Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn

Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1: (3 ĐIỂM) Đọc hai văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1 Văn bản 2

"Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,

Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.

Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,

Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,

Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,

Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,

Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,

Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,

Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,

Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,

Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,

Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,

Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.

Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người

Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?

Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?

Xin đổi được kiếp này

Trời đất có cho tôi?".

(Xin đổi kiếp này – Nguyễn Bích Ngân) “Môi trường sinh thái thời nay

Nguy cơ ô nhiễm càng ngày càng cao

Rừng vàng xanh tốt xiết bao

Lâm tặc tàn phá bằng dao, bằng rìu

Vạt đồi trơ trọi đìu hiu

Đua săn chim, thú rừng chiều lặng im

Thành phố xe cộ kìn kìn

Bụi khói mù mịt không nhìn thấy nhau

Ra đường người trước, kẻ sau

Khẩu trang kín mít biết đâu mà chào

Nước thải nhà máy ào ào

Ô nhiễm nguồn nước, chỗ nào cũng kinh

Kênh mương xú khí hôi rình

Đâu đâu cũng thấy dân tình kêu than

Dự án cứ mọc tràn lan

Đồng lúa xanh tốt - nay san mặt bằng

Chưa xây dựng - cỏ mọc nhanh

Tài nguyên cạn kiệt đã thành bỏ hoang

Muốn cho cuộc sống bình an

Môi trường sinh thái phải làm sạch trong.”

(Cứu lấy môi trường – Tạ Hoàng Lân)

a) Ở văn bản 1, em học sinh đã mượn những hình ảnh gì để nói lên thực trạng môi trường bị hủy hoại hiện nay? (0,5 điểm)

b) Ở văn bản 2, tác giả đã trình bày những nguyên nhân gì gây cho môi trường bị hủy hoại? (0,5 điểm)

c) Ở phần in đậm trong văn bản 1, biện pháp tu từ nào được vận dụng thành công nhất và thành công như thế nào? (0,5 điểm)

d) Ở phần in đậm trong văn bản 2, có thành phần biệt lập nào được sử dụng hay không, nếu có thì hãy xác định và gọi tên thành phần đó? (0,5 điểm)

e) Em có nhận xét gì về thái độ sống của hai tác giả đối với môi trường sống xung quanh? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn 10 – 15 dòng. (1 điểm)

 

docx 4 trang hapham91 10281
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (3 ĐIỂM) Đọc hai văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Văn bản 1
Văn bản 2
"Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này 
Trời đất có cho tôi?".
(Xin đổi kiếp này – Nguyễn Bích Ngân)
“Môi trường sinh thái thời nay
Nguy cơ ô nhiễm càng ngày càng cao
Rừng vàng xanh tốt xiết bao
Lâm tặc tàn phá bằng dao, bằng rìu
Vạt đồi trơ trọi đìu hiu
Đua săn chim, thú rừng chiều lặng im
Thành phố xe cộ kìn kìn
Bụi khói mù mịt không nhìn thấy nhau
Ra đường người trước, kẻ sau
Khẩu trang kín mít biết đâu mà chào
Nước thải nhà máy ào ào
Ô nhiễm nguồn nước, chỗ nào cũng kinh
Kênh mương xú khí hôi rình
Đâu đâu cũng thấy dân tình kêu than
Dự án cứ mọc tràn lan
Đồng lúa xanh tốt - nay san mặt bằng
Chưa xây dựng - cỏ mọc nhanh
Tài nguyên cạn kiệt đã thành bỏ hoang
Muốn cho cuộc sống bình an
Môi trường sinh thái phải làm sạch trong.”
(Cứu lấy môi trường – Tạ Hoàng Lân)
a) Ở văn bản 1, em học sinh đã mượn những hình ảnh gì để nói lên thực trạng môi trường bị hủy hoại hiện nay? (0,5 điểm)
b) Ở văn bản 2, tác giả đã trình bày những nguyên nhân gì gây cho môi trường bị hủy hoại? (0,5 điểm)
c) Ở phần in đậm trong văn bản 1, biện pháp tu từ nào được vận dụng thành công nhất và thành công như thế nào? (0,5 điểm)
d) Ở phần in đậm trong văn bản 2, có thành phần biệt lập nào được sử dụng hay không, nếu có thì hãy xác định và gọi tên thành phần đó? (0,5 điểm) 
e) Em có nhận xét gì về thái độ sống của hai tác giả đối với môi trường sống xung quanh? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn 10 – 15 dòng. (1 điểm)
Câu 2: (3 ĐIỂM) 
	Bức vẽ sau đây gợi cho em suy nghĩ gì ? Hãy trình bày suy nghĩ bằng bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).
Câu 3: (4 ĐIỂM) Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
ĐỀ 1
Mỗi tác phẩm ra đời đều là tiếng lòng của mỗi tác giả muốn nhắn gửi một thông điệp đến với độc giả. Em hãy viết một bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp sau. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Thông điệp về lối sống cống hiến, khát vọng của tuổi trẻ qua đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Thông điệp về phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình qua đoạn thơ: 
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
(Nói với con – Viễn Phương)
Thông điệp về những cảm xúc yêu thương, tình cảm trân trọng dành cho gia đình qua đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bếp lửa – Bằng Việt)
ĐỀ 2
Một tác phẩm văn học đã khơi dậy thêm tình yêu văn chương trong em.
- HẾT -
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van.docx