Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 38: Ôn tập học kỳ I (Tiết 1) - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 38: Ôn tập học kỳ I (Tiết 1) - Nguyễn Văn Tân

 I/. MỤC TIÊU

-Kiến thức:

- Hệ thống hóa các kiến thức trong học kì I : Các khái niệm hàm số, biến số, đồ thị của hàm số. Khái niệm về hàm số bậc nhất y =ax+b, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc nhất. Các điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau.

-Kĩ năng:

-Giúp HS vẽ thành thạo đồ thị của hàm số bậc nhất; xác định được góc của đường thẳng y= ax+b và trục Ox; xác định được hàm số y= ax+ b thoả mãn một số điều kiện nào đo (thông qua việc xác định các hệ số a, b)

II/. CHUẨN BỊ

- GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi

 - HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi

III/. TIẾN HÀNH

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong giờ ôn tập)

3. Giới thiệu bài mới

GV : Hôm nay ta ôn tập và làm các bài tập sau !

 

doc 3 trang Hoàng Giang 03/06/2022 3010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 38: Ôn tập học kỳ I (Tiết 1) - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../....../.......	 Ngày dạy:....../......./.........
TUẦN 18
TIẾT 38
 I/. MỤC TIÊU
-Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức trong học kì I : Các khái niệm hàm số, biến số, đồ thị của hàm số. Khái niệm về hàm số bậc nhất y =ax+b, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc nhất. Các điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau.
-Kĩ năng:
-Giúp HS vẽ thành thạo đồ thị của hàm số bậc nhất; xác định được góc của đường thẳng y= ax+b và trục Ox; xác định được hàm số y= ax+ b thoả mãn một số điều kiện nào đo (thông qua việc xác định các hệ số a, b)
II/. CHUẨN BỊ 
- GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi
	- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi
III/. TIẾN HÀNH 
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong giờ ôn tập)
3. Giới thiệu bài mới
GV : Hôm nay ta ôn tập và làm các bài tập sau !
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
20’
22’
Hoạt động 1
1. Ôn tập lý thuyết
Nêu câu hỏi và cho HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời:
1) Nêu định nghĩa về hàm số
2) Hàm số thường được cho bằng cách nào? 
Nêu ví dụ cụ thể.
3) Đồ thị của hàm số y= f(x) là gì?
4) Một hàm số có dạng như thế nào thì được gọi là hàm số bậc nhất? Cho ví dụ về hàm số bậc nhất.
5) Hàm số bậc nhất y = ax+b có những tính chất gì?
6) Góc hợp bởi đường thẳng y= ax+b và trục Ox được hiểu như thế nào?( trường hợp b = 0 và b0).
7) Giải thích vì sao người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y= ax+b?
8) Khi nào thì hai đường thẳng 
y= ax+b(a0) và y= a’x+b’ (a’0) cắt nhau? Song song với nhau? Trùng nhau?
Đưa ra bảng tổng kết chương II đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ để HS đối chiếu với các câu trả lời của mình.
Hoạt động 2
2. Bài tập 
Bài tập 1:
a) Với những giá trị nào của m, thì hàm số
 y= (m-1)x+3 đồng biến?
b) Với những giá trị nào của k thì hàm số bậc nhất y = (5-k)x+1 nghịch biến?
2HS lên bảng sửa bài.
-Khi nào thì hai đường thẳng 
y= ax+b(a0) và y= a’x+b’ (a’0) cắt nhau tại một điểm trên trục tung?
Hãy áp dụng kết quả đó để làm bài tập sau
GV Nhận xét
Bài tập 2
Với những giá trị nào của m thì đồ thị của các hàm số y = 2x + (3+m) và y = 3x + (5-m) 
cắt nhau tại một điểm trên trục tung ?
Gọi HS lên bảng sửa bài.
GV Nhận xét
-Em hãy nhắc lại điều kiện để hai đường thẳng y= ax+b(a0) và y= a’x+b’ (a’0) song song với nhau?
Áp dụng kết quả đó để giải bài tập sau:
Bài tập 3
-Tìm giá trị của a để hai đường thẳng 
y = (a -1)x + 2( và
y =(3 - a)x +1() song song với nhau?
Gọi HS lên bảng sửa bài.
GV Nhận xét
Bài tập 4 
Cho hm số bậc nhất y = -2x + 2 
a). Hàm số trên là đồng biến hay nghịch biến trên R? Vì sao ?
b). Vẽ đồ thị của hàm số 
Gọi HS lên bảng trình bày
GV Nhận xét
HS Trả lời
1) Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x, x được gọi là biến số 
2) Hàm số được cho bằng bảng hoặc bằng công thức. Ví dụ : Hàmsố y= 2x+3
3) Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ Oxy.
4) Hàm số có dạng y =ax+b, trong đó a0 đựơc gọi là hàm số bậc nhất.
Ví dụ: Hàm số y= 3x-2 .
5) Tính chất: Trên tập hợp R, hàm số đồng biến khi a > 0, hàm số nghịch biến khi a < 0
6) Trả lời (SGK)
7) Vì có sự liên quan giữa hệ số a với góc tạo bởi đường thẳng y= ax+b và trục Ox nên người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng 
y = ax+b
8) Hai đường thẳng y= ax+b (a0) và 
y= a’x+b’ (a’0) cắt nhau khi aa’; Song song với nhau khi a=a’ và bb’; Trùng nhau khi a= a’ và b= b’.
HS Đọc bảng tổng kết kiến thức
Bài 1
HS Thực hiện
a) Hàm số y=(m-1)x+3 là hàm số bậc nhất và đồng biến m -1 > 0 hay m >1
b) Hàm số y= (5-k)x+1 là hàm số bâc nhất và nghịch biến 5-k 5
HS Khi aa’ và b = b’.
HS Nhận xét
Bài 2
HS Thực hiện
Các hàm số y=2x+(3+m) và y=3x+(5-m) có hệ số của x đều khác 0 nên chúng là hàm số bậc nhất đối với x. Đồ thị của chúng là các đường thẳng cùng cắt trục tung 
3 + m = 5 - mm = 1
HS Nhận xét
HS Trả lời a = a’ và bb’
Bài 3
HS Thực hiện
Hai đường thẳng y = (a -1)x + 2( và
y =(3 - a)x +1() có tung độ gốc khác nhau(. Do đó chúng song song với nhau khi và chỉ khi: a -1=3 –a nên a = 2
HS Nhận xét
Bài 4
HS Thực hiện
a) Hàm số y = -2x + 2 có a = -2 < 0 nên hàm số nghịch biến trên R
b) Cho x = 0 y = 2 ta được điểm A(0, 2)
Cho y = 0 x = 1 ta được điểm B(1, 0)
Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ta được đồ thị hàm số y = -2x + 2
 y
 0 x
HS Nhận xét
4. Củng cố (1’)
- Nhắc nhở các phương pháp trình bày bài giải của các em, những nhỡ các em nắm vững các kiến thức trọng tâm.
5. Dặn dò (1’)
 	Học bài
	Dặn dò và hướng dẫn HS xem lại các bài tập đã sửa SGK.
Chuẩn bị bài tiết sau ôn tập HKI tiết 2.
 Duyệt của BGH	 Giáo viên soạn
 Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_38_on_tap_hoc_ky_i_tiet_1_nguyen_v.doc