Giáo án Địa lý Khối 9 - Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

Giáo án Địa lý Khối 9 - Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

Trình bày và giải thích được sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây và tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm.

- Trình bày được các bước vẽ biểu đồ tròn có bán kính khác nhau và biểu đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của từng biểu đồ, cụ thể tính cơ cấu phần trăm (%), tính bán kính và tính tốc độ tăng trưởng ( lấy gốc 100%). Vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn với bán kính khác nhau và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Hoàn thành bài tập thực hành

 

docx 7 trang maihoap55 6940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Khối 9 - Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
Trình bày và giải thích được sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây và tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm.
- Trình bày được các bước vẽ biểu đồ tròn có bán kính khác nhau và biểu đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của từng biểu đồ, cụ thể tính cơ cấu phần trăm (%), tính bán kính và tính tốc độ tăng trưởng ( lấy gốc 100%). Vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn với bán kính khác nhau và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Hoàn thành bài tập thực hành
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bảng số liệu thống kê cập nhật số liệu mới
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- GV gợi nhớ cách vẽ biểu đồ hình tròn, đường; sử dụng kỹ năng đọc bảng số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây, hoặc nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng.
- Giúp những HS tìm ra các nội dung mà học sinh chưa biết về kỹ năng vẽ biểu đồ và kỹ năng nhận xét, giải thích thông qua bảng số liệu -> Kết nối với bài học.
b) Nội dung:
HS nhớ lại cách vẽ các dạng biểu đồ.
c) Sản phẩm:
Biểu đồ tròn hoặc biểu đồ đường.
d) Cách thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Bài học hôm nay như bài học đã nêu rõ, chúng ta chọn một trong hai bài tập để vẽ và phân tích biểu đồ (về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây của nước ta trong thời gian gần đây hoặc nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng).
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây của nước ta trong thời gian gần đây ( 20 phút)
a) Mục đích:
HS vẽ được biểu đồ hình tròn và phân tích được sự thay đổi quy mô diện tích gieo trồng và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các loại cây
b) Nội dung:
- HS dựa vào bảng số liệu và vẽ biểu đồ theo yêu cầu.
Nội dung chính: Vẽ được 2 biểu đồ tròn.
c) Sản phẩm: Vẽ được biểu đồ tròn.
d) Cách thực hiện:
a. GV yêu cầu HS đọc đề bài 
b. GV nêu cho HS qui trình vẽ biểu đồ cơ cấu theo các bước:
Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý làm tròn số sao cho tổng các thành phần phải đúng 100% 
Bước 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo qui tắc. Bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ “vẽ theo chiều kim đồng hồ.
Bước 3: Đảm bảo chính xác. Ghi trị số % vào hình quạt tương ứng. Vẽ đến đâu kẽ vạch (tô màu) đến đó, thiết lập bảng chú giải.
c. GV hướng dẫn, tổ chức HS tính toán:
Bước 1: GV treo bảng phụ khung của bảng số liệu đã xử lí (các cột số liệu được bỏ trống)
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta qua các năm
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây 
1990 
2000 
2010 
2015 
2017
Tổng số 
9040,0 
12644,3 
14061,1 
14919,6 
14902,0
Cây lương thực 
6474,6 
8399,1 
8615,9 
8996,3 
8806,8
Cây công nghiệp 
1199,3 
2229,4 
2808,1 
2831,1 
2831,6
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 
1366,1 
2015,8 
2637,1 
3092,2 
3263,6
Bước 2: Hướng dẫn xử lý số liệu:
Lưu ý : + Tổng số diện tích gieo trồng là 100%.
 + Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600. 1,0% ứng 3,60 góc ở tâm 
* Cách tính:
+ Năm 1990 tổng số DT gieo trồng là 9040 nghìn ha có cơ cấu DT là 100% 
+ Tính cơ cấu DT gieo trồng cây lương thực là (x ) 9040 tương ứng 100% 
 6474,6 .. x suy ra x = ( 6474,6 . 100 ) : 9040 = 71,6% 
 Góc ở tâm trên biểu đồ tròn của cây lương thực là 71,6 . 3,6 = 2580
Tương tự cách tính trên, HS tính điền vào khung số liệu. 
Năm
Các nhóm cây 
1990 
2000 
2010 
2015 
2017
Tổng số 
100
100
100
100
100
Cây lương thực 
71,6
66,4
61,3
60,3
59,1
Cây công nghiệp 
13,3
17,6
20,0
19,0
19,0
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 
15,1
16,0
18,7
20,7
21,9
d. Tổ chức HS vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu vẽ:
+ Biểu đồ năm 1990 có bán kính 20mm 
+ Biểu đồ năm 2017 có bán kính 24mm 
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ 1990 
- HS tiếp tục vẽ biểu đồ 2017, thiết lập bảng chú giải. 
- Hướng dẫn HS nhận xét. 
đ. Nhận xét về sự thay đổi qui mô DT và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây :
* Cây lương thực: 
 - DT gieo trồng tăng từ 6474,6 nghìn ha (1990) lên 8806,8 (2017) vậy tăng 2332,2 nghìn ha. 
 - Nhưng tỉ trọng giảm: Giảm từ 71,6% ( 1990) xuống 59,1% (2017 )
* Cây công nghiệp: 
- DT tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% đến 19,0% 
* Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác : DT gieo trồng tăng 1897,5 nghìn ha và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 21,9% 
2.2. Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ đường và nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng ( 10 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được các bước vẽ biểu đồ tròn có bán kính khác nhau và biểu đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính: Vẽ được biểu đồ đường
c) Sản phẩm: Vẽ biểu đồ đường
d) Cách thực hiện:
Số lượng gia súc, gia cầm của nước ta và chỉ số tăng trưởng qua các năm (năm 1990 = 100%)
Năm 
Số lượng
Chỉ số tăng trưởng (%)
Trâu
(nghìn con)
Bò
(nghìn con)
Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con) 
Trâu 
Bò 
Lợn 
Gia cầm
1990 
2854,1 
3116,9 
12260,5 
107,4 
100,0 
100,0 
100,0 
100,0
1995 
2962,8 
3638,9 
16306,4 
142,1 
103,8 
116,7 
133,0 
132,3
2000 
2897,2 
4127,9 
20193,8 
196,1 
101,5 
132,4 
164,7 
182,6
2005 
2922,2 
5540,7 
27435,0 
219,9 
102,4 
177,8 
223,8 
204,7
2010 
2877,0 
5808,3 
27373,1 
300,5 
100,8 
186,3 
223,3 
279,8
2015 
2524,0 
5367,2 
27750,7 
341,9 
88,4 
172,1 
226,3 
318,4
2017 
2491,7 
5654,9 
27406,7 
385,5 
87,3 
181,4 
223,5 
358,9
Bước 1:
- GV hướng dẫn các trị số của trục tung, trục hoành 
- Các đồ thị có thể được biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc các nét liền, nét đứt khác nhau.
Bước 2: GV hướng dẫn vẽ cho học sinh trên bảng để HS dễ hình dung.
Bước 3: Giải thích: 
- Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh nhất. Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng ngay cả chăn nuôi theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình. 
- Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống (Nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp)
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1: Nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình tròn. Các tính tỉ lệ phần trăm
Câu 2: Nhắc lại cách vẽ biểu đồ đường. giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng?
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về nông nghiệp Việt Nam. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Vẽ biểu đồ tròn.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào bảng số liệu
Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2005 và năm 2015.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_khoi_9_bai_10_thuc_hanh_ve_va_phan_tich_bieu.docx