Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

§6. TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU

I. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a) Kiến thức: HS nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn, đ.tròn bàng tiếp.

b) Kĩ năng:

 -Biết vẽ đường tròn nội tiếp một tam giác cho trước. Biết vận dụng các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau vào các bài tập về tính toán, chứng minh.

 -Biết cách tìm tâm của một vật hình tròn bằng thước phân giác.

c)Thái độ: Học sinh cẩn thận khi vẽ hình ,áp dụng thực tế tìm tâm đường tròn.Tính chính xác kết quả bài toán.

 2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.

II. Chuẩn bị :

 1.Giáo viên: Máy chiếu, compa, thước, thước phân giác, tấm bìa hình tròn.

 2.Học sinh: Tấm bìa hình tròn, thước, compa.

III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- Phát biểu định nghĩa và các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến ?

 

doc 6 trang Hoàng Giang 31/05/2022 2100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn: 12/12/2020
Tiết 30	
§6. TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: HS nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn, đ.tròn bàng tiếp.
b) Kĩ năng:
 	-Biết vẽ đường tròn nội tiếp một tam giác cho trước. Biết vận dụng các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau vào các bài tập về tính toán, chứng minh.
 	-Biết cách tìm tâm của một vật hình tròn bằng thước phân giác.
c)Thái độ: Học sinh cẩn thận khi vẽ hình ,áp dụng thực tế tìm tâm đường tròn.Tính chính xác kết quả bài toán.
 2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.
II. Chuẩn bị :
 1.Giáo viên: Máy chiếu, compa, thước, thước phân giác, tấm bìa hình tròn.
 2.Học sinh: Tấm bìa hình tròn, thước, compa.
III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (3 phút)	
- Phát biểu định nghĩa và các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến ?
- Gv nhận xét và cho điểm.
 3. Bài mới:
 * Hoạt động 1. Đặt vấn đề: ( phút)
a) Mục đích:Tạo hứng thú cho HS học bài mới.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV: Các em đã biết đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn, hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về tính chất của hai tiếp tuyến.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu.
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức cho học sinh:
* Kiến thức 1: Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau. ( phút).
 a) Mục đích: HS biết được định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV : Giới thiệu bài toán ?1 (Sgk) và vẽ hình lên bảng
- H : Đọc và thảo luận nhóm tìm các cạnh, các góc bằng nhau trong hình.
- G : Gọi đại diện Hs các nhóm trả lời và giải thích 
- G : Nhận xét kết quả và giới thiệu góc tạo bởi 2 tiếp tuyến và 2 bán kính
? Qua bài toán trên em có nhận xét gì về tính chất của hai tiếp tuyến AB và AC cắt nhau tại A
- H : Phát biểu, ghi GT, KL định lý (Sgk)
- G : Yêu cầu HS tự đọc chứng minh định lý (Sgk) sau đó làm ?2
- G : Hướng dẫn HS thực hiện.
1. Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau.
?1 Ta có = = 900 ; OC = OB = R và OA chung Þ DABO = DACO (cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Do đó 
 AC = AB
- là góc tạo bởi 2 tiếp tuyến AB và AC
- là góc tạo bởi 2 bán kính OB và OC
Định lý (Sgk-114) 
GT: Cho (O), AB, AC là 2 tiếp tuyến tại B, C; AB cắt AC tại A
KL : AB = AC, = , = 
Chứng minh (Sgk – 114)
* Kiến thức 2: Đường tròn nội tiếp tam giác ( phút).
 a) Mục đích: HS biết được đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- G : Giới thiệu bài toán ?3
- H : Thảo luận nhóm trả lời
- Hs dưới lớp nhận xét, sửa sai.
? Qua bài tập trên em có nhận xét gì về tâm của đường tròn (I ; ID)
- G : Giới thiệu đường tròn nội tiếp tam giác và tam giác ngoại tiếp đường tròn
