Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Câu 1 (1,0 điểm).

Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết mục đích sử dụng những câu nghi vấn đó.

a) Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

 (Ngô Tất Tố)

b) Thân gầy guộc, lá mong manh

 Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

 (Nguyễn Duy)

Câu 2 (1,0 điểm).

Phát hiện lỗi trong câu văn sau và sửa lại cho đúng:

Để có được một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu rất nhiều.

Câu 3 (3,0 điểm).

Cho đoạn văn:

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, 2010)

a) Em hiểu niềm hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn văn trên là gì?

b) Viết một đoạn văn bày tỏ quan niệm của em về hạnh phúc.

 

docx 4 trang hapham91 6521
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
—————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho tất cả các thí sinh
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————
Câu 1 (1,0 điểm).
Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết mục đích sử dụng những câu nghi vấn đó.
a) Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
 (Ngô Tất Tố)
b) Thân gầy guộc, lá mong manh
 Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
 (Nguyễn Duy)
Câu 2 (1,0 điểm).
Phát hiện lỗi trong câu văn sau và sửa lại cho đúng:
Để có được một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu rất nhiều.
Câu 3 (3,0 điểm). 
Cho đoạn văn:
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, 2010)
a) Em hiểu niềm hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn văn trên là gì?
b) Viết một đoạn văn bày tỏ quan niệm của em về hạnh phúc.
Câu 4 (5,0 điểm).
Bài thơ Sang thu thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. (Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam, 2010) 
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
―Hết―
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh Số báo danh 
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
————————
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN 
(Dành cho tất cả các thí sinh)
—————————
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Câu 1 (1,0 điểm).
Ý
Nội dung
Điểm
a
Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
0,25
- Khẳng định anh Dậu còn sống với sắc thái mỉa mai.
0,25
b
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
0,25
- Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, thán phục, tự hào.
0,25
Câu 2 (1,0 điểm).
Ý
Nội dung
Điểm
Lỗi
Thiếu thành phần chủ ngữ.
0,5
Sửa lỗi
Thêm chủ ngữ vào trước từ còn, ví dụ: ta, chúng ta, đất nước ta, 
0,5
Câu 3 (3,0 điểm).
Ý
Nội dung
Điểm
a
- Anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc vì đã phát hiện đám mây khô, góp phần giúp không quân ta hạ được phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Bằng sự hăng say nhiệt tình, anh đã lập công và có thể thi đua cùng người cha đang trực tiếp chiến đấu. Đó là niềm vui được cùng sống, cùng làm việc với những người thân yêu vì mục đích bảo vệ Tổ quốc. 
- Với anh thanh niên, hạnh phúc là được cống hiến, được làm việc có ích cho đất nước.
0,5
0,5
b
- Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn. Nếu thí sinh không viết đúng đoạn văn thì tối đa chỉ cho 0,5 điểm.
- Yêu cầu về nội dung: Thí sinh cần hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. Có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau, nhưng thể hiện được quan niệm riêng của mình về hạnh phúc phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh sống hiện tại, có ý nghĩa nhân văn. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản: 
- Hạnh phúc là sự thỏa mãn về đời sống vật chất và tinh thần của con người. 
0,5
- Biểu hiện của hạnh phúc: con người cảm thấy sung sướng, hài lòng về cuộc sống; sẵn sàng lao động, cống hiến; đem niềm vui đến cho những người xung quanh và làm cho cuộc sống của mình ý nghĩa hơn. 
0,5
- Hạnh phúc không tự nhiên mà có nhưng cũng không phải khó kiếm tìm. Hãy sống có ích, hướng thiện, nỗ lực hết mình để luôn hạnh phúc trong cuộc đời.
0,5
- Cần phân biệt hạnh phúc chân chính với hạnh phúc vị kỉ. Phê phán những người không biết trân trọng và tạo lập hạnh phúc.
0,25
- Bài học cho bản thân.
0,25
Câu 4 (5,0 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Qua phân tích tác phẩm, bài viết phải làm nổi bật được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và trích dẫn nhận định
0,5
2
Giải thích nhận định
0,25
