Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát chất lượng bài số 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (có đáp án)

Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát chất lượng bài số 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (có đáp án)

Câu 1: (2,0 điểm)

Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:

a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bào nhiêu?

b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Ở loài sinh sản hữu tính nhờ những cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Giải thích tại sao sinh sản hữu tính làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp?

b. Ở một loài giao phối, xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Trong 2 cặp nhiễm sắc thể này mỗi cặp đều có một nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn. Khi giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, trong đó giao tử bình thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 3: (3,0 điểm)

Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.

- Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?

- Xác định chiều dài của gen B và gen b.

- Xác định số liên kết hiđrô của gen b.

 

doc 7 trang hapham91 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát chất lượng bài số 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỒNG LỄ
HỌ TÊN: 
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BÀI SỐ 6
NĂM HỌC 2018- 2019
MÔN THI : Sinh học 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
	ĐỀ BÀI
Câu 1: (2,0 điểm)
Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:
Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bào nhiêu?
Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?
Câu 2: (2,0 điểm)
Ở loài sinh sản hữu tính nhờ những cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Giải thích tại sao sinh sản hữu tính làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp?
Ở một loài giao phối, xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Trong 2 cặp nhiễm sắc thể này mỗi cặp đều có một nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn. Khi giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, trong đó giao tử bình thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 3: (3,0 điểm)
Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.
Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
Xác định chiều dài của gen B và gen b.
Xác định số liên kết hiđrô của gen b.
Câu 4(2,0 điểm): Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật với quần xã sinh vật.
Câu 5: (3,0 điểm)
 a)Thế nào là giao phối gần? Ảnh hưởng của giao phối gần đến thế hệ sau? Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?
 b) Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện chủ yếu dưới hình thức nào?
Câu 6 (3.0 điểm):
a) Nêu những Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu?
 b) Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông?
 c) Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
Câu 7 (2,0 điểm). 
a) Giải thích vì sao khi thở sâu và giãm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
 b) Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?
Câu8 (3,0đ): 
a) Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?
b)Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
	HẾT	
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
2,0
95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho : 190 tinh trùng bình thường mang gen A
190 tinh trùng bình thường mang gen a.
5 tế bào sinh tinh giảm phân rối loạn phân bào 2 ở tế bào chứa gen a cho:
+ 10 tinh trùng bình thường mang gen A
+ 5 tinh trùng không bình thường mang gen a
+ 5 tinh trùng không bình thường không mang gen A và a.
Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A: (190 + 10)/400 = 1/2.
Tỉ lệ giao tử không bình thường mang gen a: 5/400= 1/80.
0,25
0,25
0,25
0,250,25
0,250,25
0,25
Câu 2
2,0
a) -Cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ: Phối hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh .
Sinh sản hữu tính tạo ra nhiều biến dị tổ hợp: Quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể, sự kết hợp ngẫu nhiên các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp
nhiễm sắc thể khác nhau ® tạo nhiều biến dị tổ hợp.
 b) Số loại giao tử là 4.
Tỉ lệ giao tử bình thường 1/4 = 25%.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
3,0
Số chu kỳ xoắn của gen B: 3000 = 150.
20
Chiều dài các gen:
- Chiều dài gen B: = 3000 x 3,4 = 5100 A0.
2
- Chiều dài gen b: Tổng số nuclêôtit của gen b: 3000 – 6 = 2994 ® Chiều dài
gen b: = 2994 x 3.4 = 5089,8 A0
2
* Số liên kết hiđrô của gen b:
- Số nuclêôtit loại Ađênin của gen B bị mất: 14/(23-1) = 2
® Gen B bị mất 2 cặp A-T và 1 cặp G – X ® Gen b ít hơn gen B 7 liên kết hiđrô
® số liên kết hiđrô của gen b: 3500 – 7 = 3493.thể đa bội.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
2,0
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thể cùng loài
+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là nơi sinh
+ Không gian sống gọi là sinh
sống.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ
cảnh.
+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ
trợ gọi là quần tụ.
hỗ trợ và đối địch.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ
sinh sản, tử vong, phát tán.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.
+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng
khống chế sinh học.
0,25
0,25
0,25
0,250,25
0,250,25
0,25
Câu 5
3,0
* Khái niệm giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
0,5
* Ảnh hưởng của giao phối gần đến thế hệ sau: Sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
0,5
* Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần: - Củng cố và duy trì một tính trạng mong muốn nào đó.
- Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
0,5
0,5
* Khái niệm lai kinh tế: Cho lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
* Hình thức chủ yếu lai kinh tế ở nước ta: Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
0,75
0,75
Câu 6
3,0
 a/ Những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu:
	Œ Hồng cầu: 
Hồng cầu không nhân làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình làm việc
Hb của hồng cầu kết hợp lỏng lẻo với oxi và cacbonic vừa giúp cho quá trình vận chuyển khí, vừa giúp cho quá trình TĐK oxi và cacbonic diễn ra thuận lợi
Hình đĩa lõm 2 mặt tăng bề mặt tiếp xúc hồng cầu với oxi và cacbonic tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển khí
Số lượng hồng cầu nhiều tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển đượcnhiều khí cho nhu cầu cơ thể , nhất là khi lao động nặng và kéo dài
  Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và TB già. Để thực hiện các chúc năng đó bạch cầu có những đặc điểm sau:
Hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt vi khuẩn cùng các TB già bằng cách thực bào
Có khả năng thay đổi hình dạng để có thể di chuyển đến bất kì nơi nào của cơ thể. Một số bạch cầu còn có khả năng tiết chất kháng thể tạo khả năng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
 Ž Tiểu cầu:
Có chứa men và dễ vỡ để giải phóng enzim khi cơ thể bị thương, giúp cho sự đông máu
Khi chạm vào vết thương, tiểu cầu vỡ giải phóng enzim. Enzim của tiểu cầu cùng với Ca++ biến protein hòa tan (chất sinh tơ máu)của huyết tương thành các sợi tơ máu. Các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra ngoài nữa.
 b/ Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông:
	Khi đỉa đeo vào da ĐV hay con người chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra 1 loại hóa chất có tên là hiruđin. Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả con đỉa bị gạc ra khỏi cơ thể, máu có thể cũng tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra hết.
 c/ Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:
 + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. 
 + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
 0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
Câu 7
2,0
a/ Giải thích qua ví dụ:
Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400 ml không khí:
+ Khí lưu thông / phút : 400 ml x 18 = 7200 ml
+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 18 = 2700 ml
+ Khí hữu ích vào tới phế nang : 7200 ml – 2700 ml = 4500 ml
Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/ phút , mỗi nhịp hít vào 600 ml
+ Khí lưu thông / phút : 600 ml x 12 = 7200 ml
+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 12 = 1800 ml
+ Khí ghữu ích vào tới phế nang : 7200 ml – 1800 ml = 5400 ml
Kết luận: Khi thở sâu và giãm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp (5400 ml – 4500 ml = 900 ml).
 b/ Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì:
- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2
- Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đ kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh đẻ thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.
1,0
1,0
Câu 7
3,0
 a.- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được
chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.	
 - Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ	 
 -Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật	
	 -Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.	
	 -Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. 	 
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau:
	Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp. 
0,5
0,5
 0,5
0,5
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_sinh_hoc_lop_9_ky_thi_khao_sat_chat_luong_bai_so.doc