Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với cộng đồng quốc tế (3 tiết)

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với cộng đồng quốc tế (3 tiết)

III. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ

 1. Về kiến thức

- Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế, nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

2. Về kĩ năng

- H/s biêt thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.

- H/s tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ

-H/s biÕt tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.

- H/s ñng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực hợp tác: Hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi

- Năng lực giải quyết vấn đề: trong cuộc sống khi có những tình huống xảy ra

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân: thể hiện vai trò của bản thân trong việc thực hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và sự hợp tác với ng¬ười xung quanh.

- Năng lực quan sát: hình ảnh về sự hợp tác.

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân : thể hiện vai trò của bản thân trong việc thực hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới và sự hợp tác với ng¬ười xung quanh.

 

docx 19 trang maihoap55 9652
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với cộng đồng quốc tế (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ 
( Gồm 03 tiết)
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
	- Chủ đề được xây dựng dựa vào các bài học theo phân phối chương trình hiện hành, bao gồm những bài sau: 
	+ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
	+ Hợp tác cùng phát triển
	- Tài liệu: Sách giáo khoa GĐC 9; sách giáo viên GDCD 9, sách bài tập CD, Sách tình huống...
II. THỜI GIAN DỰ KIẾN:
Tổng số tiết của chủ đề: 03 tiết
STT
Tiết PPCT
Nội dung
Ghi chú
1
5
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
2
6
Bài 6: hợp tác cùng phát triển
3
7
-Luyện tập -Tổng kết- kiểm tra đánh giá chủ đề
III. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ
 1. Về kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển 
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế, nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
2. Về kĩ năng
- H/s biêt thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
- H/s tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ 
-H/s biÕt tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
- H/s ñng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác: Hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi
- Năng lực giải quyết vấn đề: trong cuộc sống khi có những tình huống xảy ra 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân: thể hiện vai trò của bản thân trong việc thực hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và sự hợp tác với người xung quanh.
- Năng lực quan sát: hình ảnh về sự hợp tác.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân : thể hiện vai trò của bản thân trong việc thực hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới và sự hợp tác với người xung quanh.
IV. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
Lập bảng mô tả
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
-Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Kể được một số quan hệ giữa nước ta với các nước khác.
-Từ việc quan sát ảnh, đọc tư liệu, học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Phân tích được ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới..
-Biết nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị.
-Biết xử lí tình huống để thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
- Hợp tác cùng phát triển
- Từ việc quan sát ảnh nhận biết được sự hợp tác giữa nước ta với các nước trên các lĩnh vực.
-Nêu được một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước.
- Kể được một số nguyên tắc hợp tác Quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
-Từ việc liên hệ thực tế h/s hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển.
-Giải thích được vì sao hiện nay các nước đều phải có sự hợp tác Quốc tế.
-Biết liên hệ những việc làm thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung.
- Luôn có ý thức hợp tác cùng bạn bè và mọingười trong công việc chung.
