Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với công việc (3 tiết)

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với công việc (3 tiết)

1.Về kiến thức:

- Hiểu thế nào là năng động, sáng tạo; ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo và biết cần làm gì để trở thành người sống năng động, sáng tạo.

- Nêu được đặc điểm và ý nghĩa của học tập và lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.

- Chỉ ra được những biểu hiện và những yếu tố cần thiết để học tập và lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.

2. Về kĩ năng:

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về biểu hiện của năng động, sáng tạo.

- Biết cách lập kế hoạch rèn luyện để học tập và lao động tự giác, sáng tạo và hiệu quả.

3. Về thái độ:

- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo trong cuộc sống.

- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực hợp tác: Hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi

- Năng lực giải quyết vấn đề: trong cuộc sống khi có những tình huống xảy ra

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân: thể hiện vai trò của bản thân trong học tập, làm việc.

- Năng lực quan sát: hình ảnh về . trong cuộc sống.

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân : thể hiện vai trò của bản thân trong việc thể hiện sự năng động, sáng tạo, hiệu quả trong học tập, làm việc.

 

docx 18 trang Hoàng Giang 30/05/2022 9931
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với công việc (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC
[ ( Gồm 03 tiết)
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
	- Chủ đề được xây dựng dựa vào các bài học theo phân phối chương trình hiện hành, bao gồm những bài sau: 
	+ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
	+ Hợp tác cùng phát triển
	- Tài liệu: Sách giáo khoa GĐC 9; sách giáo viên GDCD 9, sách bài tập CD, Sách tình huống...
II. THỜI GIAN DỰ KIẾN:
Tổng số tiết của chủ đề: 02 tiết
Tiết
Tiết PPCT
Nội dung
Ghi chú
1
12
- Năng động, sáng tạo
2
13
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
3
14
-Luyện tập -Tổng kết- kiểm tra đánh giá chủ đề
III. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ
1.Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là năng động, sáng tạo; ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo và biết cần làm gì để trở thành người sống năng động, sáng tạo.
- Nêu được đặc điểm và ý nghĩa của học tập và lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.
- Chỉ ra được những biểu hiện và những yếu tố cần thiết để học tập và lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.
2. Về kĩ năng:
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về biểu hiện của năng động, sáng tạo. 
- Biết cách lập kế hoạch rèn luyện để học tập và lao động tự giác, sáng tạo và hiệu quả.
3. Về thái độ: 
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo trong cuộc sống. 
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác: Hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi
- Năng lực giải quyết vấn đề: trong cuộc sống khi có những tình huống xảy ra 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân: thể hiện vai trò của bản thân trong học tập, làm việc.
- Năng lực quan sát: hình ảnh về .... trong cuộc sống.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân : thể hiện vai trò của bản thân trong việc thể hiện sự năng động, sáng tạo, hiệu quả trong học tập, làm việc.
IV. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
1.Lập bảng mô tả
 Mức ộ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Năng động sáng tạo
- Kể được một số tấm gương về những người năng động, sáng tạo
-Nêu được một số thành quả của người năng động, sáng tạo
.
-Từ việc quan sát ảnh, tìm hiểu những tâm gương, học sinh hiểu thế nào là năng động, sáng tạo.
- Phân tích được ý nghĩa của sống năng động sáng tạo
