Giáo án Hình học 9 - Tiết 20: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Hình học 9 - Tiết 20: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn - Nguyễn Văn Tân

I/. MỤC TIÊU

-Kiến thức:

-Học sinh nắm được định nghĩa đường tròn, hình tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.

-Học sinh nắm được các tính chất của đường tròn.

-Hiểu được tâm đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó, bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.

-Kĩ năng:

-Biết cách vẽ đường tròn qua hai điểm và ba điểm cho trước. Từ đó biết cách vẽ đường tròn ngoại tiếp một tam giác. Biết vận dụng vào thực tế.

II/. CHUẨN BỊ

- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.

- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.

III/. TIẾN HÀNH

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu bài mới

GV : Làm cách nào vẽ được một đường tròn qua ba điểm không thẳng hàng cho trước! Bài mới!

 

doc 4 trang Hoàng Giang 03/06/2022 1960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 - Tiết 20: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../....../........	 Ngày dạy:....../......./........
TUẦN 11
TIẾT 20
I/. MỤC TIÊU
-Kiến thức:
-Học sinh nắm được định nghĩa đường tròn, hình tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.
-Học sinh nắm được các tính chất của đường tròn.
-Hiểu được tâm đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó, bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.
-Kĩ năng: 
-Biết cách vẽ đường tròn qua hai điểm và ba điểm cho trước. Từ đó biết cách vẽ đường tròn ngoại tiếp một tam giác. Biết vận dụng vào thực tế.
II/. CHUẨN BỊ
- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
III/. TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
GV : Làm cách nào vẽ được một đường tròn qua ba điểm không thẳng hàng cho trước! Bài mới!
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
25’
Hoạt động 1
1. Nhắc lại về đường tròn
GV Yêu cầu HS vẽ đường tròn tâm O bán kính R.
GV Đưa ra kí hiệu về đường tròn, và cách gọi.
GV Nêu định nghĩa đường tròn.
GV Đưa bảng phụ giới thiệu 3 vị trí của điểm M đối với đường tròn (O; R).
Em nào cho biết các hệ thức liên hệ giữa độ dài đọan OM và bán kính R của đường tròn O trong từng trường hợp của các hình vẽ trên bảng phụ ?
GV Ghi lại các hệ thức dưới mỗi hình.
GV Yêu cầu HS làm ?1.Và vẽ hình 53 lên bảng.
-Ta thấy điểm H nằm ở vị trí nào so với đường tròn?
-Ta thấy điểm K nằm ở vị trí nào so với đường tròn?
-Từ đó em rút ra được gì về OH và OK? 
Do đó ta có kết luận gì về và
 -Em dựa vào kiến thức nào đã học mà em kết luận được ?
Hoạt động 2
2. Tâm - Trục - Cách xác định đường tròn
-Một đường tròn được xác định ta phải biết những yếu tố nào?
-Hoặc biết được yếu tố nào khác nửa mà ta vẫn xác định được đường tròn ?
Cho HS thực hiện ?2.
Có bao nhiêu đường tròn như vậy ? Tâm của chúng nằn trên đường nào? Vì sao ?
-Như vậy biết một hoặc hai điểm của đường tròn ta có xác định được một đường tròn không ?
GV Cho HS thực hiện ?3.
Vẽ được bao nhiêu đường tròn? Vì sao?
Vậy qua bao nhiêu điểm thì ta xác định được 1 đường tròn duy nhất ?
GV Giới thiệu định nghĩa và chú ý SGK