- Biết dự kiến những việc làm để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn.
2. Hệ thống câu hỏi, bài tập của chủ đề
a. Gói câu hỏi mức độ nhận biết
1/ Tình hữu nghị là gì.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:
A. quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ giữa các nước láng giền.
C. quan hệ thường xuyên ổn định giữa nước này với nước khác.
D. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2/ Việc làm không thể hiện tình hữu nghị:
A. Giúp đỡ khách nước ngoài.
B. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt.
C. Giao lưu học sinh quốc tế.
D. Trêu chọc người nước ngoài.
	3/ Công trình nào có sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản?
Cầu Mỹ Thuận.
Cầu Cần Thơ.
 Cầu Nhật Tân.
Cầu Hàm Luông. 
4/ Vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu hiện nay cần hợp tác giải quyết là:
Kinh tế.
Văn hóa, giáo dục.
Dân số, môi trường.
Khoa học kĩ thuật. 
5/ Em hãy chọn hai trong những cụm từ: (tương trợ nhau trong mọi công việc/ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc/ lợi ích chung của mọi người/ lợi ích của những người khác) để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học:
“Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, .
 ., lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến ..”.
b. Gói câu hỏi mức độ thông hiểu
6/ Hiện nay nhà nước ta chủ trương:
A. Quan hệ các nước trong khu vực Đông Nam Á.
B. Quan hệ với các nước cùng chế độ chính trị.
C. Quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.
D. Quan hệ với với nhiều nước và phân biệt chế độ chính trị.
7/ Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường:
A- Việt Nam tham gia Hội thảo với các nước trong khu vực tìm ra những biện pháp bảo vệ rừng. 
B- Việt Nam rất chú trọng công tác bảo vệ rừng.
C- Việt Nam mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế.
D- Việt Nam có nhiều chính sách thu hút sự đầu tư của nước ngoài
8/ Hợp tác với nước ngoài để:
A. Giải quyết vấn đề cấp thiết đe dọa sự sống toàn nhân loại.
B. Hợp tác là xu thế chung.
C. Hợp tác để tìm hiểu nhau.
D. Hợp tác để phát triển du lịch
9/ Vì sao phải quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới?
HƯỚNG DẪN
- Tạo cơ hội, điều kiện để các nước các dân tộc cúng hợp tác phát triển về nhiều mặt 
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẩn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh
10/ Hợp tác có vai trò quan trọng như thế nào trong bối cảnh hiện nay? Nêu một số thành quả trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác?
HƯỚNG DẪN
 - Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo ) mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Có thể nói, hợp tác hiện nay là yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc.
- Thành quả trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác: Cầu Mĩ Thuận, Cầu Thăng Long, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Khai thác dầu Vũng Tàu, khu chế xuất lọc dầu Dung Quất, Bệnh viện Việt Nhật,...
c. Gói câu hỏi mức độ vận dụng thấp
11/ Từ câu:"Bốn bể là anh em", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết câu:
 Quan sơn muôn dặm một nhà
 Bốn phương vô sản đều là anh em.
 Câu trên thể hiện điều gì?
A- Bảo vệ hòa bình. 
B- Hợp tác cùng phát triển. 
C- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
D- Năng động sáng tạo.
12/ Theo em, là một học sinh để có khả năng hợp tác có hiệu quả em cần làm gì?
HƯỚNG DẪN
 - Tham gia các hoạt động hợp tác phù hợp với khả năng: Bảo vệ mội trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng chống các bệnh hiểm nghèo 
- Ủng hộ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hợp tác quốc tế tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện, phê phán những hành vi việc làm đi ngược lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
13/ Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân.
Em có tán thành ý liến đó không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN
Em không đống ý với ý kiến đó vì: Hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở nổ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia các hoạt động chung của nhóm.
Vì vậy hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hớp tác các ý kiến được bổ sung trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân được học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