- Sự cảm nhận tinh tế là sự cảm nhận bằng tất cả những rung động tâm hồn và sự tài hoa của một người nghệ sĩ. Lời nhận định đã khái quát cảm xúc chủ đạo của cả thi phẩm, đó là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu.
0,25
3
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định
a. Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian làng quê.(khổ 1)
1,25
- Mùa thu đến bất ngờ với những tín hiệu giao mùa đặc trưng: hương ổi chín thơm, gió thu se lạnh, những làn sương chùng chình qua ngõ. Các từ phả, chùng chình, nghệ thuật nhân hóa đã làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa: sinh động, quyến rũ, mơ màng.
- Tâm trạng, cảm xúc của thi nhân: thu đến đột ngột, bất ngờ (bỗng nhận ra) nên cảm xúc của thi nhân không khỏi ngỡ ngàng, bâng khuâng. Thi nhân mở rộng các giác quan để cảm nhận: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (hơi gió se), thị giác (sương chùng chình) mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc (Hình như thu đã về). Cái mơ hồ trong cảm giác hình như đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đãng lúc thu sang, đồng thời bộc lộ nét sang thu trong hồn người: bâng khuâng, lưu luyến.
0,75
0,5
b. Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian đất trời.(khổ 2)
1,25
- Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), nhỏ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với không gian vừa dài rộng vừa cao vời. Với thủ pháp nghệ thuật đối, nhân hóa, thiên nhiên hiện lên thật sống động. Vào thu, dòng sông không cuồn cuộn, dữ dội như trong những ngày mưa mùa hạ mà dềnh dàng, êm ả, lắng lại như đang ngẫm ngợi, suy tư. Đối lập với sông, Chim bắt đầu vội vã – chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét. Phải tinh tế lắm, nhà thơ mới nhận ra sự bắt đầu vội vã (chứ không phải đang vội vã) của cánh chim.
- Đặc biệt, hình ảnh liên tưởng thú vị, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu như tấm khăn voan của người thiếu nữ duyên dáng, nhẹ nhàng vắt ngang bầu trời, nửa đang còn ở mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Hình ảnh thơ có tính tạo hình trong không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, ranh giới giữa hai mùa là ảo, đó là những cảm nhận tinh tế của thi nhân trước cảnh giao mùa.
- Những hình ảnh thơ trên là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thể hiện sự gắn bó giao hòa với thiên nhiên và tình yêu tha thiết, đắm say của thi nhân trước vẻ đẹp của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa. 
0,5
0,5
0,25
c. Những cảm nhận tinh tế về sự chuyển mùa của thiên nhiên và suy ngẫm của nhà thơ.(khổ 3)
1,25
- Mùa thu được cảm nhận bằng phán đoán, bằng kinh nghiệm và suy tư sâu lắng chứ không phải bằng trực giác như ở hai khổ thơ trên. Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp, bão dông như mùa hạ nhưng mức độ, cường độ đã khác, không còn dữ dội mà dần đi vào chừng mực, ổn định (vơi dần, bớt bất ngờ ), đất trời lặng lẽ vào thu.
- Cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ: thể hiện rõ trong hình ảnh vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. (Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi). Ý nghĩa tả thực: hiện tượng sấm, hàng cây chỉ thiên nhiên lúc sang thu. Ý nghĩa ẩn dụ: sấm chỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão dông lúc sang thu cũng chính là sự chín chắn, từng trải của con người sau những bão táp của cuộc đời, khi đã từng trải thì con người cũng vững vàng hơn trước những biến động bất thường của ngoại cảnh. Như vậy, thiên nhiên, cảnh vật, con người cùng hòa một nhịp sang thu. 
- Hai câu kết khép lại bài thơ vừa là hình ảnh thiên nhiên sang thu vừa là những chiêm nghiệm sâu sắc của Hữu Thỉnh về con người mang đậm chất triết lí.
0,5
0,5
0,25
4
Đánh giá, khái quát 
0,5
- Sang thu thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ phác họa bức tranh thiên nhiên đẹp ở thời điểm giao mùa, thể hiện tình yêu tha thiết với thiên nhiên và những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người và cuộc đời. Bài thơ bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho mỗi người Việt Nam.
- Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, giàu sức biểu cảm, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ Sang thu của Hữu Thỉnh là một thi phẩm hay viết về mùa thu trong văn học Việt Nam.
0,25
0,25
Lưu ý chung:
- Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. 
- Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm. 
—Hết—

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nam.docx