Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hồng Minh

Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hồng Minh

PHẦN I:ĐỌC –HIỂU

Câu 1 (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“ Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ

anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang

đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ

có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 dolar.

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi,

anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.

Nó vui mừng trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.

Nó chỉ đường cho anh lái xe đến nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp. Nó chỉ vào

ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ.

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng

thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa”

(Quà tặng cuộc sống)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

c, Theo em, hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?

d,: Bài học mà em tâm đắc nhất từ văn bản trên?

pdf 4 trang hapham91 12183
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hồng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD& ĐT NGHĨA ĐÀN 
 TRƯỜNG THCS HỒNG MINH 
ĐỀ NGUỒN 
ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
Năm học: 2018 - 2019 
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) 
PHẦN I:ĐỌC –HIỂU 
Câu 1 (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
 “ Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ 
anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang 
đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc. 
- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ 
có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 dolar. 
Anh mỉm cười và nói với nó: 
- Đến đây chú sẽ mua cho cháu. 
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, 
anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. 
Nó vui mừng trả lời: 
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu. 
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp. Nó chỉ vào 
ngôi mộ và nói: 
- Đây là nhà của mẹ cháu. 
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. 
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng 
thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa” 
 (Quà tặng cuộc sống) 
a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? 
b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
c, Theo em, hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? 
d,: Bài học mà em tâm đắc nhất từ văn bản trên? 
PHẦN II:LÀM VĂN 
Câu 2. (3,0 điểm) 
.... Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: 
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? 
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: 
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! 
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: 
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ... 
 (Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một) 
 Từ lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, hãy viết một bài văn nghị luận ngắn 
với chủ đề “Niềm tin”. 
Câu 3. (5,0 điểm): 
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi 
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9 - Tập 2). 
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 
2018-2019 
 MÔN NGỮ VĂN 
I. Yêu cầu chung: 
 - Học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 9. 
Có năng lực cảm thụ văn chương. Từ hiểu biết về văn chương để có những hiểu 
biết về cuộc sống. 
 - Có kĩ năng tạo lập văn bản; biết vận dụng những kiến thức đã học vào những 
kiểu bài cụ thể. 
 - Bài làm phải diễn đạt trong sáng, mạch lạc, rõ ràng. 
 Hướng dẫn này chỉ đưa ra thang điểm và gợi ý cơ bản. Giám khảo căn cứ vào 
bài làm thực tế của học sinh để cho điểm toàn bài một cách hợp lí. 
 Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0, 25 điểm. 
II. Yêu cầu cụ thể: 
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 
1 
(2,0đ) 
 2 
 (3,0 đ) 
a. 
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
b. 
- Ngôi kể: Thứ ba 
0.25 
0,25 
c. 
- Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là 
những người hiếu thảo. 
- Vì cả hai đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng biết ơn 
và tình yêu với mẹ. 
0.25 
0.25 
d. 
Bài học-(HS có thể chọn 1 trong 2 bài học dưới đây): 
- Cần yêu thương , trân trọng, hiếu thảo với các đấng sinh 
thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh vì con cái 
 - Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế 