 d. Gói câu hỏi mức độ vận dụng cao
14/ Bình và Minh đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng lưỡng lự giữa ngã tư tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn họ họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần , Bình định đến giúp họ thì Minh kéo Bình lại và nói:’ Bọn Tạy ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”
Em hãy nhận xét hành vi của Minh. Lí giải?
HƯỚNG DẪN
Hành vi của Minh là sai, thể hiện sự kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài, như vậy là chưa thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
15/ Có hai người sinh viên nước ngoài, một người Ấn Độ và một người Mĩ đến nhà ông A xin ở trọ trong thời gian họ đi học thực tế tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Ông A đồng ý cho người sinh viên Ấn Độ trọ. Còn người sinh viên Mĩ thì bị ông A từ chối với lí do là ông không thích người Mĩ vì nước Mĩ đã từng xâm lược Việt Nam.
Theo em, suy nghĩ và hành động của ông A như vậy có đúng hay không? Vì sao? 
HƯỚNG DẪN
- Suy nghĩ và hành động của ông A là không đúng. 
- Bởi vì, người sinh viên Mĩ không thể chịu trách nhiệm về những gì mà thế hệ trước đã gây nên.
- Hơn nữa, xu thế chủ yếu hiện nay là xu thế hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nên chúng ta phải biết khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai hòa bình, hữu nghị.
16/ “ Trong xu thế hội nhập hiện nay, hợp tác quốc tế đang là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điển hình của 
xu thế đó”. Bằng vốn hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận định trên?
HƯỚNG DẪN
Yêu cầu trình bày các ý như sau:
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic
- Làm rõ được tính tất yếu: Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia nếu không sẽ tụt hậu
- Lợi ích:
+ Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại
+ Việt Nam: Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học- kĩ thuật 
	* Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm 
	* Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
	- Thực tế chứng minh ở Việt Nam: 
	+ Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương, chính sách 
	+ Thành tựu: 
	* Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO 
	* Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục 
- Liên hệ bản thân: Ra sức học tập, hợp tác với mọi người trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày
17/ Em hãy lập một kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, địa phương khác hoặc nước khác. Kể một số kết quả cụ thể về những việc làm thể hiện tình hữu nghị của học sinh trường em.
HƯỚNG DẪN
*  Xây dựng được kế hoạch hoạt động hữu nghị bao gồm đủ các ý sau: 
- Tên hoạt động.
- Nội dung, biện pháp hoạt động.
- Thời gian, địa điểm tiến hành.
- Người phụ trách, người tham gia.
*  Nêu được một số kết quả cụ thể về những việc làm thể hiện tình hữu nghị của học sinh trong trường: 
C. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Biết sưu tầm số liệu, bằng chứng thể hiện tình hữu nghị và sự hợp tác..
- Kỹ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về tình hữu nghị giữa nước ta với các nước, ý nghĩa của tình hữu nghị, sự cần thiết phải hợp tác
- Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về một tình huống có liên quan đến việc thể hiện tình hữu nghị
- Kỹ năng tư duy sáng tạo về cách thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người
D. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Động não; thảo luận nhóm; đóng vai; xử lí tình huống...
E- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sưu tầm tư liệu về chủ đề, thiết kế tiến trình dạy học, nội dung trình chiếu, phiếu học tập, sắp xếp học sinh theo nhóm...
2. Học sinh: Đọc trước và tìm hiểu nội dung các bài học theo định hướng sgk, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên, tìm đọc các tư liệu liên quan đến chủ đề.
H. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
Tuần 5. Tiết 5
Ngày soạn:4/10/2020 
Ngày dạy:10/10 /2020
TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
1- Mục tiêu bài học
1.1. Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển 
1.2. Kĩ năng