? Vậy tam giác như thế nào là tam giác ngoại tiếp đường tròn Þ định nghĩa.
? Để vẽ đ.tròn nội tiếp D ta làm ntn
2. Đường tròn nội tiếp tam giác.
?3 Ta I Î tia phân giác của góc B nên ID = IF
 I Î tia phân giác của góc C nên ID = IE
Þ ID = IE = IF. Do đó D, E, F Î (I ; ID)
- (I ; ID) là đường tròn
nội tiếp DABC
- DABC là tam giác
ngoại tiếp (I ; ID)
Nhận xét (Sgk-105)
* Kiến thức 3. Đường tròn bàng tiép tam giác ( phút).
 a) Mục đích: HS biết được đường tròn bang tiếp tam giác.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV : Giới thiệu bài toán ?4
- HS : Thảo luận tự chứng minh bài tập 
- GV : Gọi Hs lên bảng trình bày Þ nhận xét và giới thiệu đường tròn bàng tiếp
? Em có nhận xét gì về tâm của đường tròn bàng tiếp DABC
? Để xác định tâm đường tròn bàng tiếp trong góc B ta làm như thế nào
- GV : Giới thiệu nhận xét (Sgk)
3. Đường tròn bàng tiép tam giác.
?4 Ta có K thuộc đường phân giác ngoài của góc B nên: KF = KD.
Mà K lại thuộc đường phân giác ngoài góc C nên : KD = KE
=> KE = KF = KD
Þ D, E, F nằm trên đường tròn (K ; KD)
Đường tròn (K) bàng tiếp trong góc A của DABC
Nhận xét (Sgk-105)
* Hoạt động 3: Luyện tập ( phút)
 a) Mục đích: HS vẽ đường tròn nội tiếp, bàng tiếp tam giác và tam giác ngoại tiếp đường tròn.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- Hãy vẽ đường tròn nội tiếp DABC ?
- HS vẽ theo yêu cầu.
 - 2 HS lên vẽ trên bảng, yêu cầu cả lớp cùng vẽ và nhận xét cách vẽ.
- Gv nhận xét .
 - Đường tròn nội tiếp DABC
 - Đường tròn bàng tiếp góc A của DABC
* Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( phút)
 a) Mục đích: HS vận dụng các kiến thức đã học để chứng minh các đoạn thẳng song song.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
Bài 1 ( Bài tập 26 SGK tr. 115)
- Yêu cầu HS vẽ hình...
- Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta suy ra điều gì?
- Ta có cân tại A. Áp dụng tính chất của tam giác cân ta suy ra điều gì ?
b. Chứng minh : BD // OA
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm tìm ra nhiều hướng giải khác nhau.
- Gọi đại diện nhóm trình bày hướng chứng minh BD // OA
- Nhận xét, treo bài giải mẫu.
( Nếu nhóm HS làm đúng chọn kết quả đó làm bài mẫu.)
- Yêu cầu HS về nhà làm câu c 
Bài 1 ( Bài tập 26 SGK tr. 115)
a) Chứng minh : 
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: AB = AC
Nên cân tại A có AH là phân giác đồng thời là đường cao, trung tuyến
 Vậy : 
b) Chứng minh : BD // OA
Xét Ta có : 
 HB = HC và OC = OD
 Nên : OH là đường trung bình 
 OH // BD hay BD // OA.
C2 : vuông tại B.
 BD BC
Mà .(Chứng minhtrên)
 BD // OH 
hay BD // OA.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: ( phút)
 a) Mục đích: HS nắm vững kiến thức đã học để làm tốt các bài tập và chuẩn bị được hoạt động nối tiếp.
 b) Cách thức tổ chức:
 - Học kĩ bài theo Sgk và vở ghi
 - Nắm chắc định lý và cách chứng minh định lý về tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau. Thực hành vẽ đường tròn nội tiếp, bàng tiếp tam giác và tam giác ngoại tiếp đường tròn.
 - Làm các bài tập 27, 28, 29 (Sgk-115, 116)
 - Chuẩn bị bài tập giờ sau “Ôn tập Học kì I”.
 c) Sản phẩm:
 d) Kết luận:
IV. Kiểm tra đánh giá :
 - Qua bài học hôm nay, các em cần nắm chắc những kiến thức gì ?
+ Nhắc lại định lý về tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
+ Thế nào là đường tròn nội tiếp, bàng tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đ.tròn
 - GV nhận xét đánh giá tiết học.
V. Rút kinh nghiệm :
 .................................................................................................................................
 An Trạch A, ngày tháng năm 2020
Nhận xét
Duyệt của Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_9_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc