Giáo án Hình học Lớp 9 - Hình trụ. Diện tích xung quanh. Thể tích hình trụ

Giáo án Hình học Lớp 9 - Hình trụ. Diện tích xung quanh. Thể tích hình trụ

1. Kiến thức

* Học sinh biết:

- Các khái niệm về Hình trụ bằng trực quan (đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục, hoặc song song với đáy).

- Nắm chắc và biết sử dụng công thức tính diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ

* Học sinh hiểu:

- Tính chất đặc trưng của các yếu tố trong hình trụ.

- Cách thành lập và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình trụ.

* Vận dụng:

- Từ tính chất đặc trưng của các yếu tố trong hình trụ có thể tính được các yếu còn lại của nó trong bài toán, dựa vào các kiến thức đã học.

- Phân biệt được hình trụ với các hình không gian thông thường khác.

- Giải được bài tập xác định độ dài các đoạn thẳng, diện tích xung quanh và thể tích các vật thể trong không gian thông qua hình trụ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tư duy, quan sát các yếu tố mặt xung quanh, đường sinh, trục quay, chiều cao, mặt đáy, mặt cắt của hình trụ trong hình không gian.

- Nắm trắc các bước thực hành tạo hình trụ, cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy, song song với trục.

- Kĩ năng quan sát thực tế, nhận xét hình dạng vật thể quanh ta, làm một số thực nghiệm đơn giản, và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

- Giải bài toán liên quan đến các yếu tố trong hình trụ.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ học tập tích cực, hứng thú môn học.

 

doc 11 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Hình trụ. Diện tích xung quanh. Thể tích hình trụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG
HÌNH TRỤ - DIỆN TÍCH XUNG QUANH – THỂ TÍCH HÌNH TRỤ
 CHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC 9
Kính thưa ban giám khảo cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-learning! Sau đây cho phép tôi được thuyết minh cho bài giảng E-Learning của mình.
I. Cách bố trí, sử dụng bài học, phần mềm sử dụng:
1. Giao diện: Chủ yếu bài giảng được bố trí thành các vùng chính như sau:
1
2
3
4
Vùng 1: Thông tin của người dạy, thông tin bài dạy
Vùng 2: Hiển thị cấu trúc bài học và các thông tin khác.
Vùng 3: Nội dung chi tiết của bài học, nơi đây cũng chính là nơi học sinh có thể tương tác với bài giảng để giải quyết vấn đề bài học đặt ra, nhằm khắc sâu trọng tâm bài học.
Vùng 4: Gồm các nút chức năng của bài giảng.
2. Các phần mềm sử dụng, cách sử dụng bài giảng: 
Các video clip, hình ảnh, flash, âm thanh được biên tập cẩn thận để có dung lượng nhỏ nhất nhưng cũng cố gắng để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.
Bài giảng này được thiết kế và biên soạn trên PowerPoint và Presenter cùng với một số phần mềm khác do Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cung cấp. Được xuất theo chuẩn quốc tế SCOM, HTML5 nên khá thông dụng với mọi người, với mọi thiết bị thông minh như: Điện thoại, máy tính bảng, có kết nối Internet hoặc tải về máy xem offline.
II. Phương pháp dạy học
1. Kiểm tra đánh giá chất lượng người học:
Trong bài giảng này tôi cố gắng để tích hợp vào phần kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng cách đưa vào các bài tập có chấm điểm với thang điểm là 10. Tùy vào kết quả điểm đạt được của học sinh mà đưa ra các nhận xét cũng như lời khuyên tương ứng. 
Khi học sinh trả lời câu hỏi chưa đúng, học sinh có thể làm lại tối đa là 03 lần đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn. Sau khi làm xong mỗi bài tập các em có thể nghe và xem đáp án đúng nếu câu trả lời của các em chưa chính xác với đáp án.
2. Phương pháp dạy học:
Ở trong bài giảng này vì đặc thù của bài học chủ yếu là lý thuyết, đặc thù của phương pháp dạy học mới nên tôi sử dụng một số phương pháp dạy học sau đây: 
a. Thuyết trình, gợi mở:
Với một số nội dung mang tính chất lý thuyết hàn lâm, thì tôi sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với các hình ảnh tĩnh và động, mô hình, videoclip thực hành giúp học sinh có thể hiểu và nhớ lâu kiến thức.
b. Nêu và giải quyết vấn đề:
Với một số nội dung mà học sinh có thể tự nhìn thấy, tự làm được, hay tự suy luận được thì tôi sử dụng phương pháp này. Kết hợp với quy định dừng slide khi đặt ra vấn đề để giúp học sinh có thời gian suy nghĩ, sau khi xong các em lại nhấn nút để tiếp tục học ở slide tiếp theo.
III. Giáo án: 
CHƯƠNG IV: 
HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN – HÌNH CẦU
TIẾT 58: 
HÌNH TRỤ - DIỆN TÍCH XUNG QUANH – THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
* Học sinh biết: 
- Các khái niệm về Hình trụ bằng trực quan (đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục, hoặc song song với đáy).
- Nắm chắc và biết sử dụng công thức tính diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ
* Học sinh hiểu: 
- Tính chất đặc trưng của các yếu tố trong hình trụ.
- Cách thành lập và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình trụ.
* Vận dụng: 	
- Từ tính chất đặc trưng của các yếu tố trong hình trụ có thể tính được các yếu còn lại của nó trong bài toán, dựa vào các kiến thức đã học.
- Phân biệt được hình trụ với các hình không gian thông thường khác.
- Giải được bài tập xác định độ dài các đoạn thẳng, diện tích xung quanh và thể tích các vật thể trong không gian thông qua hình trụ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, quan sát các yếu tố mặt xung quanh, đường sinh, trục quay, chiều cao, mặt đáy, mặt cắt của hình trụ trong hình không gian.
- Nắm trắc các bước thực hành tạo hình trụ, cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy, song song với trục.
- Kĩ năng quan sát thực tế, nhận xét hình dạng vật thể quanh ta, làm một số thực nghiệm đơn giản, và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
- Giải bài toán liên quan đến các yếu tố trong hình trụ.
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ học tập tích cực, hứng thú môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV chuẩn bị: 
- Các tư liệu hình ảnh, videoclip minh họa và vật dụng có dạng hình trụ, trong đời sống thường ngày dễ gặp, dễ thấy.
- Phần mềm mô phỏng các yếu tố trong hình trụ.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ: 
	- Lồng vào bài mới
2/ Giải bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu chương IV
- Liên hệ với các hình không gian đã học ở lớp 8 như: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp, hình lăng trụ đứng, hình lăng trụ tam giác đều, hình chóp cụt. Ở mỗi hình đó, các mặt của nó đều là một phần của mặt phẳng.
Trong chương IV này, chúng ta sẽ được học về hình trụ, hình nón, hình cầu là những hình không gian có những mặt là mặt cong.
- Giới thiệu những nội dung chính trong chương IV bằng các hình ảnh: Hình trụ, hình cầu hình nón và một số hình không gian khác thường gặp trong đời sống hàng ngày.
- Học sinh nghe chương trình giới thiệu giới thiệu chương IV.
Tháp tròn cổ cho ta 
h́nh ảnh 
H́nh trụ
Quả bóng đá cho ta 
h́nh ảnh 
H́nh cầu
Chiếc nón lá cho ta h́nh ảnh
H́nh nón
Hình Trụ - Diện Tích Xung Quanh và
Thể Tích Hình Trụ
Hoạt động 2: 1. Hình trụ