- H/s biêt thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
- H/s tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
1.3. Thái độ
-H/s biết tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
- H/s ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế
1.4. Định hướng phát triển năng lực 
 - Tự nhận thức, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi.
 - Giải quyết vấn đề, hợp tác, .
2. Nội dung lên lớp:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
 - Cả lớp hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan” hay “Trái đất này là của chúng mình” 
 - GV hỏi: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Bài hát có liên quan gì đến hòa bình? Thể hiện ở câu hát, hình ảnh nào?
 - Gv khái quát: Biểu hiện của hoà bình là sự hữu nghị, hợp tác của các dân tộc trên thế giới. Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
- Gv cung cấp đoạn thông tin, hình ảnh và hướng dẫn HS tìm hiểu thông qua thảo luận nhóm.
- HS đọc thông tin Gv cung cấp, quan sát hình ảnh.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
(1)	“...Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 186 nước thuộc tất cả .các châu lục và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các uỷ viên thường trực.của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...”.
(www.mofa.gov.vn)
(2)	Điêu 12 Hiến pháp nãm 2013 khẳng định : “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển ; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi ; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên ; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng dồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Câu hỏi:
1/ Hiện nay Việt Nam có quan hệ hữu nghị với bao nhiêu nước ?
2/ Nêu ví dụ về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với một nước hoặc một tổ
chức quốc tế mà em biết.
3/ Em hãy cho biết chính sách của Đảng, Nhà nước ta về hoà bình hữu nghị với các
nước trên thế giới như thế nào. Hãy gạch chân những từ, cụm từ chỉ điều đó.
4/ Từ những thông tin trên, em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên
thế giới ?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt mốt số kiến thức, liên hệ mở rộng.
- Việt Nam có quan hệ ngoại giao 189 nước[1][2][3] thuộc tất cả châu lục và có quan hệ bình thường với tất cả nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Trong số các nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016); quan hệ Đối tác Chiến lược với 13 quốc gia gồm: Nhật Bản (2006), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2010), Đức (2011), Ý, Pháp, Indonesia, Thái Lan, Singapore (2013), Malaysia, Philippines (2015) và Úc (2018); và quan hệ Đối tác Toàn diện với 13 quốc gia gồm: Nam Phi (2004), Venezuela, Chile, Brasil (2007), New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraina (2011), Hoa Kỳ, Đan Mạch (2013), Myanmar, và Canada (2017), Triều Tiên (2018), Brunei, Hà Lan (2019).
- Về chủ trương, theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu lên chính sách đối ngoại: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh[4].
? Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết.
- GV bổ sung: Hội nghị cấp cao Á – Âu lần 5 tổ chức tại VN là dịp để VN mở rộng ngoại giao với các nước, hợp tác về các lĩnh vực kinh tế, XH là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước, con người Việt Nam.
* Liên hệ và giới thiệu tư liệu sưu tầm được về tình hữu nghị
- Tổ chức cho HS liên hệ hoạt động hữu nghị của nước ta với các nước nói chung và thiếu nhi VN nói riêng.
- Hs tự do nêu ý kiến của mình.Ví dụ: Việt Nam - Lào
Việt Nam - Cu Ba
 Việt Nam - Nhật Bản
-> HS trả lời GV nhận xét, kết luận.
* Liên hệ 
- Hs giới thiệu các tư liệu (đã chuẩn bị)
- Ví dụ:
+ Quan hệ tốt đẹp, bền vững lâu dài với Lào và CamPuChia.
+ Thành viên hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC)
- Giới thiệu các hoạt động hữu nghị của nước ta – của thiếu nhi.
* GV: Còn một số em thờ ơ với nỗi bất hạnh của người khác; Thiếu lịch sự với người nước ngoài; Không tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện mà trường tổ chức.
- Gv hướng dẫn HS phân tích thông tin thứ hai: 
- GV cho học sinh quan sát ảnh và thảo luận.
? Qua thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, em có suy nghĩ gì? HS quan sát SGK
