Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Minh Tân

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Minh Tân

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Học sinh nêu được khái niệm chí công vô tư ,

- Học sinh nêu được biểu hiện chí công vô tư tự chủ-

-Hiểu được ý nghĩa của chí công vô tư

 2. Về năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật.

- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý các hành vi bạo lực gia đình; lên án phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Không vi phạm quy định của pháp luật phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực không đúng với pháp luật

 

doc 6 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1
Ngày soạn: 20/08/2021
Bài 1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu 
1.Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm chí công vô tư , 
- Học sinh nêu được biểu hiện chí công vô tư tự chủ-
-Hiểu được ý nghĩa của chí công vô tư 
 2. Về năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật.
- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý các hành vi bạo lực gia đình; lên án phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Không vi phạm quy định của pháp luật phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực không đúng với pháp luật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:	
A.Khởi động
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu:Đức tính chí công vô tư
 b. Nội dung: 
- Hs quan sát 
 “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
 Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
 Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
 Thiếu một mùa, thì không thành trời,
 Thiếu một phương, thì không thành đất.
 Thiếu một đức, thì không thành người” 
c. Sản phẩm: 
-Học sinh hát và nêu cảm nhận.
- HS phát biểu được chủ đề 
d. Tổ chức thực hiện:
Em hiểu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn?
 “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
 Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
 Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
 Thiếu một mùa, thì không thành trời,
 Thiếu một phương, thì không thành đất.
 Thiếu một đức, thì không thành người” 
- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu
- HS: trao đổi cặp đôi và tb
- Dự kiến sp: câu trả lời của HS( phẩm chất cần có của mỗi con người giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người .)
*Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Gv nêu nên ý nghĩa sự cần thiết của sự chí công vô tư trong cuộc sống và dẫn dắt vào bài
B.Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề.(8’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu:Đức tính chí công vô tư
 b. Nội dung: 
- Hs đọc và tìm hiểu “đặt vấn đề” 
c. Sản phẩm: 
-Học đọc truyện và trả lời câu hỏi
- HS phát biểu được chủ đề 
d. Tổ chức thực hiện:
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk 
->:Trả lời các câu hỏi
? Kể việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá khi Tô Hiến Thành bị ốm ?
? Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
? Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ đâu ? Tô Hiến Thành là người ntn?
? Mong muốn của Bác Hồ là gì?
? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
? Việc làm và hành động của Bác chứng tỏ điều gì ?
? Tình cảm của nhân dân dành cho Bác như thế nào?
? Việc làm của Chủ tịch HCM là biểu hiện của đức tính gì ?
? Qua hai câu chuyện về Tô hiến thành và Bác Hồ em rút ra bài học gì cho bản thân?
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
 B3: HS: báo cáo, thảo luận 
1. Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư.
+ Khi Tô Hiến Thành bị ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
+ Trần Trung Tá lo chống giặc nơi biên cương.
-> Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
-> Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung, giải quyết công việc theo lẽ phải.
=> là người công bằng không thiên vị, chí công vô tư.
2- Điều mong muốn của Bác Hồ:
- Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân đân được ấm no, hạnh phúc.
- Mục đích sống: “ làm cho ích quốc, lợi dân”
-> Bác là người lo cho dân tộc, cho nước.
- Bác là người đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho nhân dân.
-> Tin yêu, kính trọng, khâm phục, tự hào về Bác.
=> Bác Hồ người Chí công vô tư.
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Bài học: Cần phải học tập, tu dưỡng đạo đức, sống chí công vô tư.
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
1. Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư.
2- Điều mong muốn của Bác Hồ:
HĐ 2:Hướng dẫn tìm hiểu Nội dung bài học(15’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu:Đức tính chí công vô tư
 b. Nội dung: 
- Hs đọc và tìm hiểu “đặt vấn đề” 
c. Sản phẩm: 
-Học đọc truyện và trả lời câu hỏi
- HS phát biểu được chủ đề 
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Qua tấm gương về Tô Hiến Thành, Bác Hồ, em hiểu thế nào là chí công vô tư ?
- Yêu cầu HS đọc NDBH 1 (SGK- 4)
? Lấy ví dụ việc làm thể hiện chí công vô tư mà em biết ?
- VD: Là lớp trưởng, Thúy luôn đối xử công bằng với tất cả các bạn trong lớp 
* Đọc yêu cầu BT1 trong SGK.
HV nào thể hiện chí công vô tư, hv nào không chí công vô tư? Vì sao?
1. Bài tập 1( SGK/ 5):
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: d, e. Vì giải quyết công việc công bằng, hợp lý, xuất phát từ lợi ích chung.
- Hành vi không chí công vô tư: a, b ,c, đ
? Chí công vô tư sẽ mang lại lợi ích gì cho tập thể và cho XH và bản thân ?
- GV chốt bài học 2.
? Cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?
- GV chốt bài học 3 (SGK- 5)
? Tìm danh ngôn và giải thích?
II. Nội dung bài học
Chí công vô tư
 NDBH 1/SGK
 2.ý nghĩa:
NDBH 2/SGK
3.Rèn luyện tính chí công vô tư
-Sống chí công vô tư.
- Ung hộ người có phẩm chất chí công vô tư
-Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân,thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc...
C.Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
b. Nội dung: 
- Làm bài tập trong bài tập 2, 3SGK).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
GV:Yêu cầu HS làm BT 2 SGK trang 5,6.và vở bài tập
HS:- Làm bài tập cá nhân.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét bổ xung.
GV:Yêu cầu hs đặt câu hỏi trắc nghiệm toàn bài
HS:- Làm bài tập cá nhân
GV:Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Luật chơi:Chia lớp làm 4 nhóm trong 4’ Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn 
thể hiện đức tính “Chí công vô tư ” ?đội nào ghi được nhiều hơn đội đó thắng
HS:Chơi
III.Bài tập.
Đáp án
Bài tập 2:-Tán thành:d,đ
Không tán thành:a,b,c
- Làm bài tập cá nhân.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập tình huống.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
GV: yêu cầu HS: 
 ? Em đã có những việc làm nào thể Chí công vô tư đối với bạn bè, người thân?
? Viết 1 đoạn văn về việc em làm thể hiện lòng tự trọng?
HS: tiếp nhận
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo nhóm
- GV quan sát HS làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến
- Dự kiến sản phẩm HS chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô.
* Báo cáo kết quả:
- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện tình huống và cách ứng xử.
- GV nhận xét, đánh giá.
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
Củng cố lại kiến thức trong bài; kiểm tra sự hiểu biết của học sinh và cho học sinh tự kiểm tra
Ký duyệt tuần 1
Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_1_chi_cong_vo_tu_nam_hoc.doc