-Biết cần làm gì để trở thành người sống năng động, sáng tạo.
- Biết tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của bản thân và người khác về biểu hiện của năng động, sáng tạo. 
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Kể một số tấm gương học tập, lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.
-Nêu được một số thành quả của việc tự giác học tập, lao động
-Từ việc liên hệ thực tế h/s hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.
- Chỉ ra được những biểu hiện và những yếu tố cần thiết để học tập và lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
- Biết cách lập kế hoạch rèn luyện để học tập và lao động tự giác, sáng tạo và hiệu quả.
2. Hệ thống câu hỏi, bài tập của chủ đề
 Mức ộ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Năng động sáng tạo
- Trong lao động, học tập, cuộc sống hàng ngày tính năng động, sáng tạo được biểu hiện ntn? Tìm những biểu hiện không năng động, sáng tạo?
- Kể 1 số gương năng động, sáng tạo trong cuộc sống mà em biết?
-Thế nào là năng động? Sáng tạo?
- Năng động sáng tạo được thể hiện như kể nào?
- Tìm những biểu hiện trái với năng động sáng tạo?
- So sánh 2 biểu hiện...?
- Sáng tạo và năng động trong công việc đá mang lại cho em điều gì ?
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính năng đông, sáng tạo.
- Em cần làm gì để làm luyện cho mình lối sống năng động sáng tạo
- Em tự nhận thấy mình đã năng động sáng tạo chưa? 
- Em dự định sẽ xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân như thế nào để trở thành người năng động sáng tạo?
-Vì sao năng động và sáng tạo rất cần cho con người trong cuộc sống hiện đại ?
Nếu không có sự năng động, sáng tạo thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Trong lao động, học tập, cuộc sống hàng em thấy làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả được ntn? Tìm những biểu hiện trái ngước đo?
- Kể 1 số gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mà em biết?
-Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
đá mang lại cho em điều gì ?
-Mình cần phải làm gì để rèn luyện những đức
tính cần có của người lao động tương lai ?
- Chia sẻ ý kiến của em về ý nghĩa của câu trả lời : “Ta cần được lao động
trong sáng tạo”.
-Thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp về các biện pháp rèn luyện hành vi của mình để học tập và làm việc sáng tạo, hiệu quả?
- Theo em, sự lười biếng và dối trá, cẩu thả, tuỳ tiện trong lao động sẽ dẫn đến
hậu quả gì ? Hãy lấy ví dụ trong thực tiễn cuộc sống mà em biết để minh hoạ cho hậu
quả này.
-Em hãy xây dựng kế hoạch học tập và công việc cá nhân theo tuần, tự giác thực
hiện kế hoạch đó.
- Hãy đánh giá việc tuân thủ kế hoạch của bản thân và hiệu quả của công việc. Vì
sao em thực hiện tốt ? Vì sao chưa thực hiện tốt ?
- Hây chỉ ra những biện pháp rèn luyện để có được sự tự giác, năng động, sáng
tạo và hiệu quả trong học tập mà em cho là khả thi?
C. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết sưu tầm dao tục ngữ, câu chuyện, tâm gương về năng động sáng tao...
- Kỹ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về lối sông năng dộng sáng tạo
- Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về một tình huống có liên quan đến việc thể hiện sự năng động sáng tạo
- Kỹ năng tư duy sáng tạo về cách thể hiện sự năng động, sáng tạo, hiệu quả trong học tập, lao động...
D. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Động não; thảo luận nhóm; đóng vai; xử lí tình huống...
E- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sưu tầm tư liệu về chủ đề, thiết kế tiến trình dạy học, nội dung trình chiếu, phiếu học tập, sắp xếp học sinh theo nhóm...
2. Học sinh: Đọc trước và tìm hiểu nội dung các bài học theo định hướng sgk, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên, tìm đọc các tư liệu liên quan đến chủ đề.
H. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ (KẾ HOẠCH DẠY HỌC)
Tuần 11. Tiết 11