? Bức ảnh trung tướng phi công Phạm Tuân có ý nghĩa gì?
? Bức ảnh cầu Mĩ Thuận là biểu tượng nói lên điều gì?
? Bức ảnh các bác sĩ Việt Nam và Mĩ đang làm gì và có ý nghĩa như thế nào?
* GV mở rộng, khái quát: Hợp tác giúp chúng ta giải quyết các vấn đề toàn cầu 
* Liên hệ - GV nêu một số câu hỏi cho HS trao đổi.
? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và nước khác.
? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
- Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện sau:
a. Vốn
b. Trình độ quản lý
c. Khoa học kỹ thuật
- GV : Đất nước ta đi lên xây dựng CNXH từ một nước nghèo nàn lạc hậu nên rất cần cả 3 điều kiện trên.
? Bản thân em có thấy được sự tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới không?
- GV mở rộng, khái quát: : Giao lưu quốc tế ngày nay trở thành yêu cầu sống của mỗi dân tộc. Giúp ta tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH. Nó là cơ hội để thế hệ trẻ nói chung và bản thân em nói riêng trưởng thành và phát triển toàn diện. 
+ Tăng cường quan hệ với các nước phát triển.
+ Quan hệ với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế.
→ Quan hệ đối tác kinh tế; KHKT; CN thông tin.
- Văn hoá, giáo dục, y tế, dân số; Du lịch;.
- Xoá đói, giảm nghèo; Môi trường; Hợp tác chống các bệnh SARS – HIV/AIDS; Chống khủng bố, an ninh toàn cầu 
* Thiếu nhi: Giao lưu, kết nghĩa, viết thư, tặng sách vở đồ dùng học tập; Cư xử văn minh lịch sự với người nước ngoài; Chia sẻ nỗi đau với các bạn mà nước họ bị khủng bố, xung đột; Giúp đỡ các bạn nước nghèo 
- HS quan sát ảnh và thảo luận.
- Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực: Thương mại, y tế, nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng. → Đó là sự hợp tác toàn diện thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
- Trung tướng Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của các nước Liên Xô cũ.
- Bức ảnh cầu Mĩ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa VN và Ô-xtrây-li-a về lĩnh vực giao thông vận tải.
- Các bác sĩ Việt Nam và Mĩ “Phẫu thuật nụ cười” cho trẻ em VN. → Sự hợp tác về y tế và nhân đạo.
- Cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, khai thác dầu Vũng Tầu, khu chế xuất lọc dầu Dung Quất, bệnh viện Việt- Nhật.
- HS trả lời
- Cả 3 ý kiến đều đúng
- HS nêu ý kiến cá nhân:
+ Giúp hiểu biết rộng hơn, tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật của các nước. Nhận biết được tiến bộ văn minh của nhân loại, bổ sung thêm về nhận thức lí luận và thực tiễn.
+ Có thể gián tiếp, trực tiếp giao lưu với bạn bè.
+ Đời sống vật chất tinh thần của bản thân, gia đình được nâng cao.
-Gv cho h/s quan sát một số bức ảnh, đọc một số tư liệu thể hiện quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác
? Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới?
? Hãy lấy thêm ví dụ về sự hợp tác giữa nước ta với các nước ? ở địa phương em có công trình hay nhà máy nào thể hiện sự hợp tác với nước ngoài không ? Cho ví dụ ?
?Từ các ví dụ trên, em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển ? 
? Để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào?
* GV: Chốt nội dung bài học theo các mục 1 (SGK trang 18/ 22). ( ghi bảng ý chính)
1. Khái niệm tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và hợp tác cùng phát triển:
Tình hữu nghị ..
Hợp tác
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên
+ Để hợp tácc có hiệu quả cần dựa trên cơ sở: 
^ Bình đẳng
^ Hai bên cùng có lợii.
^ Không hại đến lợi ích người khác.
-VD: Nước ta đã và đang hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí , hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng , hợp tác với Ô-xtrây-lia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
-H/s liên hệ địa phương...
	HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
1.Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: sử dụng các câu hỏi: 1,3, 4, 5,6, 11
2. Làm các bài tập sau: 
13/ Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN
Em không đống ý với ý kiến đó vì: Hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở nổ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia các hoạt động chung của nhóm.