nào mới là ý nghĩa , và để người nhận thật sự vui và hạnh phúc 
1.0 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Bảo đảm bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ. 
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở nắm được nội dung truyện ngắn Làng của Kim Lân, 
hình tượng nhân vật ông Hai và những hiểu biết về kiến thức xã 
hội, học sinh cần có các ý cơ bản sau: 
 a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề 0,25 
b. Thân bài: 
1,0 
 * Khái quát về đoạn trích: Trong truyện ngắn Làng của Kim 
Lân, ông Hai là nhân vật chính. Ông là một người nông dân 
yêu làng, yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng với Cụ 
Hồ. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông vô 
cùng tủi hổ, dằn vặt, đau đớn. Ông nói chuyện với đứa con út 
để tạo dựng, củng cố và khẳng định niềm tin vào Cụ Hồ, vào 
kháng chiến. 
* Giải thích: Niềm tin là cảm giác đinh ninh, chắc chắn về một 
điều gì đó. Có thể là tin vào một người hay một sự vật, sự việc 
nào đó; tin vào chính mình. Bởi vì họ nghĩ điều đó là đúng và 
đáng tin tưởng. 
* Bàn luận: 
- Niềm tin là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết. Niềm tin tiếp 
thêm cho con người sức mạnh để con người có ước mơ, mục 
đích cao đẹp; mở ra những hành động tích cực vượt lên những 
khó khăn, thử thách; giúp con người gặt hái những thành công. 
- Niềm tin giúp mọi người yêu cuộc sống, yêu con người, hy 
vọng vào những điều tốt đẹp. 
- Đánh mất niềm tin thì con người sẽ không có ý chí nghị lực 
để vươn lên, không khẳng định được mình, mất tự chủ, mất tất 
cả, thậm chí mất cả sự sống. 
- Phê phán những con người không có niềm tin, mới va vấp, 
thất bại lần đầu đã gục ngã, buông xuôi. 
- Niềm tin còn được củng cố nhờ sự cổ vũ, động viên của 
những người xung quanh. 
* Bài học nhận thức và hành động: 
- Mọi người phải xây dựng niềm tin trong cuộc sống. Tin tưởng 
vào khả năng, năng lực của bản thân, tin tưởng vào những điều 
tốt đẹp. 
- Phải dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. 
- Phải tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân. 
0,75 
0,75 
c. Kết bài: 
- Kết luận: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của niềm tin. 
- Liên hệ bản thân. 
0,25 
3 
(5,0 đ) 
* Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn cảm nhận có bố cục rõ 
ràng; lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát; không mắc lỗi chính 
tả, dùng từ, đặt câu. 
* Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết chung về tác giả 
Lê Minh Khuê và văn bản “Những ngôi sao xa xôi” để cảm 
nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. Dưới đây là một số 
định hướng cơ bản: 
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vẻ đẹp của nhân vật Phương 
Định. 
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định: 
0.5 
- Vẻ đẹp ngoại hình: Là nữ sinh Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp. 
- Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: 
+ Phương Định có lí tưởng sống cao đẹp, anh hùng, quả cảm, 
luôn bất chấp mọi hiểm nguy, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm 
vụ ( Biểu hiện trong hoàn cảnh sống, thực hiện nhiệm vụ, các 
tình huống, đặc biệt là Phương Định trong lần phá bom ). 
+ Phương Định có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm: Biểu 
hiện ở sự quan tâm, chia sẻ, giành tình cảm yêu thương, chăm 
sóc nhau trong các tình huống hiểm nguy. 
+ Có tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đời: Thích tỏ ra kiêu kì, 
làm duyên; khi đón mưa đá vui thích cuống cuồng, nhớ nhà, 
nhớ mẹ; thích hát, thích ngồi bó gối mơ màng... 
3. Đánh giá: 
- Nghệ thuật: 
 Hình tượng nhân vật thể hiện tài năng nghệ thuật của Lê 
Minh Khuê: Miêu tả nhân vật bằng bút pháp lãng mạn, lí tưởng 
hoá nhân vật; hoá thân vào nhân vật, trao điểm nhìn trần thuật 
của Phương Định để diễn tả tâm lí của nhân vật; lối văn giản dị, 
hóm hỉnh, lời trần thuật tự nhiên. 
- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: 
 Phương Định là hình ảnh sống động về những người anh hùng 
không tiếc tuổi xuân xương máu của mình để đấu tranh giành 
độc lập tự do cho Tổ quốc. Nhà văn xây dựng nhân vật nhằm 
ngợi ca, thể hiện sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tiềm tàng của tuổi 
trẻ Việt Nam, của lực lượng nữ thanh niên xung phong trong 
kháng chiến chống Mĩ. Thông qua nhân vật nhà văn khẳng định 
sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trước những thử thách cam 
go của thời đại. Liên hệ... 
0.75 
0.75 
0.75 
0.75 
1.0 
0.5 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_20.pdf