Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Thực hành Lắp mạch điện bảng điện - Huỳnh Văn Kiệt

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Thực hành Lắp mạch điện bảng điện - Huỳnh Văn Kiệt

I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể:

 Hiểu được qui trình chung lăp đặt mạch điện bảng điện.

 Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.

 Lắp đặt được mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc.

 Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.

II./ PHƯƠNG PHÁP

 Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thực hành, trực quan, diễn giảng.

III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

 Nghiên cứu SGK, tài liệu.

 Vật liệu: bảng điện, dây đẫn, giấy ráp, băng, bóng đèn.

 Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ căm, 1 công tắc.

 Dụng cụ: kìm, dao, tua vít, bút thữ điện, khoan,

IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1./ Ổn định lớp: HS báo cáo

2./ Kiểm tra:

3./ Bài mới

 Giới thiệu: Mọi hệ thống nói chung, mạng điện trong nhà nói riêng dù đơn giản hay phức tạp đều có các bảng điện điều khiển khác nhau.

 

doc 5 trang Hoàng Giang 6780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Thực hành Lắp mạch điện bảng điện - Huỳnh Văn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12, 13, 14
Tiết 12, 13, 14
BÀI 6	
( 03 TIẾT)
I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể:
Hiểu được qui trình chung lăp đặt mạch điện bảng điện.
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
Lắp đặt được mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc.
Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
II./ PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thực hành, trực quan, diễn giảng.
III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
Nghiên cứu SGK, tài liệu. 
Vật liệu: bảng điện, dây đẫn, giấy ráp, băng, bóng đèn.
Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ căm, 1 công tắc.
Dụng cụ: kìm, dao, tua vít, bút thữ điện, khoan, 
IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1./ Ổn định lớp: HS báo cáo
2./ Kiểm tra: 
3./ Bài mới
Giới thiệu: Mọi hệ thống nói chung, mạng điện trong nhà nói riêng dù đơn giản hay phức tạp đều có các bảng điện điều khiển khác nhau.
TG
Hoạt động 1: CHUẨN BỊ VÀ NÊU MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV nêu câu hỏi:
Khi tiến hành lắp mạch điện và các bảng điện cần những dụng cụ gì?
- GV có thể giải thích các dụng cụ và cho HS nêu lên công dụng của các thiết bị đó.
- GV hỏi: Ngoài ra còn cần đến các vật liệu và thiết bị gì?
+ Vậy để thực hiện được tốt thì đối với nội dung này cần nội qui gì? Và mục tiêu nào?
- GV bắt đầu tiến hành kiểm tra việc chuẩn bị. 
+ Vậy các thiết bị hiện có của các nhóm còn thiếu những thiết bị nào?
- GV tổnh hợp sự chuẩn bị chưa đầy đủ của HS để bổ sung.
- GV bổ sung thiết bị cho các nhóm ví dụ: khoan (nếu có), bảng điện, tua vít, kìm tuốt dây,
- HS suy nghỉ và thảo luận để trả lời.
- HS trả lời:
+ Các dụng cụ: kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, 
- HS khác bổ sung
- HS trả lời câu hỏi:
+ Bảng điện, ổ cắm, cầu chì, công tắt, dây dẫn, giấy ráp, băng cách điện, bóng đèn, đuôi đèn,..
- HS trả lời về mục tiêu và nội quy bài thực hành.
- HS khác bổ sung.
- Các nhóm trưởng bắt đầu kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình.
- Nhóm nào còn thiếu nên cần báo cáo để GV bổ sung thêm.
- Nhóm trưởng đại diện lên nhận thiết bị.
- HS chú ý và ghi nội dung bài thực hành vào vở.
* Chuẩn bị:
Vật liệu: bảng điện, dây đẫn, giấy ráp, băng, bóng đèn.
Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ căm, 1 công tắc.
Dụng cụ: kìm, dao, tua vít, bút thữ điện, khoan, 
Hoạt động 2: TÌM HIẺU CHỨC NĂNG CỦA BẢNG ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV hướng dẫn HS quan sát và mô tả bảng điện.
+ Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
- GV yêu cầu HS
+ Hãy liệt kê những thiết bị được lắp đặt trên bảng điện? + Trình bày chức năng của các thiết bị đó trong mạch điện?
- Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh của hệ thống điện của trường học.
- GV tiếp tục yêu cầu HS mô tả cấu tạo một bảng điện nhánh của mạng điện nhà em?.
- GV có thể chỉ định vài HS đứng lên mô tả sơ lượt về cấu tạo hệ thống mạng điện thực tế tại nhà.
- GV hướng dẫn và rút ra được kết luận về vai trò và chức năng của bảng điện.
- HS theo dõi và quan sát theo yêu cầu của GV.
- HS chú ý sự giải thích về chức năng của bảng điện.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thảo luận để trả lời các câu hỏi.
+ Các thiết bị bao gồm: công tơ điện, cầu dao, cầu chì, công tắc, 
- HS có thể nêu lên được sau khi quan sát hệ thống mạng điện trong phòng học thì bảng điện thuộc loại bảng điện phân nhánh của hệ thống mạng điện Trường.
+ Mạng điện nhà có cả bảng điện chính ( tại đồng hồ điện) và các bảng điện phân nhánh ( đến các phòng).
- HS tự rút ra được vai trò, chức năng bảng điện trong mạng điện trong nhà.
- Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU CÁCH VẼ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV đưa tranh vẽ một số sơ đồ điện cho HS biết và phân biệt sơ đồ nguyên lí với sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- GV giải thích.
Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch thì cần nghiên cứu sơ đồ nguyên lí mạch điện( H6.2)
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi:
Mạch điện, bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?
- GV hỏi: Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện cần xác định các yếu tố nào?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
- HS đã được làm quen bước đầu với việc xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện ở chương trình công nghệ lớp 8. Vì vậy GV chỉ cần giới thiệu.
- HS nhận biết từ sơ đồ.
- HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và soe đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
- HS trả lời câu hỏi SGK.
- HS nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời.
Mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt bảng điện.
Vị trí lắp đặt các phân tử
Phương pháp lắp đặt dây dẫn
- HS tiến hành.
Vẽ đường dây nguồn
O 
A
Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
O
A
Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện
O
A
Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí.
O 
A 
- GV giải thích cho HS hiểu: từ 1 sơ đồ nguyên lý ta có thể tiến hành vẽ được rất nhiều sơ đồ lắp đặt tuỳ thuộc vào ý định và sở thích của người sử dụng hệ thống mạng điện đó.
- GV yêu cầu HS vẽ một số sơ đồ lắp đặt từ sơ đồ nguyên lý nêu trên.
- GV chú ý theo dõi nhận xét và uốn nắn bước đầu để 
- HS chú ý và có thể hỏi ngược lại để GV giải thích rõ hơn.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS tiến hành vẽ lại sơ đồ lắp đặt từ sơ đồ nguyên lý.
- HS có thể vẽ vài sơ đồ tuỳ thích và trang điểm sao cho thật đẹp để nộp cho GV vào cuối buổi.
 O
 A
Hoạt động 4: TÌM HIỂU QUI TRÌNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. GV nêu câu hỏi:
+ Việc lắp đặt bảng điện bao gồm những bước nào?
- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV khẳng định lại qui trình thực hành bao gồm 5 bước như SGK.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời được: qui trình gồm 5 bước:
+ Vạch dấu
+ Khoan lỗ thiết bị
+ Nối dây thiết bị điện của bảng điện
+ Lắp thiết bị điện vào bảng điện
+ Kiểm tra- vận hành
* Qui trình gồm 5 bước:
- Vạch dấu
- Khoan lỗ thiết bị
- Nối dây thiết bị điện của bảng điện
- Lắp thiết bị điện vào bảng điện
- Kiểm tra- vận hành
Các công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Vạch dấu
- Bố trí các TBĐ trên BĐ
- Vạch dấu các lỗ khoan
Thước, mũi vạch, bút chì
- Bố trí TB hợp lý
- Vạch dấu chính xác
Khoang lỗ bảng điện
- Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít
Khoan
Mũi khoan
Máy khoan
- Khoan chính xác lỗ khoan
- Lỗ khoan thẳng
Đi dây mạch điện
- Nối dây các TBĐ trên BĐ
- Nối dây ra đèn
Kìm tuốt, dây, băng dính
- Nối dây đúng sơ đồ
- Nối dây đúng yêu cầu
Lắp thiết bị điện vào bảng điện
- Vít, cầu chì, công tắc và ỏ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện
Tua vít, kìm
- Lắp thiết bị đúng vị trí
- Các TB lắp đặt chắc, đẹp
Kiểm tra- vận hành
- Lắp đặt bảng điện và đi dây đúng sơ đồ mạch điện.
Nối nguồn
- Vận hành thử mạch điện
Bút thử điện
- Mạch điện đúng sơ đồ
- Mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Sau khi lặp bảng qui trình, GV nói rõ việc thực hiện qui trình.
- GV thực hiện thao tác mẫu để HS quan sát.
- GV lưu ý về an toàn điện cho HS khi thực hành.
+ Việc bố trí các TBĐ trên bảng điện, nêu để cho HS phát huy tính tích cực, sáng tạo của mình. Tuy nhiên phải đảm bảo tính chính xác sơ đồ nguyên lý.
- GV yêu cầu HS cho ví dụ
- GV cần quản lý chặt nguồn điện ( chỉ sau khi mạch điện được lắp đặt đúng) GV mới đóng nguồn và vận hành thử mạch điện đó.
- GV hướng dẫn và chỉnh sửa.
- GV kiểm tra, đánh giá và nếu có thể cho điểm các sản phẩm của từng nhóm HS trước tập thể lớp hoặc GV thu các sản phẩm về nhà.
- HS nêu lại qui trình:
Vạch dấuà Khoan lỗ thiết bị àNối dây thiết bị điện của bảng điện àLắp thiết bị điện vào bảng điện àKiểm tra- vận hành.
- HS quan sát
- HS làm việc theo nhóm tiến hành lắp đặt mạch điện bảng điện theo qui trình.
- HS chi vài ví dụ: cầu chì được lắp ở dây pha trước các thiết bị khác và phụ tải.
- HS nêu được các thiết bị bố trí sao cho tiện việc sử dụng.
- HS tiến hành kiểm tra và có thể kiểm tra chéo các sản phẩm của các nhóm đã hoàn thành.
- HS thu dọn vệ sinh cá nhân và nơi làm viêc.
- HS trả các thiết bị thực hành.
4./ Tổng kết- đánh giá
GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập qua từng tiết một của bài theo các tiêu chí qui định.
GV tổng kết, nhận xét bài thực hành về tinh thần, thái độ, tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động và ý thức bảo vệ mối trường.
5./ Hướng dẫn về nhà
- GV dặn HS chuẩn bị bài 7 gồm:
Dụng cụ: kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan,..
Vật liệu và thiết bị: đèn Huỳnh Quang, tắc te, chấn lưu, đèn, công tắc 2 cực, cầu chì, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_121314_thuc_hanh_lap_mach_dien.doc