Ngày soạn: .................
Ngày dạy. ................... 
NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Cho tình huống: Nếu gặp bài tập khó, em sẽ làm gì?.
- Tìm mọi cách để giải bài tập, làm bằng nhiều cách khác nhau.
-> Từ tình huống, GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống có những người dân Việt Nam bình thường đã làm những việc phi thường như những huyền thoại, kỳ tích của thời đại KHKT như: Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng), anh đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay mặc dù anh không học một truờng kỹ thuật nào..... Vây điều gì đã giúp anh làm lên kì tích đó? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho cô trò ta câu hỏi đó>
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
- Gv gọi hs đọc 2 tình huống (1),(2) ở phần đặt vấn đề/sgk27-28.
1. Nhà bác học Ê- Đi-Xơn
2. Lê Thái Hoàng một học sinh năng động, sáng tao.
- Gv đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê- Đi- Xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của họ.
? Theo em những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê- Đi- Xơn và Lê Thái Hoàng?
- Em học tập được gì qua việc làm năng động, sáng tạo của Ê- Đi- Xơn và Lê Thái Hoàng? Trong thời đại ngày nay NĐST có ý nghĩa ntn?
- Gv chốt lại vấn đề:
-Hs ®äc 2 tình huống (1),(2) ở phần đặt vấn đề/sgk27-28.
- Ê- Đi- Xơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động, sáng tạo.
+ Ê- Đi- Xơn: Để có ánh sang mổ cho mẹ đã nghĩ ra cách “Đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ mổ cho mẹ mình mẹ được cứu sống”
+ Lê Thái Hoàng: Nghiên cứu tìm tòi cách giải toán nhanh hơn; Tìm đề thi toán quốc tế dịch ra tiếng việt để làm, kiên trì làm toán, thức đến 1,2 giờ sáng để làm toán.
- Ê- Đi- Xơn cứu được mẹ sau trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.
- Lê Thái Hoàng: Đạt huy chương đồng kì thi toán quốc tế lần 39 và HCV kì thi toán quốc tế lần thứ 40. Giải nhì toán quốc gia 
- HS trình bày, nhận xét.
- Học tập: Đức tính kiên trì, chịu khó quyết tâm vượt khó khăn; Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt 
- Ngày nay năng động, sáng tạo giúp con người tìm ra cái mới, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đã đề ra một cách xuất sắc.
- Gv liên hệ cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu: Chính sự năng dộng sáng tạo đã giúp cho chàng thanh niên Phạm Thanh Liêm (36 tuổi) Quê ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chế tạo thành công chiếc máy cày, máy gặt, giúp bao bà con nông dân thoát khỏi “đầu tắt, mặt tối”, lam lũ hàng ngày.
Ngô Thu Hường, học sinh lớp 12A3 trường THPT Vĩnh Chân, Hạ Hoà, Phú Thọ đạt 3 điểm 10 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. - Hường chia sẻ. “Em yêu thích các môn, nhất là môn Sử. Đến giờ em vẫn chưa tin được bản thân đạt điểm số cao như vậy. Học những môn xã hội, em cho rằng, quan trọng nhất vẫn là phải say mê, ham tìm tòi vì chỉ có niềm yêu thích môn học mới mong đạt được kết quả cao”.
Dương Ngọc Trâm, học sinh lớp 12C7, trường THPT Chu Văn An (An Giang), là một trong hai thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn. Chia sẻ về thành tích này, Trâm nói: "Em thường hay nghe giảng trên lớp để nắm nội dung chính, sau đó bổ sung bằng ý kiến của giáo viên dạy online. Với môn Ngữ văn, việc tự học nắm giữ vị trí rất quan trọng. Em đọc thật nhiều sách, văn mẫu, trao đổi cùng bạn bè để học hỏi thêm".
3/Trạng nguyên Lương Thế Vinh: lúc về quê, ông gần gũi với người nông dân, thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác. Ông đã miệt mài tìm ra quy tắc tính toán, từ đó viết lên tác phẩm có giá trị khoa học "Đại thành toán pháp"
4/ Đại tướng Võ Nguyên Giáp say mê nghiên cứu khoa học quân sự hiện đại và vận dụng sáng tạo vào cách đánh giặc của nước ta.
Người năng động, sáng tạo.
? Qua việc tìm hiểu những tấm gương, câu chuyện, em hiểu Năng động sáng tạo là gì
