Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 3: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 3: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.

- Phân tích được một số thành tựu và thách thức đối với nền KT nước ta.

2. Năng lực

+ Tự chủ và tự học:Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí.

+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về nền kinh tế ở nước ta.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa dân cư và sự phát triển kinh tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).

 

doc 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 5640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 3: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 11/ 9/ 2021	 	 
Giảng: 15/9/2021 – 9ABCDE 
	 Tiết 4 - Bài 3	
SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới. 
- Phân tích được một số thành tựu và thách thức đối với nền KT nước ta. 
2. Năng lực
+ Tự chủ và tự học:Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí. 
+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về nền kinh tế ở nước ta.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa dân cư và sự phát triển kinh tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bảng số liệu về dân số Việt Nam.
- Một số hình ảnh về nền kinh tế Việt Nam trước và sau thời kì đổi mới.
- Thiết bị điện tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Đặt vấn đề 
a. Mục tiêu: HS hiểu được sự thay đổi của nền kinh tế nước ta trước và trong thời kì đổi mới. 
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK-16, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, và trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh ở nước ta?
- HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
- GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học. 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* HĐ 1: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (20’)
* Mục tiêu: Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới. 
* Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu H2,3, bảng tr.21 yêu cầu HS quan sát kết hợp thông tin mục 1 SGK – Tr.18, át lát tr.17 và sự chuẩn bị ở nhà thống nhất ý kiến theo nhóm cặp với nội dung câu hỏi tr.17 (4’).
- HS thực hiện lệnh, GV quan sát theo dõi, hỗ trợ, kiểm soát HS.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trên biểu đồ và lược đồ, chia sẻ, bổ sung, đánh giá, phản biện.
- GV chuẩn lại kiến thức cơ bản. 
- GV chiếu biểu đồ miền H2, HS báo cáo trên biểu đồ. GV nhấn mạnh kĩ năng phân tích biểu đồ có dẫn chứng cụ thể.
- GV chiếu bảng số liệu tr.21, cũng yêu cầu HS phân tích bảng có dẫn chứng cụ thể.
- GV chiếu H3, yêu cầu HS xác định được vị trí của 7 vùng kinh tế trên lược đồ.
CH: Em hãy cho biết nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên?
HĐ 3.Tìm hiểu những thành tựu và thách thức (10’).
* Mục tiêu: Phân tích được một số thành tựu và thách thức đối với nền KT nước ta. 
* Tổ chức thực hiện:
CH: Dựa vào thông tin mục 2 SGK – Tr.20, tìm những kiến thức nói về thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới.
CH: Tại sao muốn phát triển kinh tế bền vững thì cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn xác lại kiến thức.
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ở 3 mặt
-Chuyển dịch cơ cấu ngành: tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp và ngành CN-XD giảm; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng (D/C- H2.tr18).
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước (Bảng tr.21).
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành 7 vùng chuyên canh nông nghiệp và 4 vùng kinh tế trọng điểm (H3– Tr.19). 
* Nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên cho thấy cơ cấu kinh tế nước ta đã chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH phù hợp với xu thế chung của thế giới.
 2. Những thành tựu và thách thức
a. Thành tựu
- Tốc độ tăng trưởng KT khá vững chắc.
- Cơ cấu KT đang chuyển dịch theo hướng CNH.
- Nền KT hướng ra xuất khẩu.
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
b. Khó khăn, thách thức
- Sự phân hoá giầu, nghèo.
- Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
- Sự bất cập trong phát triển VH, giáo dục, y tế, vấn đề việc làm 
- Những khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới như: Ngôn ngữ bất đồng, trình độ chênh lệnh, khác nhau về chính trị.
(HS có thể học theo sản phẩm đã gạch chân các từ khóa vào SGK.tr20 và học theo sách).
3. Hoạt động: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài và rèn kĩ năng bản đồ. Giải thích mối quan hệ địa lý.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi.
-Thực hiện nhiệm vụ, dựa vào kiến thức đã học trong bài để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo kết quả làm việc
- GV nhận xét đánh giá hoạt động học của HS. 
Câu hỏi: Quan sát lại biểu đồ H2: Tại sao ở nước ta lại có sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế giai đoạn 2002 -2014.
4. Hoạt đông: Vận dụng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện:
- Vận dụng kiến thức đã học, em có định hướng gì cho tương lai, nghề ngiệp của mình.
- HS thực hiện nhiệm vụ này ở nhà và báo cáo kết quả vào giờ học sau.
* Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (3’)	
- Học kĩ về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đọc tên 7 vùng kinh tế trên H3 SGK-19;
- Nêu những thành tựu và thách thức trong sự phát triển kinh tế của nước ta.
- Làm BT 1,2 SGK tr20-21.
- Chuẩn bị bài 4: Kể tên những cây trồng và vật nuôi nổi tiếng ở nước ta mà em biết? Tại sao chúng lại được phân bố ở đó? Tỉnh Lào Cai có những những cây trồng và vật nuôi nổi tiếng nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_bai_3_su_phat_trien_nen_kinh_te_viet_na.doc