Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện - Huỳnh Văn Kiệt

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện - Huỳnh Văn Kiệt

I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể:

 Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện và một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.

 Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, trực quan, đàm thoại,

 Ý thức bảo quản dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.

II./ PHƯƠNG PHÁP

 Kết hợp các phương pháp thực hành, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan.

III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

- GV: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng 3.1, 3.2, 3.3 và một số đồ dùng ở bảng 3.4

- HS: Đọc, nghiên cứu SGK và các dụng cụ cơ khí

IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1./ Ổn định lớp: HS báo cáo

2./ Kiểm tra:

- Cáp điện có cấu tạo như thế nào? Cách sử dụng ra sao?

- Thế nào là vật liệu cách điện? Kể tên vài vật liệu cách điện mà em biết.

3./ Bài mới

 Giới thiệu: trong thực tế sản xuất và trong lắp đặt mạng điện. Chúng ta thấy có rất nhiều đồ dùng điện như: công tơ điện, đồng hồ vạn năng, ampe kế, vôn kế, Trong đó một số đồng hồ ta biết công dụng của chúng nhưng một số chư biết. Vậy công dụng của đồng hồ điện là gì?

 

doc 5 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện - Huỳnh Văn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 4
BÀI 3 
I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể:
Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện và một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, trực quan, đàm thoại, 
Ý thức bảo quản dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
II./ PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp thực hành, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan.
III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng 3.1, 3.2, 3.3 và một số đồ dùng ở bảng 3.4
- HS: Đọc, nghiên cứu SGK và các dụng cụ cơ khí
IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1./ Ổn định lớp: HS báo cáo
2./ Kiểm tra: 
- Cáp điện có cấu tạo như thế nào? Cách sử dụng ra sao?
- Thế nào là vật liệu cách điện? Kể tên vài vật liệu cách điện mà em biết.
3./ Bài mới
Giới thiệu: trong thực tế sản xuất và trong lắp đặt mạng điện. Chúng ta thấy có rất nhiều đồ dùng điện như: công tơ điện, đồng hồ vạn năng, ampe kế, vôn kế, Trong đó một số đồng hồ ta biết công dụng của chúng nhưng một số chư biết. Vậy công dụng của đồng hồ điện là gì?
TG
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu 1-2 HS kể một số đồng hồ đo điện mà em biết.
- GV gợi ý để HS nhớ lại kiến thức ở chương trình cồng nghệ 8.
- Dựa trên việc khai thác kinh nghiệm và trả lời của HS. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đồng hồ đo điện.
- GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp, thảo luận và hoàn thành bảng 3.1 SGK tr.13
+ Yêu cầu: tìm trong bảng 3.1 những đại lượng đo của đồng hồ đo điện và đánh dấu x vào o ví dụ đánh x ở mỗi câu đó.
- GV có thể phát phiếu học tập hoặc treo bảng phụ đã chuan bị trước.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV có thể nêu câu hỏi:
+ Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế hay vôn kế?
+ Công tơ điện được lắp ở trong nhà thường có mục đích gì?
- GV giúp HS kết luận về công dụng của đồng hồ điện.
- GV chốt lại để HS ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 3.2 để hoàn thiện.
+ Yêu cầu: điền các đại lượng đo tương ứng với đồng hồ đo điện bảng 3.2.
- GV yêu cầu HS gấp sách lại và làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu học tập hoặc treo bảng phụ 3.2 đã kẻ và chuan bị từ trước.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cá nhân kể một số đồng hồ đo điện mà các em đã được học ở chương trình công nghệ 8 hay ở bộ moan vật lý.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- HS tiếp tục thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm việc theo từng cặp hoặc nhóm nhỏ.
- HS trao đổi với nhau để hoàn thiện bảng 3.1 SGK tr.13.
- Sau khi HS trao đổi, thảo luận xong đại diện các nhóm lên trình bày đáp án trên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS dựa vào nội dung SGK, trao đổi để tìm ra các câu trả lời.
- HS: để biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, đồ dùng điện. nhân những hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện, đồ dùng điện.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nghiên cứu bảng 3.2 SGK.
- HS đóng sách lại và nhận phiếu học tập hoặc nhìn lên bảng và chọn các đại lượng đo tương ứng với từng đồng hồ đo điện như SGK.
- Cá nhân hoàn thành.
- HS khác bổ sung.
1./ Công dụng của đồng hồ đo điện
- Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện, đồ dùng điện.
2./ Phân loại đồng hồ điện
- Có rất nhiều đồng hồ đo điện, chúng khác nhau về đại lượng, cơ cấu đo, cấp chính xác nhưng thường gặp là đồng hồ để đo một số đại lượng như: điện áp, dòng điện, điện trở, 