- Gọi trình bày – nhận xét
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- GV chia nhóm thảo luận: Nêu những biểu hiện của năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tao trong học tập; trong sinh hoạt hằng ngày? 
+ NHÓM 1: TRONG LAO ĐỘNG
+ NHÓM 2: TRONG HỌC TẬP
+ NHÓM 3: TRONG SINH HOẠT
- HS trình bày, bổ sung. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
1. Khái niệm: Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu,tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
2. Biểu hiện của người năng động, sáng tạo 
PHIẾU HỌC TẬP
Biểu hiện NĐST
Biểu hiện thiếu NĐST
Trong lao động
Trong học tập
Trong sinh hoạt
DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH
Biểu hiện NĐST
Biểu hiện thiếu NĐST
Trong lao động
- Chủ động, dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
- Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ, dám làm, né tránh, bằng long với thực tại.
Trong học tập
-Phương pháp học tập khoa học;
-say mê, tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện cái mới; 
- Không thoả mãn những điều đã biết;
- Linh hoạt xử lý các tình huống.
-Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên; học vẹt, học theo người khác.
Trong sinh hoạt
- Lạc quan, tin tưởng có ý thức phấn đấu vươn lên,
- Có ý chí, vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần; 
- Có lòng tin, kiên trì và nhẫn nại...
- Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động, bắt chước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ; 
- Chỉ làm theo sự hướng dẫn của người khác.
- Tổ chức HS thảo luận cặp đôi: Vậy, theo em, năng động sáng tạo có ý nghĩa gì? Ngoài ra, năng động, sáng tạo còn có ý nghĩa nào khác nữa?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và rút ra KL về ý nghĩa: Mỗi người đều rất cần có tính năng động và sáng tạo trong bất kỳ công việc gì.
- Vậy, em làm ntn để rèn luyện năng động và sáng tạo?
- HS phát biểu, bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét và chốt kiến thức về cách rèn luyện. 
3. Ý nghĩa của năng động sáng tạo
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
- Con người dễ dàng thành công, đem lại vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Rèn luyện:
- Trước hết cần rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. Mạnh dạn suy nghĩ, tìm ra cách giải hợp lý nhất.
- Trước khi làm việc gì nên tự hỏi: Để làm gì? Có khó khăn gì? Có cách nào tốt hơn không.....
- Chống thói quen xấu trong học tập: thụ động nghe, lười suy nghĩ, học vẹt, thiếu bền bỉ....
- Chấp nhận và vượt qua khó khăn.
- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt mục đích.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Bài 1: (29)
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh giải thích.
b. Bài 2: (30) 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS giải thích.
c. Bài 3: (trang 30)
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch khắc phục khó khăn.
đ. Bài 7 : (trang 31)
Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính năng đông, sáng tạo.
* GV tổ chức cho HS trò chơi: “nhanh tay, nhanh mắt”. GV đưa ra tình huống:
- Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo?
a. Bài 1: (29)
- Hs thảo luận bài tập 1/sgk29-30.
+Hành vi b,đ,e,h thể hiện tính năng động, sáng tạo.
+Hành vi: a,c,d,g không thể hiện tính năng động, sáng tạo.
b. Bài 2: (30)
- Tán thành: d, e.
- Không tán thành: a, b, c, đ.
c. Bài 3: (30)
- Hành vi thể hiện năng động, sáng tạo: b, c, d.
d. Bài 6: (31)
VD: 
HS A: Gặp khó khăn: Kèm môn ngữ văn, toán.
- Cần sự giúp đỡ của các bạn giỏi văn, toán cụ thể phương pháp học tập của bạn; Sự giúp đỡ của cô giáo.
- Nhờ sự giúp đỡ đó mà em đã học khá .
đ. Bài 7: (31)
- Cái khó ló cái khôn.
- Học một biết 10.
- Miệng nói tay làm.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
* Biểu hiện hành vi:
1. Cô giáo Hà luôn tìm tòi phương pháp dạy học môn GDCD để học sinh ham thích học.