Cho 3 điểm thẳng hàng A’,B’,C’. có vẽ được đường tròn nào đi qua 3 điểm này không ? Vì sao ?
GV Giới thiệu về đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.
Có phải đường tròn có tâm đối xứng không ? Yêu cầu HS thực hiện ?4.
Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
OA=? Và OA’=? A nằm ở vị trí nào của đường tròn?
Vậy ta rút ra kết luận gì ?
GV Đưa miếng bìa hình tròn làm sẵn, kẽ 1 đường thẳng qua tâm, gấp theo đường thẳng vừa vẽ.
-Hỏi hai phân bìa hình tròn như thế nào?
-Vậy ta rút ra được gì ? đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng?
GV Cho HS thực hiện ?5.
GV Nhận xét
1. Nhắc lại về đường tròn.
HS Thực hiện
Kí hiệu (O;R) hoặc (O) đọc là đường tròn tâm O bán kính R hoặc đường tròn tâm O.
HS Nhắc lại định nghĩa
HS Quan sát và trả lời
Hình 1: Điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R) OM>R.
Hình 2: Điểm M nằm trên đường tròn (O;R) OM=R.
Hình 3: Điểm M nằm trong đường tròn (O;R) OM<R.
 Hình 1	 Hình 2	 Hình 3
HS Thực hiện
-Điểm H nằm ngoài đường tròn (O) 
 OH>R
- Điểm K nằm trong đường tròn (O) 
 OK<R
Từ đó suy ra OH > OK.
Trong OKH có OH > OK (theo định lí về góc và cạnh đối diện trong tam giác).
2. Cách xác định đường tròn
HS Biết tâm và bán kính. biết 1 đọan thẳng là đường kính.
HS Thực hiện
a) vẽ hình:
b) có vô số đường tròn đi qua A và B.
Tâm của các đường tròn đó nằm trên đường trung trực của AB vì có OA=OB
HS Trả lời : Xác định 1 đường tròn
d’
d’’
HS Vẽ hình.
HS Trả lời
Chỉ vẽ được 1 đường tròn vì trong một tam giác, ba đường trung trực đi qua 1 điểm.
Qua 3 điểm không thẳng hàng. 
HS Không vẽ được, vì các đường trung trực của các đọan thẳng không giao nhau
-Đường tròn tâm (O) gọi là ngoại tiếp tam giác ABC.
-Tam giác ABC goi là nội tiếp đường tròn (O).
A’
3. Tâm đối xứng.
HS Thực hiện ?4
Ta có OA=OA’
Mà OA=R
Nên OA’=R
 A’(O)
-Vậy đường tròn là hình có tâm đối xứng.
Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
4. Trục đối xứng.
HS Trả lời
-Đường tròn có trục đối xứng.
c’
-Đường tròn có vô số trục đối xứng là bất cứ đường kính nào.
HS Thực hiện ?5
Có C và C’ đối xứng nhau qua AB nên AB là đường trung trực của CC’, có O AB.
 OC’=OC=R C’ (O;R).
HS Nhận xét
4. Củng cố (13’)
Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 trang 99/100 SGK
Bài 1/99: Bài giải
a) Gọi O là giao điểm 2 đường chéo AC và BD .Ta có : OA = OB = OC = OD 
Nên 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc đường tròn tâm O.
b) Áp dụng đ/lý Pytago trong DABC vuông ở B :
AC là đường kính nên bán kính R = 6,5cm 
Bài 2/99: Bài giải
	Nối (1) « (5), (2)« (6) , (3)« (4)
 Bài 3/99: Bài giải
a). Gọi M là trung điểm BC. Ta có: AM là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên:
OA = OB =OC. Suy ra O là tâm đường tròn qua A, B, C 
b). DABC nội tiếp trong đường tròn (O) đường kính BC, ta có OB=OC=OA (bán kính)
nên AO là trung tuyến . 
Hơn nửa ( bk = ½ đ/kính ) . Do đó DABC vuông ở A
 5. Dặn dò (1’)
Học bài
	Dặn dò và hướng dẫn HS làm bài tập 4, 5 trang 100 SGK và 3, 4 SBT/128.
 Chuẩn bị các bài tập tiết sau luyện tập
 Duyệt của BGH	 Giáo viên soạn
 Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_9_tiet_20_su_xac_dinh_duong_tron_tinh_chat.doc