- GV: Cho học sinh quan sát video giới thiệu với học sinh: Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được hình trụ
 GV giới thiệu
- Cách AB tạo lên mặt xung quanh của hình trụ.
- Cách DA và CB tạo lên mặt đáy của hình trụ, đặc điểm của đáy là hai hình tròn bằng nhau nằm trên hai mặt phẳng song song có hai tâm nằm trên đường thẳng CD vuông góc với hai đáy.
- Mỗi vị trí của AB là một đường sinh của hình trụ, độ dài AB là chiều cao của hình trụ. Trục quay CD là trục của hình trụ.
- GV: Cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm củng cố và nhận dạng các yếu tố của hình trụ:
Câu 1: Quan sát hình trụ sau. Hãy cho biết IK và IL đâu là đường sinh, đâu không phải là đường sinh, vì sao?
Câu 2: Quan sát hình sau, và nối chữ cái đứng trước tên gọi đúng ở cột B tương ứng với số ở cột A.
Câu 3: Quan sát hình sau và chỉ ra chiều cao, bán kính đáy của mỗi hình trụ?
a)
c)
b)
7m
10cm
1 cm
11 cm
3 m
8cm
Câu 4: Quan sát các hình sau. Hãy cho biết đâu là hình trụ bằng cách tích chọn vào chữ cái trước hình trụ.
HS: Quan sát và nhận dạng hình trụ.
Học sinh quan sát video quay hình chữ nhật ABCD quanh trụ CD cố định và nghe Giáo viên giới thiệu các yếu tố cơ bản của hình trụ.
HS: IK là đường sinh, IL không phải là đường sinh. Vì IK vuông góc với 2 mặt đáy, IL không vuông góc với 2 mặt đáy.
HS : 
r =
r =
r =
HS:
Hình a) h = 10 cm ; r = 4 cm
Hình b) h = 11 cm ; r = 0,5 cm Hình c) h = 3 cm ; r = 3,5 cm
Hs: hình B) là hình trụ
Hoạt động 3: 2.Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng.
GV: Hướng dẫn học sinh cặt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy bằng thực hành cắt củ cải hình trụ để quan sát.
Đặt câu hỏi:
 * Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì vết cắt trên hình trụ (mặt cắt) là hình gì?. 
GV: Hướng dẫn học sinh cặt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trục DC bằng thực hành cắt củ cải hình trụ để minh họa.
Đặt câu hỏi:
Nếu ta cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trục DC của hình trụ thì mặt cắt lúc này là hình gì?. 
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành quan sát mặt nước trong cốc thủy tinh hình trụ đặt thẳng đứng, và ống nghiệm hình trụ đặt nghiêng.
Đặt câu hỏi: 
 Chiếc cốc thuỷ tinh và ống nghiệm đều có dạng hình trụ, phải chăng mặt nước trong cốc và mặt nước trong ống nghiệm là những hình tròn? 
HS: Nghe và thực hành theo video hướng dẫn và trả lời câu hỏi:
Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy, thì mặt cắt là HÌNH TRÒN bằng hình tròn đáy
HS: trả lời:
Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trục DC của nó thì mặt cắt là HÌNH CHỮ NHẬT
C
D
Học sinh thực hiện theo thực hành, trả lời câu hỏi.
Mặt nước trong cốc là hình tròn (cốc để thẳng). Mặt nước trong ống nghiệm (để nghiêng) không phải là hình tròn.
Hoạt động4: 3. Diện tích xung quanh của hình trụ.
GV: Hướng dẫn khai triển mặt xung quanh của hình trụ.
Từ một hình trụ cắt rời hai đáy và cắt dọc theo đường sinh AB của mặt xung quanh rồi trải phẳng ra, ta được hình khai triển.
5cm
5cm
10cm
A
B
GV: đặt câu hỏi: Hình khai triển mặt xung quanh của hình trụ là hình gì?
GV: giới thiệu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ qua một bài tập
Diện tích xung quanh: Sxq = 2p.r.h
Diện tích toàn phần: Stp= 2p.r.h + 2p.r2