2. Bác Mai vươn lên làm giàu để thoát khỏi cảnh đói nghèo.
3. Anh Hùng bị mù cả 2 mắt mà vẫn hát hay, đàn giỏi.
4. Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho rằng bài khó thì th
i.
Không
Có
x
x
x
 GV kết luận toàn bài: Năng động, sáng tạo là một đức tính tốt đẹp của mọi người trong cuộc sống, học tập, lao động trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. Đức tính đó giúp chúng ta vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, vươn lên làm chủ cuộc sống, bản thân. HS cần học hỏi phát huy tính năng động, sáng tạo như lời Bác Hồ đã dạy: “Phải nêu cao tác phong độc lập, suy nghĩ, đối với bất kì vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi: “Vì sao”, đều phải suy nghĩ kĩ càng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 phút)
1. Cùng chia sẻ: Kể một việc làm của em ở gia đình thể hiện năng động, sáng tạo?
2. NGƯỜI HÙNG BIỆN TÀI BA: Thuyết trình về chủ đề “Năng động, sáng tạo”
BÀI THAM KHẢO
Kính thưa quý thầy cô giáo, thưa các bạn học sinh!
Có lẽ, không ít các bạn học sinh đang ngồi đây đã từng được biết về nhà bác học Ê-đi- xơn. Vào năm 12 tuổi, ông đã phải thôi học, đi làm kiếm tiền lo cho sinh hoạt gia đình. Lúc biết mẹ mình bị đau ruột thừa cấp tính, mà ở trong nhà thì quá tối, không thể tiến hành ca mổ. Ông đã suy nghĩ và tìm ra cách thực hiện một ý tưởng. Và nhờ có đủ ánh sáng, mẹ của ông đã được cứu sống. Như vậy, có thể thấy, nhờ sự năng động, sáng tạo của mình, nhà bác học Ê-đi-xơn đã sáng chế, phát minh ra các công cụ có giá trị, phục vụ cho đời sống. Và ngày nay, sự năng động, sáng tạo cũng là một trong những phẩm chất không thể thiếu của mỗi người, đặc biệt là học sinh chúng ta – những người trẻ trong thời đại công nghệ.
Vậy năng động, sáng tạo là gì? Thế nào là người năng động, sáng tạo? Năng động là sống tích cực, chủ động, dám nghĩ và dám làm trong mọi việc. Còn sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. Như thế, có thể thấy năng động là cơ sở để sáng tạo và sáng tạo chính là động lực để sống năng động. Những người năng động là người luôn mạnh mẽ, quyết đoán trong mọi việc làm. Họ không chờ đợi may mắn mà luôn tự mình tìm kiếm cơ hội, lập kế hoạch thực hiện những mục tiêu của mình trong học tập và trong cuộc sống. Năng động trong tư duy sẽ tạo nên tính sáng tạo. Những người có tính sáng tạo, họ không tự bằng lòng với cái đã có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách làm đã có mà luôn say mê tìm tòi và phát hiện. Từ đó, họ có thể linh hoạt xử lí các tình huống, tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, độc đáo và đạt hiệu quả cao.
Thưa các bạn!
Tại sao con người lại cần phải năng động, sáng tạo? Như chúng ta biết, thế giới hiện đại luôn không ngừng biến đổi và phát triển, đòi hỏi mỗi chúng ta đều phải thích ứng, thay đổi. Vậy nếu chúng ta cứ mãi đi theo lối mòn cũ, cứ giẫm chân tại chỗ thì chẳng những đánh mất đi những cơ hội của bản thân mà còn kéo lùi sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Thử hỏi, nếu không có sự năng động và sáng tạo thì liệu Ê-đi-xơn, Picasso, có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại, chúng ta có thể được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật, được sử dụng những đồ vật, ứng dụng tiện ích hay không? Không có sự năng động, sáng tạo liệu loài người có tạo ra được những công cụ lao động ngày càng hữu hiệu để thay thế, giải phóng sức lao động của mình hay không? Không có sự năng động, sáng tạo, liệu nhân loại có đạt được đến trình độ văn minh như hiện nay không? Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, muốn thành công trong học tập và trong cuộc sống nhất định phải năng động, sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1phút)
1.Chia sẻ: 
a) Em thấy mình gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình rèn luyện bản thân ?
