Giáo án Đại số Lớp 9 - Tên chủ đề: Hàm số bậc nhất (Thời lượng 3 tiết) - Năm học 2020-2021

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tên chủ đề: Hàm số bậc nhất (Thời lượng 3 tiết) - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức

- Trình bày được hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b với a  0. luôn xác định với mọi x thuộc R.

- Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0 và nghịch biến trên R khi a <>

- Qua bài HS nắm được đồ thì hàm số y= ax + b (a là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax (nếu ) hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng nhận biết hàm số bậc nhất, xác định hàm số đồng biến , nghịch biến,

kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hai điểm thuộc đồ thị.

3. Thái độ

Cẩn thận, chính xác, say mê học hỏi tìm tòi.

4. Năng lực cần đạt

Hình thành năng lực tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Kế hoạch bài học – SGK – SBT – Phiếu học tập, Máy tính

2. Học sinh: Ôn kiến thức, SGK, Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 

docx 11 trang maihoap55 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tên chủ đề: Hàm số bậc nhất (Thời lượng 3 tiết) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên chủ đề: HÀM SỐ BẬC NHẤT
( thời lượng 3 tiết)
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Trình bày được hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b với a ¹ 0. luôn xác định với mọi x thuộc R.
- Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0 và nghịch biến trên R khi a < 0.
- Qua bài HS nắm được đồ thì hàm số y= ax + b (a là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax (nếu ) hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng nhận biết hàm số bậc nhất, xác định hàm số đồng biến , nghịch biến,
kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hai điểm thuộc đồ thị.
3. Thái độ
Cẩn thận, chính xác, say mê học hỏi tìm tòi.
4. Năng lực cần đạt 
Hình thành năng lực tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Kế hoạch bài học – SGK – SBT – Phiếu học tập, Máy tính
2. Học sinh: Ôn kiến thức, SGK, Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ngày soạn: 08/11/2020
Ngày dạy: 11/11/2020
Lớp 9A 
Ngày dạy: 13/11/2020
Lớp 9 B
Tiết 21, bài 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT
 1. Các hoạt động đầu giờ
	1.1. Hoạt động khởi động
 GV: Gọi 2 HS cùng lên bảng trả lời câu hỏi thi xem ai nhanh hơn.
 	*. Câu hỏi (Trên bảng phụ)
 Điền vào chỗ trống ( ) để được các khẳng định đúng.
 Cho hàm số y = f(x) XĐ với mọi x thuộc R.
 - Nếu x 1< x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) .....................trên R 
 - Nếu x 1 f(x2) thì hàm số y = f(x) ....................trên R 
 *. Đáp án - Biểu điểm 
đồng biến nghịch biến 
1.2 Đặt vấn đề
 Ta đã biết khái niệm hàm số và biết lấy ví dụ về hàm số được cho bởi công thức. Hôm nay ta sẽ học một hàm số cụ thể, đó là hàm số bậc nhất. Vậy hàm số bậc nhất là gì? Nó có tính chất như thế nào? Đó là nội dung bài hôm nay
