Đông Nam Á cùng nhau thành lập tổ chức ASEAN?
	b. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, ASEAN có 2 văn kiện quan trọng, em biết gì về 2 văn kiện đó?
	c. Theo em trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay các nước ASEAN đang đứng trước thời cơ và thách thức gì?
Câu 5 (2,0 điểm). Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa đã diễn ra trong điều kiện nào? Vì sao khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa thắng lợi một cách nhanh chóng?
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9- LẦN 2
 NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Lịch sử 
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
 So sánh điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 theo các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí
Chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947
Chiến dịch Biên giới thu –đông năm 1950
Mục đích 
( 0,5 điểm)
Tiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, khai thông biên giới, mở đường liên lạc giữa ta với quốc tế.
Tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, khai thông đường liên lạc quốc tế giữa ta với Trung Quốc và các nước dân chủ trên thế giới. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
Cách đánh
( 1,0 điểm)
Chủ động tổ chức lực lượng phản công địch trên khắp mặt trận; tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập chúng, mở các trận tập kích, tiêu diệt các gọng kìm tiến công của quân Pháp.
Chủ động mở chiến dịch tiến công địch, chọn chiến trường chính là đường số 4, chiến trường phối hợp là Hòa Bình, Lào Cai. Cách đánh của ta là 
“đánh điểm, diệt viện”, buộc địch phải đánh ngoài công sự với ta. Ta đánh điểm (Đông Khê), chia cắt hệ thống phòng ngự 
(đường số 4), phục kích tiêu diệt quân tăng viện của Pháp.
Kết quả
( 0,5 điểm)
Ta tiêu diệt 6000 địch, cơ quan đầu não của ta ở Việt Bắc được bảo vệ an toàn; bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Tiêu diệt 8.300 địch ở biên giới Việt – Trung; 12.000 địch trong cả nước; Giải phóng được biên giới Việt – Trung; Hành lang đông – tây bị chọc thủng; Thế bao vây căn cứ địa Việt Bắc cửa địch bị phá vỡ; Làm phá sản kế hoạch Rơ ve của Pháp.
Ý nghĩa quan trọng nhất
( 1,0 điểm)
Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, bộ đội trưởng thành; Làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng bị động chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Đây là chiến dịch đầu tiên ta chủ động mở đã khai thông được biên giới Việt – Trung và giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, địch càng ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó.
3,0
2
Vì sao hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ? Nêu tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8?
5,0
- Thế giới : 
+ Đến 1941,chiến tranh thế giới lần 2 bước sang năm thứ 3, sau khi đánh bại 3 nước Pháp, Bỉ,Hà Lan và chiếm phần lớn lục địa châu Âu,phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô...
0,5
+ Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến: một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Ngay từ đầu cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ ...
0,5
- Trong nước : 
+ Lúc này Phát xít Nhật đã nhảy vào Đông dương, Pháp đầu hàng Nhật,nhân dân Đông Dương phải chịu 2 tầng áp bức,bóc lột của Pháp-Nhật 
0,5
+ Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc phát xít Pháp – Nhật phát triển gay gắt...
0,5
+ Trước sự biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước,ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyến Ái Quốc về nước ...
0,5
+ Từ 10-19/5/1941 Người đã triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị chủtrương đặt Nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
1,0
Tầm quan trọng của Hội nghị 
+ Động viên toàn Đảng,toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám ...
0,5
+ Với chủ trương của Hội nghị,Mặt trận Việt Minh ra đời qua đó Đảng xây dựng được khối đoàn kết toàn dân,tiếp đó xây dựng được lực lượng vũ trang,căn cứ địa ....chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám ...
1,0
3
Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). Qua đó em hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong ngoại giao và đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay?
5,0
*. Hoàn cảnh:
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tấn công ra Bắc để thôn tính cả nước ta. Nhưng nếu ra Bắc thì Pháp cùng lúc phải đối phó với 20 vạn quân Tưởng và cách mạng Việt Nam. 
- Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của ta, ngày 28/2/1946, thực dân Pháp kí với chính phủ Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa – Pháp. Theo Hiệp ước này, quân Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
- Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này. 
- Ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp là xanh – tơ- ni bản Hiệp định Sơ bộ.
* Nội dung:
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay cho quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pari.
- Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ thực dân Pháp vẫn tiếp tục khiêu khích gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam... Quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng. Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.
* Ý nghĩa: 
- Ph¸p buéc ph¶i c«ng nhËn ViÖt Nam lµ mét quèc gia tù do ®ây lµ c¬ së ph¸p lý ®Ó ta ®Êu tranh víi Ph¸p.
- Ta đã gạt được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tạo ra khoảng thời gian hòa bình quý báu để chuẩn bị lực lượng bước vào kháng chiến lâu dài.
- Chøng tá thiÖn chÝ hoµ b×nh, ®¸p øng mong muèn cña nh©n d©n Ph¸p vµ nh©n d©n thÕ giíi: kh«ng muèn cã chiÕn tranh. Tranh thñ ®­îc sù ®ång t×nh ñng hé cña nh©n d©n Ph¸p vµ thÕ giíi. 
* Bài học kinh nghiệm:
 Qua việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp đã để lại bài học kinh nghiệm trong ngoại giao và đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay như:
- Tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp quốc tế, trên nguyên tắc hợp tác hai bên cùng có lợi.
- Kiên trì đấu tranh hòa bình, vừa mềm dẻo về sách lược, vừa cứng rắn về nguyên tắc, giữ vững nguyên tắc độc lập về chính trị, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài, các tổ chức trong khu vực và quốc tế; nhân dân các nước, nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
a. Tại sao một số nước Đông Nam Á cùng nhau thành lập tổ chức ASEAN?
- Vì sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài...
0,75
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
0,75
b. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, ASEAN có 2 văn kiện quan trọng....... (HS chỉ cần nêu được nội dung chính của 2 văn kiện đó)
- Tuyên bố Băng Cốc (8- 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là: Phát triển kinh tế và văn hóa kinh tế thông quan những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
0,75
- Hiệp ước Ba- li ( 2/1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; Không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết những tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
0,75
c.Thời cơ và thách thức đối với các nước ASEAN trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
 * Thời cơ:
- Các nước ASEAN có môi trường thuận lợi để áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là nền tảng thuận lợi, là thị trường đủ lớn cho đổi mới, đầu tư, phát triển các mô hình kinh doanh mới ở Đông Nam Á. 
- Cuộc cách mạng côg nghiệp 4.0 tạo cơ hội để các nước hợp tác, đẩy nhanh, mạnh quá trình phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển.
- Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ là cơ hội tốt để chúng ta vươn lên hoàn thành sớm quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Là cơ hội và động lực để các nước tự đổi mới, sáng tạo,cơ hội cho mọi người dân đều có thể khởi nghiệp, tiếp cận các nguồn lực, thông tin mới, tri thức mới và thị trường mới.
- Chính phủ các nước có được sức mạnh công nghệ để kiếm soát cải tiến hệ thống quản lý...
 * Thách thức
- Thay đổi mô hình kinh doanh, gây xáo trộn, chuyển dịch, thay thế lao động quy mô lớn, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo nghề ở nhiều nước ASEAN.
- Nguy cơ mất việc làm khi tự động hóa thay thế con người Thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao. ..Sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc
- Tụt hậu xa hơn về kinh tế nếu không theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đối mặt với an ninh an toàn mạng, bảo mật thông tin 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở thanh Hóa đã diễn ra trong điều kiện nào? Vì sao khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa thắng lợi một cách nhanh chóng?
Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi .trong điều kiện:
- Ngày 15/8/1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Lúc này, phong trào cách mạng ở Thanh Hóa đang phát triển mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hóa (24/7) đã thắng lợi.
- Điều kiện khách quan, chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thanh Hóa đã chín muồi.
0,75
0,25
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa thắng lợi một cách nhanh chóng vì:
Sự vận dụng linh hoạt chủ động, sáng tạo những chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, của Đảng bộ vào tình hình cụ thể trong tỉnh.
Đảng bộ Thanh Hóa đã xây dựng được 1 đội quân cách mạng đông đảo ở nhiều địa phương bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang Nhờ vậy, khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân Thanh Hóa nhanh chóng vùng dậy giành chính quyền. 
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_lich_su_lop_9_ky_thi_khao_sat_doi_du_tuyen_hoc_si.doc