b) Hãy thảo luận với người thân, thầy/ cô giáo và bạn bè để cùng tìm ra giải pháp hiệu quả hơn cho quá trinh rèn luyện bản thân..
2/ Sưu tầm thêm những tấm gương năng động, sáng tạo ở địa phương, lớp em?
3/ Học bài cũ: Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 3 trang 30. 
4/ Chuẩn bị bài: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ.
Tuần 13. Tiết 13
Ngày soạn: 27/11/2020
Ngày dạy. 9A: ..9B: 
 9A: ..9D: 
BÀI 9: LÀM VIỆC 
CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Gv chiếu câu chuyện:
1. Đọc câu chuyện sau và rút ra bài học cho bản thân?
Hồi ở Pác Bó, sáng ra Bác thường bố trí công việc cho chúng tôi làm. Bác
thường hỏi từng người:
- Hôm nay chú định làm gì ?
-Thưa Bác, vá áo ạ !
- Được! Còn chú kia ?
- Thưa Bác, nghiên cứu tài liệu ạ !
-Được ! Còn chú này chưa có việc gì à ? Sách này hay đấy, chú đọc đi.
Tôi cũng như các anh em khác thường được Bác chăm lo như vậy. Đặc biệt là
khi chúng tôi nghiên cứu tài liệu, Bác thường hướng dẫn rất chu đáo, giúp chúng
tôi quen dần vào nẻn nếp. Đối với anh chị em phục vụ, Bác cũng ân cần chỉ bảo.
Tôi nhớ có lần Bác nói với chị Trưng người Cao Bằng :
- Nấu cơm, rửa bát cũng phải có trật tự, có kế hoạch cụ thể. Trước khi nấu
cơm phải kiếm củi rồi mới đổ gạo vào nồi vo, rồi nhóm lửa, và chạy đi lấy lá đợi
cơm cạn đậy vào. Chứ vo gạo rồi mới chạy đi kiếm củi thì thật là vô lí.
Việc nhắc nhở thường xuyên của Bác rèn luyện cho mọi người ở bên cạnh Bác
có một thói quen sắp xếp cồng việc hằng ngày, rèn luyện cho bộ óc chúng tôi
quen làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện, tản mạn và nhất là tránh nhàn rỗi.
(Theo 120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
Câu hỏi:
1/ Theo em, những điều Bác Hồ dạy ở câu chuyện trên có ý nghĩa gì đối với kết
quả lao động nói chung ?
2/ Qua câu chuyện kể trên, em thấy mình cần phải làm gì để rèn luyện những đức
tính cần có của người lao động tương lai ?
Gv dẫn vào bài: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải tích cực, say mê, nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo... Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cô trò ...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
- Gv cho HS đọc câu chuyện : “Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung” 
- GV cùng học sinh trao đổi.
? Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
? Việc làm của ông được nhà nước ghi nhận ntn?
? Em học tập được gì ở giáo sư Lê Thế Trung?
- Gv liên hệ cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu một số tâm gương tiêu biểu.
- 1, 2 HS đọc truyện. - Thảo luận chung cả lớp.
- Tốt nghiệp bác sĩ loại xuất sắc ở Liên Xô về chuyên ngành bỏng những năm 2063 – 2065. Ông hoàn thành 2 cuốn sách về bỏng.
- Nghiên cứu thành công việc tìm ra ếch thay thế da người trong điều trị bỏng.
- Chế tạo thuốc trị bỏng B76; Nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc khác dùng chữa bỏng đem lại hiệu quả cao.
- Được tặng nhiều danh hiệu cao quý giờ đây ông là thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ y khoa thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam.
- Học tập tinh thần, ý chí vươn lên của ông tinh thần học tập, sự say mê nghiên cứu khoa học của ông là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Với thành tích 2 vàng, 4 bạc, đoàn Việt Nam xếp thứ 7 trong số 110 quốc gia, vùng lãnh thổ dự thi Olympic Toán học.
Đoàn Việt Nam giành giải lớn tại kỳ thi năm 2019.
Công ty CP Dệt may Sơn Nam, được tư vấn xây dựng chiến lược cải tiến năng suất chất lượng.
? Qua phần tìm hiểu truyện và liên hệ em hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Gọi trình bày – nhận xét
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- GV chia nhóm thảo luận: Nêu những biểu hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập; trong sinh hoạt hằng ngày? 
+ NHÓM 1: TRONG GIA ĐÌNH
+ NHÓM 2: TRONG NHÀ TRƯỜNG
+ NHÓM 3: TRONG LAO ĐỘNG