	 2. Dạy nội dung bài học 
* Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hàm số bậc nhất (16 phút)
+ + Mục tiêu: Nắm được hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b với 
a ¹0
 + Nhiệm vụ: Thông qua việc thực hiện hoạt động ?1, ?2 nắm được dạng tổng quát của hàm số bậc nhất.
 + Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cặp đôi.
 + Sản phẩm: Giải quyết được ?1, ?2 ; phát biểu được định nghĩa hàm số bậc nhất và làm được bài tập nhận dạng hàm số bậc nhất.
 + Tiến trình hoạt động:
GV
Cho học sinh đọc nội dung bài toán
1. Khái niệm về hàm số bậc nhất
Bài toán
?Tb
HS
Tóm tắt bài toán?
Trả lời tại chỗ
Tóm tắt:
v = 50km/h. 
Bến xe cách trung tâm Hà Nội 8km.
t = ?
?Tb
HS
?Tb
?K
GV
HS
GV
Bài toán đã cho ta biết điều gì?
 Vận tốc ô tô là 50km/h
Bến xe phía nam cách Hà Nội 8km
Yêu cầu của bài toán là gì?
Sau t giờ ô tô cách Hà Nội bao nhiêu km. 
Yêu cầu học sinh làm ?1
+ 50(km). 
+ 50t(km). 
+ s = 50t + 8 (km).
Chiếu kết quả lên bảng chiếu
?1: (SGK-46)
GV
Cho học sinh hoạt động nhóm làm ?2trong 2 phút sau đó lên bảng điền vào bảng sau?
?2:(SGK – 47)
HS
t (giờ)
1
2
3
4
...
s = 50t+8 
58
108
158
208
...
?K
HS
Em hãy nhận xét bài làm của nhóm bạn.
Nhận xét bài
GV
Tiếp tục cho học sinh hoạt động nhóm cặp đôi trong 2 phút.
?K
HS
Em hãy giải thích tại sao đại lượng s là hàm số của t?
Đại lượng s phụ thuộc vào t, ứng với với mỗi giá trị của t cho có 1 giá trị tương ứng của s. Do đó s là hàm số của t.
GV
?K
HS
?Tb
Trong công thức s = 50t + 8
Nếu thay s bởi y, thay t bởi x thì có công thức quen thuộc y = 50x + 8. Nếu thay 50 bởi a và 8 bởi b thì ta có 
y = ax + b (a ¹ 0) là hàm số bậc nhất.
Vậy hàm số bậc nhất là gì?
Nêu định nghĩa
Lấy ví dụ hàm số bậc nhất 
* Định nghĩa: 
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a # 0
* Ví dụ : y = 2x + 3 
?Tb
Khi hệ số b = 0 hàm số có dạng nào?
* Chú ý. Khi b = 0, hàm số đã cho có dạng 
y = ax ( đã học ở lớp 7)
* Phương án kiểm tra đánh giá
1. Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Xác định các hệ số a, b của chúng.
y = 1 – 7x
y = -0,5 x
y = 2x2 - 5
y = 0x + 3
2. Với giá trị nào của m thì hàm số sau là hàm số bậc nhất?
y = 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của hàm số bậc nhất 
 + Mục tiêu: Nắm được tính chấtcủa hàm số bậc nhất
 + Nhiệm vụ: Thông qua việc thực hiện xét ví dụ và hoạt động ?3 rút ra được tính chất của hàm số bậc nhất
 + Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cặp đôi
 + Sản phẩm: Giải quyết được ?3 , phát biểu được tính chấtvàvận dụng xét với hàm số cụ thể
 + Tiến trình hoạt động:
?K
 HS
Hàm số y = -3x + 1 xác định với những giá trị nào của x ? Vì sao?
Trả lời.
2. Tính chất
* Ví dụ: Xét hàm số y = f(x) = -3x + 1
- Hàm số y = -3x + 1 xác định với mọi giá trị của x Î R
GV
?Tb
HS
?Tb
HS
?K
HS
?Tb
?K
HS
Ta lấy x1, x2 Î R sao cho x1< x2 
f(x1) và f(x2) được biểu diễn như thế nào?
Trả lời tại chỗ
Mở ngoặc ta có gì?
Trả lời.
So sánh -3(x1 - x2) với 0
Trả lời tại chỗ