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Ampe kế
Cwờng độ dòng điện
Oát kế
Công suất
Vôn kế
Hiệu điện thế( điện áp)
Công tơ
Điện năng tiêu thụ
Ôm kế
Điện trở
Đồng hồ vạn năng
- GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 3.3 SGK tr.14
- GV yêu cầu HS đọc và giải thích các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ.
- GV có thể phát cho mỗi nhóm HS vài vật liệu để đo điện. Từ đó GV giúp HS cách đọc số liệu ghi trên mặt của đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS cách đọc các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ.
- GV chốt lại vấn đề và hướng dẫn HS cách làm quen với một số kí hiệu SGK.
- GV giải tích và nhận xét.
- HS sửa chữa bằng cách kiểm tra chéo các kết quả vừa làm.
- HS tự nghiên cứu bảng 3.3 SGK tr.14 để tìm hiểu các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ.
- HS tự chia nhóm ra, mỗi nhóm từ 4- 6 HS và nhận một số loại đồng hồ đo điện từ GV.
- HS có nhiệm vụ là giải thích được các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ.
- HS từng nhóm đại diện đứng lên đọc các kí hiệu ghi trên đồng hồ.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
3./ Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện
- Bảng 3.3 SGk tr.14
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC DỤNG CỤ CƠ KHÍ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CHÚNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Để tìm hiểu về dụng cụ cơ khí, GV nêu yêu cầu:
+ HS đóng heat tập sách lại và đem ra nay đủ các dụng cụ cơ khí như bảng 3.4 hoặc GV phát cho các nhóm.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tự tìm ra công dụng của các dụng cụ cơ khí đó.
- GV nêu câu hỏi:
+ Thước dây có công dụng gì?
+ Thức cặp có công dụng gì?
- GV giải thích về panme có công là đo chính xác đường kính dây điện ( 1/1000mm). GV hướng dẫn HS cách sử dụng panme và trong thực tế panme thường gặp ở đâu?
- Tiếp tục GV nêu câu hỏi:
+ Vít và búa có công dụng như thế nào?
- GV nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV tiếp tục nêu các câu hỏi về công dụng của các dụng cụ cơ khí còn lại.
+ Cưa sắt có công dụng gì trong việc lắp đặt các thiết bị và các vật dụng điện?
+ Nêu công dụng của từngloại kim?
- GV giải thích thêm về công dụng của từng loại kiềm như ở bảng 3.4 SGK hoặc mẫu vật thật.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV nêu câu hỏi: công dụng của các loại khoan là gì? Có mấy loại?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV chốt lại và giúp HS tự rút ra kết luận về các dụng cụ cơ khí và liên hệ thực tế về công dụng của các dụng cụ cơ khí trong sản xuất và đời sống.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đóng tập sách và đem các dụng cụ cơ khí hoặc nhận từ GV phát.
- HS quan sát các dụng cụ và nêu lên câu trả lời về dụng cụ của các dụng cụ cơ khí.
- HS: thước dây dùng để đo chiều dài dây dẫn, thước cặp dùng để đo đừng kính dây dẫn và đo chiều sâu của các đai vít hay bu lông.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- HS suy nghĩa và tìm ra được panme thường gặp trong các tiệm sẳ chữa cơ khí hay động cơ.
- HS: vít có công dụng vặn các bu lông hoặc ốc vít, búa dung để đóng đinh hay kẹp đỡ ống, 
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS tiếp tục suy nghĩ các câu trả lời về công dụng của các dụng cụ cơ khí còn lại.
+ Cưa sắt dùng để cưa các ống nhựa và kim loại
+ Có 3 loại kìm: kìm cát, kìm tuốt, kìm giữ dây dẫn.
+ Công dụng: cát dây dẫn, tuốt vỏ dây dẫn và giữ dây dẫn khi nối.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- HS: có 2 loại khoang tay và khoan máy ( khoan điện) dùng để khoan lỗ trên gỗ, bêtông, để lăp đặt dây dẫn, thiết bị điện
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- Dụng cụ cơ khí gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, búa, panme, 
Ví dụ: thước dây dùng để đo chiều dài dây dẫn, thước cặp dùng để đo đừng kính dây dẫn và đo chiều sâu của các đai vít hay bu lông 
- Hiệu quả công việc phụ thuốc một phần vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động.
4./ Củng cố
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời về công dụng của một số dụng cụ cơ khí vừa học.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
+ Yêu cầu: điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào o ở bảng 3.5 SGK tr.17. Néu câu sai thì tìm từ sai đó và sửa lại từ đúng.
Câu
Đ- S
Từ sai
Từ đúng
1
Để đo điện trở phải dùng Oát kế.
2
Ampe kế được mắt song song với mạch điện can đo.
3
Đồng hồ vạn năng có thể đo điện áp và điện trở của mạch điện.
4
Vôn kế được mắt nối tiếp với mạch điện cần đo,
- GV kiểm tra lại kiến thức của HS bằng cách cho HS thực hiện yêu cầu trang 17SGK.
5./ Hướng dẫn về nhà
- Học bài, thực hiện câu hỏi SGK.
- Nghiên cứu và chuẩn bị trước bai mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_4_dung_cu_dung_trong_lap_dat_ma.doc