- HS trình bày, bổ sung. Gv nhận xét, chốt kiến thức nội dung bài học 1,2
1. Khái niệm:Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
2. Biểu hiện của người
PHIẾU HỌC TẬP
Năng suất, chất lượng, hiệu quả
Không năng suất chất lượng, hiệu quả.
Trong gia đình
Trong nhà trường
Trong lao động
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH
Năng suất, chất lượng, hiệu quả
Không năng suất chất lượng, hiệu quả.
Trong gia đình
- Làm kinh tế giỏi (chăn nuôi, trồng trọt )
- Nuôi dạy con ngoan, học giỏi.
- Học tập tốt, lao động tốt.
- Kết hợp học với hành.
- Ỷ lại, lười nhác, trông chờ vận may bằng lòng với hiện tại.
- Làm giàu bằng con đường bất chính.
- Lười học, đua đòi, thích hưởng thụ.
Trong nhà trường
- Thi đua dạy tốt, học tốt
- Cải thiện phương pháp giáo dục, đạt kết quả cao trong các kì thi để nâng cao chất lượng cho HS.
- GD đào tạo HS có lối sống, có ý thức, có trách nhiệm.
- Chạy theo thành tích điểm số.
- Không quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.
- Cơ sở vật chất nghèo nàn.
- HS học vẹt, xa rời thực tế.
Trong lao động
- Tinh thần lao động tự giác
- Máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại.
- Chất lượng hang hoá, mẫu mã tốt, giá thành phù hợp.
- Thái độ phục vụ khách hàng tốt.
- Làm bừa, làm ẩu.
- Chạy theo năng suất.
- Chất lượng hàng hoá kém, không tiêu thụ được.
- Làm hàng giả, hàng nhái, nhập lậu.
- Tổ chức HS thảo luận cặp đôi: Từ việc, học tập tự giác, sáng tạo và năng động trong công việc đá mang lại cho em điều gì ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và rút ra KL về ý nghĩa: 
- Vậy, để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người cần phải làm gì?
- HS phát biểu, bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét và chốt kiến thức về cách rèn luyện. 
- GV chốt nội dung bài học (sgk tr 33). - HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học ( ghi ý chính vào vở. 
2. Ý nghĩa: Đối với người lao động : Phải có tay nghề cao, có sức khỏe tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động,lao động năng động, sáng tạo; cải tiến công cụ lao động.
3. Trách nhiệm của công dân.
- Lao động tự giác, tuân theo kỷ luật.
- Luôn năng động sáng tạo.
- Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe.
- GV: xây dựng đất nước theo con đường XHCN của nước ta hiện nay rất cần những con người lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường 1 số người chạy theo đồng tiền không quan tâm tới quyền lợi người tiêu dùng và những giá trị đạo đức.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Bài 1:(33) Nêu yêu cầu bài tập. yêu cầu học sinh giải thích.
b. Bài 2: (33) Nêu yêu cầu bài tập.
* GV sử dụng phương pháp diễn đàn:
? Cho biết ý kiến của em về 4 yếu tố: “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” thống nhất hay mâu thuẫn với nhau? Theo em 4 yếu tố trên có cần các điều kiện như: Kĩ thuật, công nghệ, máy móc, nguyên kiệu, tinh thần lao động hay không?
c. GV gọi HS lên bảng làm bài 3 và 4
a. Bài 1: (33)
- Những hành vi làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả: c, đ, e.
- Không năng suất, chất lượng, hiệu quả: a, b, d.
b. Bài 2: (33)
- Ngày nay XH chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải được nâng cao( hình thức đẹp, độ tin cậy cao, công dụng tốt .) Đó chính là tính hiệu quả của công việc.
- Hậu quả: Gây tác hại xấu cho con người, môi trường, XH.
- HS suy nghĩ trả lời.
GV kết luận toàn bài: Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới. Đảng và nhà nước ta kiên trì đưa đất nước theo con đường XHCN. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng để chúng ta thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Bản thân mỗi học sinh cần có thái độ làm việc nghiêm túc; Học tập và rèn luyện tốt để sau này trở thành người tốt phục vụ tổ quốc.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 phút)
- Kể về một tấm gương thanh niên làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mà em biết?
- Hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp về các biện pháp rèn luyện hành vi của mình để làm việc sáng tạo, hiệu quả.
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 phút)
- Về nhà học và làm hoàn chỉnh các bài tập 3,4 sgk(33)
- Tiếp tục sưu tầm gương tốt, việc tốt.
- Em hãy xây dựng kế hoạch học tập và công việc cá nhân theo tuần, tự giác thực
hiện kế hoạch đó. Đánh giá việc tuân thủ kế hoạch của bản thân và hiệu quả của công việc. Vì sao em thực hiện tốt ? Vì sao chưa thực hiện tốt ?
- Em hãy suy nghĩ về hình thức tuyên truyền để phổ biến các cách học tập hiệu
quả góp phần hình thành những đức tính tốt cần có trong lao động.
- Chuản bị nội dung bài học bằng bản đồ tư duy và thuyết trình trước lớp.
Tuần 13. Tiết 13
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
ĐỐ em ?. Tự giác, năng động, sáng tạo và làm việc chất lượng hiệu quả là những đức tính quan trọng đối với cá nhân trong học tập cũng như trong lao động. Bên cạnh đó, một số đức tính khác cũng rất cần phát triển toàn diện, đó là :
1. Kiên trì
2.Cẩn thận
3.Tuân thủ kỉ luật lao động
4.Tiết kiệm thời gian và tài sản chung
5.Biết bảo vệ của công
6.Trách nhiệm trong công việc
7.Biết khắc phục khó khăn
8.Biết hợp tác, làm việc cùng nhau
9.Trung thực
10.	...
Em hãy giải thích vì sao những đức tính này lại cần ở người lao động?
- Gv vào bài:
HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT (25 phút)
- Gv tổ chức cho HS trao đổi toàn bộ nội dung bài học và hoàn thiện PHT.
- HS trình bày nội dung chủ đề bằng bản đồ tư duy – THUYẾT TRÌNH TRƯỚC LƠP
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Gv chốt kiến thức.
-HS trao đổi toàn bộ nội dung bài học và hoàn thiện PHT
 PHIẾU HỌC TẬP
Bài học
Khái niệm
Ý nghĩa
Cách rèn luyện
Năng động sáng tạo
-Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu,tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
- Con người dễ dàng thành công, đem lại vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Trước hết cần rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. Mạnh dạn suy nghĩ, tìm ra cách giải hợp lý nhất.
- Trước khi làm việc gì nên tự hỏi: Để làm gì? Có khó khăn gì? Có cách nào tốt hơn không.....
- Chống thói quen xấu trong học tập: thụ động nghe, lười suy nghĩ, học vẹt, thiếu bền bỉ....
- Chấp nhận và vượt qua khó khăn.
- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt mục đích.
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
Đối với người lao động : Phải có tay nghề cao, có sức khỏe tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động,lao động năng động, sáng tạo; cải tiến công cụ lao động.
- Lao động tự giác, tuân theo kỷ luật.
- Luôn năng động sáng tạo.
- Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
1/Trong các hoạt động mà em vẫn tham gia trong quá trình học tập ở nhà trường dưới đây, em thấy những hành vi nào dược rèn luyện, hình thành và phát triển trong các hoạt động đó (tự giác, năng động, sáng tạo, năng suất, chất lượng, hiệu quả...) 
? Hãy viết vào cột bên phải những hành vi đó và cách mà em phát triển chúng trong các
hoạt động đó.
Các hoạt động
Hành vi nào ? ĐƯỢC phát triển
như thế nào ?
Hoạt động học tập
Hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn, Đội
Hoạt động lao động việc nhà và sinh hoạt hằng ngày
Hoạt động xã hội, thiện nguyện
Hoạt động vui chơi, giải trí
Hoạt động lao động
b) Hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp về các biện pháp rèn luyện hành vi của mình để học tập và làm việc sáng tạo, hiệu quả.
2. Tuyên truyền các biện pháp rèn luyện hành vi
a) Hây chỉ ra những biện pháp rèn luyện để có được sự tự giác, năng động, sáng
tạo và hiệu quả trong học tập mà em cho là khả thi.
Biểu hiện
Biện pháp rèn luyện
Tự giác
Năng động
Sáng tạo
Học hiệu quả
b) Em hãy suy nghĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chu_de_quan_he_voi_cong_viec.docx