Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Phòng GD& ĐT Thọ Xuân

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Phòng GD& ĐT Thọ Xuân

PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hãy luôn tâm niệm rằng, cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là một cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không quá áp lực trước mọi sự lựa chọn của mình trong cuộc đời. Đó là cuộc chơi, không ai thắng và cũng không ai thua cả, vì suy cho cùng, ai cũng phải đến lúc giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác. Sống được nhiều hơn không có nghĩa là sống lâu hơn mà là sống được nhiều khoảnh khắc hơn trong đời, như Jean Jacques Rousseau nói:“Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất”.

Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc sống sung sướng hơn, sống tốt hơn, sống lâu hơn, thành “sống nhiều hơn”, thế là đủ.

Nhưng làm thế nào để sống nhiều hơn? Cách duy nhất là hãy biến từng phút giây có thể đều trở nên ý nghĩa và giải pháp là hãy không ngừng đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải nghiệm mọi thứ xung quanh mình, đừng ngại ngùng, đừng lười biếng, đừng sợ hãi.

Còn làm thế nào để trải nghiệm cuộc sống ư? Hãy thay suy nghĩ bằng hành động, thay lời nói bằng hành động, hành động ngay đi thôi. Hãy ngưng nói mà làm, ngưng suy tính quá kĩ càng, ngưng nghi ngờ và sợ hãi. Như Steve Job nói câu nổi tiếng nhất: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Henry David Thoreau nói: “Những người trẻ tuổi học sống thế nào nếu không phải là ngay lập tức thử trải nghiệm cuộc sống?”.

(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết, đăng trên Facebook của tổ chức cộng đồng Volunteer For Educaition, 07/01/2015)

Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.

Câu 2. (2,0 điểm) Em hiểu thế nào về quan niệm: cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình?

Câu 3. (1,5 điểm) Nêu những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của đoạn văn bản.

 

doc 2 trang hapham91 21011
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Phòng GD& ĐT Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
TP. THANH HÓA - TRIỆU SƠN
ĐỀ GIAO LƯU
Ngày 12/01/2020
KỲ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020
Môn: Ngữ Văn – LỚP 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề có 06 câu, gồm 02 trang
Họ và tên học sinh: ......................................................... SBD: ................
PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hãy luôn tâm niệm rằng, cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là một cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không quá áp lực trước mọi sự lựa chọn của mình trong cuộc đời. Đó là cuộc chơi, không ai thắng và cũng không ai thua cả, vì suy cho cùng, ai cũng phải đến lúc giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác. Sống được nhiều hơn không có nghĩa là sống lâu hơn mà là sống được nhiều khoảnh khắc hơn trong đời, như Jean Jacques Rousseau nói:“Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất”.
Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc sống sung sướng hơn, sống tốt hơn, sống lâu hơn, thành “sống nhiều hơn”, thế là đủ.
Nhưng làm thế nào để sống nhiều hơn? Cách duy nhất là hãy biến từng phút giây có thể đều trở nên ý nghĩa và giải pháp là hãy không ngừng đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải nghiệm mọi thứ xung quanh mình, đừng ngại ngùng, đừng lười biếng, đừng sợ hãi.
Còn làm thế nào để trải nghiệm cuộc sống ư? Hãy thay suy nghĩ bằng hành động, thay lời nói bằng hành động, hành động ngay đi thôi. Hãy ngưng nói mà làm, ngưng suy tính quá kĩ càng, ngưng nghi ngờ và sợ hãi. Như Steve Job nói câu nổi tiếng nhất: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Henry David Thoreau nói: “Những người trẻ tuổi học sống thế nào nếu không phải là ngay lập tức thử trải nghiệm cuộc sống?”.
(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết, đăng trên Facebook của tổ chức cộng đồng Volunteer For Educaition, 07/01/2015)
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên. 
Câu 2. (2,0 điểm) Em hiểu thế nào về quan niệm: cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình? 
Câu 3. (1,5 điểm) Nêu những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của đoạn văn bản. 
Câu 4. (2,0 điểm) Hãy viết về một trải nghiệm của bản thân mà em cho là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình (viết trong khoảng 5 đến 7 dòng). 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Jean Jacques Rousseau: "Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất". 
Câu 2. (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ".
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải, liên hệ bài "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---------------- HẾT ---------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_9_ky_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_cap_t.doc