So sánh f(x2) - f(x1) với 0
Vậy trên R hàm số đồng biến hay nghịch biến
tại chỗ
Lấy x1, x2 Î R sao cho x1 < x2 
hay x2 - x1 > 0
Ta có f(x1) = -3x1 + 1
 f(x2) = -3x2 + 1
Xét f(x2) - f(x1) 
= (-3x2 + 1) - (-3x1 + 1) 
= -3x2 + 1 + 3x1 – 1
= -3x2 + 3x1
= -3(x2 - x1) < 0 
Þ f(x2) - f(x1) < 0 hay f(x2) < f(x1).
Vậy hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R.
GV
 GV
HS
?Tb
HS
GV
?Tb
HS
Tương tự hãy chứng minh hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R.
Cho học sinh hoạt động nhóm làm ?3 trong 4 phút vào phiếu học tập và các nhóm so sánh với nhau. 
Đáp án:
Lấy x1, x2 Î R sao cho x1 < x2 
hay x2 - x1 > 0
Ta có f(x1) = 3x1 + 1
f(x2) = 3x2 + 1
Xét f(x2) - f(x1) 
= (3x2 + 1) - (3x1 + 1) 
= 3(x2 - x1) > 0
Þ f(x2) - f(x1) > 0 
 hay f(x2) > f(x1).
Vậy hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R.
Tổng quát lại hàm số bậc nhất 
y = ax + b đồng biến khi nào, Nghịch biến khi nào
Trả lời
Chiếu tổng quát lên và học sinh đọc
Lấy ví dụ về hàm số đồng biến, nghịch biến 
Lần lượt làm
?3:
*Tổng quát: (SGK – 47)
?4: 
 a) Hàm số đồng biến y = 5x + 3
b) Hàm số nghịch biến y = - 3x – 7
* Phương án kiểm tra đánh giá
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số đồng biến, nghịch biến? Vì sao ?
y = - 0,5x
y = 3x + 2
 c) y = -2x - 
 Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố 
+ Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học làm bài tập 1; 2 
+ Nhiệm vụ: Thông qua việc làm bài tập cụ thể
+Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cặp đôi
 +Sản phẩm: Giải quyết được bài tập 1; 2.
+Tiến trình hoạt động:
GV
HS
GV
HS
Hs
GV
Y/c HS hoạt động nhóm đôi làm bài tập trên phiếu học tập
Trao đổi và kiểm tra bài giải của nhau.
Quan sát các nhóm thực hiện tốt, cho HS đi hỗ trợ các nhóm chưa làm được.
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bài bài giải của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1Hs lên bảng thực hiện , dưới lớp làm vào vở
Cùng HS nhận xét bài làm
Bài 1 
Cho hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3
a) Hàm số đồng biến khi m – 2 > 0
b) Hàm số nghịch biến khi m - 2 < 0 
Bài 2
Cho hàm số y = ax + 3. Tìm hệ số a biết rằng khi x = 5 thì y = 2.
 Giải
Thay x = 5 và y = 2 vào hàm số ta được
 2 = 5a + 3
=> a = 
Ngày soạn: /11/2020
Ngày dạy: /11/2020
Lớp 9A
 /11/2020
Lớp 9B
 Tiết 22: ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = ax + b (a ¹ 0)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phầnghi bảng
Hoạt động 4. Đồ thị hàm số y = ax + b (a ¹ 0)(17phút)
	+ Mục tiêu: Biết được dạng của đồ thị hàm số y = ax + b(a¹ 0)
	+ Nhiệm vụ: Thực hiện hoạt động ?1,?2.
	+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
	+ Sản phẩm: Giải quyết được ?1,?2 và phát biểu được tổng quát.
 + Tiến trình thực hiện
1. Đồ thị hàm số y = ax + b 
(a ¹ 0)
GV
Treo bảng phụ vẽ sẵn hệ trục tọa độ và yêu cầu học sinh làm ?1.
?1:
HS
Một học sinh lên bảng thực hiện.
?K
HS
Em có nhận xét gì về vị trí các đoạn thẳng AB và A’B’, AC và A’C’?