Vì vậy hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hớp tác các ý kiến được bổ sung trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân được học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 phút)
 Cùng trao đổi: Thảo luận và liệt kê những biểu hiện của tình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới theo bảng sau:
Biểu hỉện của tình hữu nghị, hợp tác
Hành động
- Hợp tác
Thái độ
- Thân thiện, cởi mở:
Việc làm cụ thể
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 phút)
1.	Vẽ tranh: Vẽ tranh trên khổ giấy A3 về chủ đề :“Khát vọng hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớỉ’.
Yêu cầu: Giới thiệu về sản phẩm tranh của em với thầy/ cô giáo và các bạn trong lớp.
2.	Lập kế hoạch: Em hãy cùng các bạn trong nhóm, trong lớp thảo luận để lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với các bạn lớp khác, các bạn trường và địa phương khác, sau đó hành động theo kế hoạch đã lập ra theo mẫu :
- Tên hoạt động
- Nội dung, biện pháp hoạt động
- Thời gian, địa điểm tiến hành
- Người phụ trách, người tham gia
- Ý nghĩa của hoạt động.
Tuần 6. Tiết 6
Ngày soạn: 4 /10/2020
Ngày dạy:17 /10 /2020
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
1- Mục tiêu bài học
1.1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế, nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
1.2. Kĩ năng
- H/s biêt thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
- H/s tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
1.3. Thái độ
- H/s biết tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
- H/s ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
1.4. Định hướng phát triển năng lực 
 - Tự nhận thức, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi.
 - Giải quyết vấn đề, hợp tác, .
2. Nội dung lên lớp:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
 - Cả lớp hát: “Trái đất này là của chúng mình”. 
 - GV hỏi: Theo em thì loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại nào? 
Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, chống khủng bố.
Vấn đề tài nguyên, môi trường.
Dân số, kế hoạch hoá gia đình.
Bệnh hiểm nghèo (đại dịch AIDS).
Cách mạng khoa học công nghệ.
GV khái quát và dẫn: Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người, không riêng một quốc gia nào. Để hoàn thành sứ mệnh đó,các nước cần xây dựng mối quan hệ hữu nghị, cần có sự hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Đó là nội dung của bài hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)
- Gv tổ chức cho HS cùng chia sẻ, cặp đôi: hợp tác quốc tế có ý nghĩa như thế nào đối với:
+ Sự phát triển của các dân tộc, các quốc gia trên thế giới ?
+ Gia đình, cộng đồng ?
+ Bảo vệ hoà bình ?
- Cho ví dụ minh häa?
- Gv cho h/s thảo luận nhóm - trình bày
? Theo em vì sao hiện nay các nước đều phải có sự hợp tác quốc tế ?
2. Ý nghĩa của sự hợp tác Quốc tế 
- Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục 
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh - Hợp tác quốc tế để cùng giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
* GV: Hiện nay loài người đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường như: sự biến đổi khí hậu do tầng ôzôn bị phá hũy, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh học, sự mất cân bằng sinh thái, thiếu hụt tài nguyên nước và ô nhiễm nguồn nước... Giải quyết những vấn đề nghiªm trọng này không thể chỉ là việc làm của một dân tộc, một quốc gia mà cả của chung loài người đang sinh sống trên hành tinh này. Xuất phát từ yêu cầu trên, tổ chức Liên Hiệp Quốc và Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc đã phát động toàn thế giới, các nhà lãnh đạo các quốc gia cùng hưởng ứng và có những hành động hữu hiệu để bảo vệ môi trường.
- GV giới thiệu về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới như: các dự án bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng nước mặn, dự án trồng rừng, dự án sông Mê Công, dự án khai thác dầu khí Vũng Tàu...
? Chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong việc hợp tác? (Trình bày các nguyên tắc hợp tác quốc tế?)
* GV: Chốt nội dung bài học theo các mục 2, 3, 4 (SGK trang 18/ 22). ( ghi bảng ý chính)
- HS đọc toàn bộ nội dung bài học.
 3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta :
- Coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước theo nguyên tắc: 
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của nhau.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Không dùng vũ lực.
+ Bình đẳng cùng có lợi.
+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng 
+ Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1/ Cùng chia sẻ: Những việc nên làm và không nên làm để phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Những việc nên làm
Những việc không nên làm
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
1.Trao đổi cùng người thân: Thảo luận với bố mẹ, anh chị em, người thân... về một số biểu hiện xấu đối với du khách nước ngoài ở một số cá nhân hiện nay. Hãy trao đổi để tìm cách nâng cao ý thức và tinh thần đoàn kết hữu nghị, thân thiện, giúp đỡ du khách khi họ đến Việt Nam. 
2. Sưu tẩm, tìm hiểu: Sưu tầm tranh, ảnh, số liệu về những hoạt động thể hiện tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới và chia sẻ với các bạn trong lớp.
3. Vẽ sơ đồ tư duy: Vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện nội dung của bài học trong đó nội dung các nhánh có thể là: Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc hợp tác 
Tuần 7. Tiết 7
Ngày soạn: 4 /10/2020
Ngày dạy:24 /10 /2020
LUYỆN TẬP, TỔNG KẾT
 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 phút)
 - Cùng chia sẻ: Kể cho nhau nghe những câu chuyện về tình đoàn kết hữu nghị mà em đã chứng kiến, hay đã biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc người khác kể lại,...
- GV khái quát và dẫn vào bài. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1/SGK20
- Nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị?
- Hướng dẫn giải bài tập 2/SGK20
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. 
=> trả lời và phân tích vì sao?
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập 3,4.
* Bài tập liên hệ: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây:
a. Học tập là việc của từng người, phải tự cố gắng.
b. Cần trao đổi hợp tác với bạn bè những lúc gặp khó khăn.
c. Không nên ỷ lại cho người khác.
d. Lịch sự văn minh với người nước ngoài.
đ. Dùng hang ngoại tốt hơn hang nội.
e. Tham gia tốt các hoạt động từ thiện.
BT1: 
- Ủng hộ bão lụt bằng tình cảm và vật chất.
- Viết thư kết bạn trong nước và nước ngoài.
- Luôn tỏ ra lịch sự với người nước ngoài
- Bảo vệ môi trường.
- Chia sẻ nỗi đau đối với các nước bị khủng bố...
BT2: (H/s thảo luận nhóm)
- Tình huống a: giải thích để bạn đó hiểu rằng đó là hành động không nên làm dù là đối với người trong nước hay nước ngoài, khuyên bạn hãy rút kinh nghiệm để lần sau cã xử xự lịch sự văn hoá hơn.
- Tình huống b: Em ủng hộ hoạt động đó và nếu có thể sẽ nói lên những suy nghĩ của mình để bạn bè nước ngoài
- Bµi tập 3. Học sinh tự do giới thiệu những gương tốt.
- Bµi tập 4. Giới thiệu thành quả ở địa phương.
- HS làm bài
- Đồng ý với các ý kiến: b, c, d, e.
HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (10P)
- Gv tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
-. Gv yêu cầu Học sinh TRÌNH BÀY đồ tư duy bài học đã giao cho nhóm tiết trước.
+ Yêu cầu HS THUYẾT TRÌNH NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
- Qua tiết học này, em nhận thức được điều gì về tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
- Em cần làm gì để thực hiện tốt tinh thân hợp tác với bạn bè trong lớp ?
- HS LÀM VIỆC NHÓM - TRÌNH BÀY - NHẬN XÉT
- Học sinh vẽ sơ đồ tư duy và thuyết trình nội dung
- HS LÀM VIỆC CÁ NHÂN - TRÌNH BÀY - NHẬN XÉT
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA (15 phút)
ĐỀ BÀI
ĐỀ 1: 	 
Câu 1 (5 điểm). Hãy kể hai việc làm của bản thân em hoặc của mọi người sống xung quanh thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới . Từ đó em cho biết thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
C©u 2 (5 điểm). Em sẽ làm gì trong tình huống sau: Giờ kiểm tra Toán, bạn ngồi cạnh rủ em mỗi người làm một phần đề rồi cùng nhau chép cho nhanh .
ĐỀ 2: 
 Câu 1 (5đ). Hãy lấy hai ví dụ về sự hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới . Từ đó em cho biết thế nào là hợp tác cùng phát triển ?
Câu 2 (5đ). Em sẽ làm gì trong tình huống sau: Bạn em cố tình giải thích sai nghĩa của câu nói mang ý thiếu l

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chu_de_quan_he_voi_cong_dong.docx