Học sinh nghe, quan sát và trả lời câu hỏi.
Trả lời
Hình khai triển mặt xung quanh của hình trụ là hình chữ nhật.
Học sinh làm bài tập và cùng tìm ra công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ bằng cách tổng quát hóa bài tập.
Hoạt động5 : 4. Thể tích hình trụ.
GV. Hướng dẫn học sinh nhắc lại công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng đã học ở lớp 8. từ đó dẫn vào công thức tính thể tích hình trụ.
 Tương tự như vậy ta cũng có thể tích hình trụ:
 V = S.h = p.r2.h
 S: Diện tích đáy, 
 h: Chiều cao, 
 r: Bán kính đáy.
r
h
GV: Giới thiệu cho học sinh một ví dụ áp dụng công thức tính thể tích hình trụ:
 Các kích thước của một vòng bi cho trên hình 78. Hãy tính “thể tích” của vòng bi (phần giữa hai hình trụ) 
Hs: Nhắc lại công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng đã học ở lớp 8.
 Thể tích hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
HS trả lời:
V1 = p.b2.h 
V2 = p.a2.h 
V = V2 – V1 = p.a2.h – p.b2.h 
	 = p.(a2 – b2).h

Hoạt động 6 : Củng cố

GV: nêu câu hỏi: Câu 1: Một hình trụ có bán kính đáy là 7 cm, diện tích xung quanh bằng 352 cm2. Khi đó, chiều cao của hình trụ là:
Câu 2: Khai triển một ống hình trụ theo đường sinh, ta được một hình chữ nhật có chiều dài 214 cm, chiều rộng 8 dm. Số tôn tính bằng xenti mét vuông cần dùng để làm cái ống là bao nhiêu?
Câu 3: Một chi tiết máy (hình vẽ). Thể tích của chi tiết máy tính theo xenti mét khối xấp xỉ bằng bao nhiêu?
Hs trả lời: 
Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh hình trụ tính được: Chiều cao hình trụ sấp xỉ bằng 8,01cm
HS trả lời: đổi 8dm = 80 cm
 Số tôn dùng để làm cái ống là: 214x80= 17120 cm2
Học sinh trả lời:
Hướng dẫn: 
Áp dụng công thức tính thể tích vòng bi ở ví dụ tính được V=753,6 cm3

GV: Giới thiệu một số ví dụ hình trụ trong thực tế.
HS nghe giới thiệu và quan sát
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
 Nắm vững các khái niệm Hình trụ.
 Nắm chắc các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ cùng các công thức suy diễn của nó.
 Thực hiện lại các bài tập và ví dụ đã sửa. 
 Thực hiện bài tập 2/trang-110, 6; 7/trang-111 SGK.
 Chuẩn bị phần Luyện tập cho tiết sau.
..................................................................................................
IV. Kết luận, kiến nghị.
Kính thưa ban giám khảo, sau một thời gian nỗ lực hết mình, khắc phục những khó khăn gặp phải như thời gian, công cụ ghi hình, âm thanh chất lượng chưa cao, chất giọng của người đọc bản thân rất vinh dự khi cho ra đời những bài giảng E-Learning đầu tay, mặc dù nó vẫn còn non nớt trong kĩ thuật và phương pháp làm việc, nhưng hy vọng rằng nó sẽ đóng góp một chút gì đó cho cuộc thi. 
Cuối cùng tôi xin kính chúc cho ban giám khảo, các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh lời chúc sức khỏe, chúc cho hội thi thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Toán 9 tập hai - nhà xuất bản Giáo dục.
- Thiết kế bài giảng Toán 9 tập hai – Hoàng Ngọc Diệp.
- Phần mềm Powerpoint, Adobe Presenter; một số bài giảng mẫu do Cục CNTT Bộ giáo dục và đào tạo; Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cung cấp; Total Video Converter; Camtasia Studio 7 
- Và một số tư liệu dạy học từ Internet:
Trang www.thi-baigiang.moet.gov.vn; www.thuvienbachkim.com.vn; www.moet.gov.vn; www.edu.net.vn; baigiang.violet.vn; 
Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Người thuyết trình
Đỗ Đức Thắng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_hinh_tru_dien_tich_xung_quanh_the_tic.doc
  • docBia HINH TRU.doc