Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ tho thử vào lớp 10 THPT - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Quỳnh Trang
Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 4 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ?
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI TRƯỜNG THCS QUỲNH TRANG KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Câu 4 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ? Phần II. Làm văn (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu. . (Loilla Cather) Viết bài văn ngắn (không quá hai trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Sgk Ngữ văn 9, tập một, trang 128,129) .Hết (Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, chiết điểm đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một số mức điểm, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể hơn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm Phần I. Đọc - hiểu 1 Thể thơ: Lục bát 0,5 2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 3 Biện pháp tu từ So sánh: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 0,5 4 Bài thơ diễn tả sự hy sinh thầm lặng, bền bỉ và tình yêu bao la của người mẹ. Qua đó, người đọc cảm nhận sự thấu hiểu, biết ơn mẹ của người con. 0,5 Phần II. Làm văn Câu 1 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận xã hội có đầy đủ ba phần. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Dưới đây là một số định hướng: Ý 1: Giải thích - Tình yêu thương: Là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Điều kỳ diệu: Là những điều tốt đẹp, bất ngờ xảy ra mà con người không biết trước. -> Câu nói khẳng định sức mạnh của tình yêu thương: Có tình yêu thương, con người sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Ý 2: Chứng minh, bàn luận, đánh giá, mở rộng: - Ý nghĩa: Tình yêu thương là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, có sức mạnh cảm hóa kỳ diệu đối với con người, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người... (Lấy dẫn chứng) - Biểu hiện: Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người có hoàn cảnh khó khăn; tình thương đối với những người xung quanh... -> Câu nói là một quan niệm nhân sinh tốt đẹp, hướng con người đến lối sống nhân văn. - Phê phán những người sống thiếu tình thương, dửng dưng, vô cảm trước hoàn cảnh của người khác... 2,0 - Ý 3: Bài học: + Phải biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia trước cảnh ngộ của người khác. + Thể hiện tình thương đúng lúc, đúng cách... d. Sáng tạo, mới mẻ trong cách diễn đạt. 0,25 e. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp giữa dẫn chứng và lý lẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm. Dưới đây là một số định hướng: Ý 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. Ý 2: Cảm nhận vẻ đẹp của tình đồng chí qua cách diễn tả chân thực, sinh động của Chính Hữu trong đoạn thơ: - Những người lính cùng nhau chia sẻ mọi tâm tư, nỗi niềm sâu kín: gia cảnh, nỗi nhớ quê. - Cùng nhau trải qua những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn trong cuộc sống quân ngũ: “Sốt run người”, áo rách, quần vá, chân không giày. - Truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, tiếp thêm cho nhau niềm tin, sức mạnh, quyết tâm vượt qua khó khăn: “Miệng cười buốt giá”, “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Ý 3: Đánh giá: - Nghệ thuật: Thể thơ tự do, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thơ hàm súc, cô đọng... - Nội dung: Đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp của người lính trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Đó là những con người có tinh thần lạc quan, giàu lòng yêu nước và có tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó; từ đó, khơi gợi trong ta lòng ngưỡng mộ, tự hào, yêu quý về những người lính Cụ Hồ. 3,0 d. Sáng tạo, mới mẻ trong cách diễn đạt. 0,5 e. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_ky_tho_thu_vao_lop_10_thpt_nam_hoc_2020_2.docx