AB // A’B’; AC // A’C’
* Nhận xét: 
AB // A’B’; AC // A’C’
GV
Ta có thể dễ dàng chứng minh điều đó từ việc chứng minh các tứ giác AA’B’B và AA’C’C là hình bình hành.
?Tb
HS
Nếu A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng thì em có nhận xét gì về ba điểm A’, B’, C’?
Trả lời.
- Nếu A, B, C thẳng hàng thì A’, B’, C’ cũng thẳng hàng (vì AB // A’B’; AC // A’C’)
?K
HS
Em có nhận xét gì về hoành độ và tung độ của ba điểm A’, B’, C’với ba điểm A, B, C?
Trả lời.
- Ba điểm A’, B’, C’lần lượt có cùng hoành độ với ba điểm A, B, C.
- Ba điểm A’, B’, C’có tung độ lớn hơn tung độ ba điểm A, B, C ba đơn vị.
GV
Treo bảng phụ ?2 cho học sinh thảo luận và điền vào.
?2
x
-4
-3
-2
-1
-0,5
0
0,5
1
2
3
4
y=2x
-8
-6
-4
-2
-1
0
1
2
4
6
8
y=2x+3
-5
-3
-1
1
2
3
4
5
7
9
11
?K
HS
Với cùng giá trị của biến x, giá trị tương ứng của hàm số y = 2x và 
y = 2x + 3 quan hệ như thế nào?
Trả lời.
- Với cùng giá trị của biến x, giá trị của hàm số y = 2x + 3 hơn giá trị tương ứng của hàm số y = 2x là 3 đợn vị.
?K
HS
Đồ thị của hàm số y = 2x là đường như thế nào?
Đồ thị hàm số y = 2x là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
- Đồ thị hàm số y = 2x là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
?Tb
HS
Em có nhận xét gì về các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) của hàm số y = 2x + 3 trên mặt phẳng tọa độ? 
Các điểm này thẳng hàng.
?Tb
HS
Em có thể dự đoán đồ thị của hàm số 
y = 2x + 3?
Trả lời.
- Đồ thị hàm số y = 2x + 3 là một đường thẳng song song với đường thẳng y = 2x.
?K
HS
Vậy đồ thị của hàm số y = ax + b (a ¹0) là một đường thẳng như thế nào?
Trả lời.
* Tổng quát: (SGK - Tr50)
GV
Cho học sinh đọc nội dung chú ý.
* Chú ý: (SGK - Tr50)
 + Phương án kiểm tra đánh giá: Cho học sinh nêu lại tổng quát đã học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phầnghi bảng
Hoạt động 5: Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ¹ 0)(15phút)
+ Mục tiêu: Biết được cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b(a¹ 0).
+ Nhiệm vụ: Thực hiện hoạt động ?3.
+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
+ Sản phẩm: Giải quyết được ?3.
+ Kiểm tra đánh giá: Động viên khuyến khích HS
+ Tiến trình thực hiện:
2. Cách vẽ đồ thị hàm sốy=ax + b (a ¹ 0)
GV
Khi b = 0 thì hàm số có dạng y = ax chúng ta đã học cách vẽ.
?K
HS
Nếu b ¹ 0 ta làm như thế nào để vẽ đồ thị hàm số?
Xác định hai điểm thuộc đồ thị hàm số sau đó nối hai điểm đó lại. Khi đó đường thẳng đi qua hai điểm đó chính là độ thị hàm số.
GV
Ta thường xác định giao điểm của đồ thị với hai trục tọa độ rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
?K
HS
Làm thế nào để xác định được hai điểm này?
Trả lời.
- Cho x = 0 Þ y = b ta được điểm (0;b) là giao điểm của đồ thị với trục tung.
- Cho y = 0 Þ x = ta được điểm (;0) là giao điểm của đồ thị với trục hoành.
GV
Cho học sinh nghiên cứu các bước vẽ đồ thị hàm số trong sách giáo khoa.
* Các bước vẽ đồ thị hàm số 
y = ax + b (Sgk - 51)
?3
?K
Hãy vận dụng vẽ đồ thị các hàm số trong ?3.
y = 2x - 3
+ Giao với trục Oy tại điểm (0;-3)
+ Giao với trục Ox tại điểm(1,5;0)
HS
2 học sinh lên bảng trình bày lời giải.
b) y = - 2x + 3
+ Giao với trục Oy tại điểm (0; 3)
+ Giao với trục Ox tại điểm(1,5;0)
Ngày soạn: 20/11/2020
Ngày dạy: 23/11/2020 
 Lớp 9A 
23/11/2020
Lớp 9B
Tiết 23: LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
HS
?Tb
HS
GV
GV
?Tb
HS
?
HS
?Tb
HS
GV
GV
HS
GV
?Tb
?Tb
HS
?Tb
HS
GV
GV
HS
GV
GV
Cho (H) làm bài tập 17 => Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 17 lên bảng
Đọc nội dung bài toán
 Đồ thị của hàm số y = x + 1 và 
y = -x + 3 có dạng như thế nào?
 Là một đường thẳng.
Gọi 1 (H) lên bảng vẽ Đồ thị của hàm số y = x + 1 và y = -x + 3 . Cả lớp thực hiện vào vở => NX, bổ sung
Nhận xét, bài làm của (H) 
 Nêu cách tìm toạ độ các điểm A, B và C?
Trình bày.
Tìm toạ độ các điểm A, B và C?
trả lời.
Muấn tìm chu vi, diện tích của tam giác ta làm như thế nào?
Trả lời 
Nhấn mạnh lại cho (H) cách tính
Yêu cầu (H) TL nhóm (4’) hoàn thành nội dung phần c
Tiến hành TL và trình bày KQ TL ra bảng nhóm => Các nhóm NX KQ của nhau
Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 18 => Yêu cầu (H) thực hiện
Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu ta phải làm gì?
Ta tìm b ở ý a như thế nào?
Trình bày.
Ta tìm a ở ý b như thế nào?
 Trình bày.
 Nhận xét, rồi thống nhất cách thực hiện
Gọi 2 (H) lên bảng thực hiện sau khi đã phận tích HD
 H1 làm phần a
 H2 làm phần b
Cả lớp thực hiện vào vở => NX, bổ sung
 Quan sát Chuẩn bị của học sinh: làm bài và có hướng dẫn nếu cần.
NX bài làm của (H) và lưu ý (H) cách thực hiện
Bài 17/51-SGK (18’)
a, Đồ thị hàm số y = x+1 và y= -x+3
b, Ta có:
A ( -1; 0 ) , B ( 3; 0 )
- Hoành độ của điểm C là nghiệm của phương trình x + 1 = -x + 3 . 
 khi x = 1 thì y = 2. Vậy C ( 1; 2 ) 
c, Áp dụng định lý Pi-ta-go, ta có:
AC = BC = cm.
Do đó : CABC = AB + BC + AC 
= + + 4 = cm.
 SABC = cm2.
Bài 18/52-SGK (14’)
a, Theo bài ra ta có: 11 = 3.4 + b, suy ra 
b = -1.
- Vẽ đồ thị của hàm số y = 3x – 1.
 + Cho x = 0 y = -1, ta được A ( 0; -1 )
 + Cho y = 0 x = , ta được B (; 0 )
 + Vẽ đường thẳng đi qua A và B ta được đồ thị hàm số cần vẽ
b, Theo bài ra ta có phương trình:
 3 = -a + 5 a = 2.
- Vẽ đồ thị hàm số y = 2x + 5.
+ Cho x = 0 y = 5, ta có: P ( 0; 5 )
+ Cho y = 0 x = -2,5, ta có: Q( -2,5;0 )
+ Vẽ đường thẳng đi qua P và Q ta được đồ thị hàm số cần vẽ.
 	3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
 	Học bài => Để nắm trắc và luyện cách vẽ đồ thị hàm số y = a.x + b ( a 0)
 	Xem lại các bài tập đã chữa (có thể làm lại)
 BTVN: 19/52-SGK, 14,15/58- SBT
 Chuẩn bị sẵn hệ trục tọa độ
 Đọc và tìm hiểu trước bài: “ Đường thẳng sông và đường thẳng cắt nhau”
Rút kinh nghiệm chủ đề
Kế hoạch và tài liệu dạy học
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ chức hoạt động cho HS
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Hoạt động của HS
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_9_ten_chu_de_ham_so_bac_nhat_thoi_luong_3.docx