Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 27: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 27: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

- Biết khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

-Kiến thức: - Hiểu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

- Biết khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác

-Kĩ năng: Vận dụng các tính chất trên vào giải bài tập và một số bài toán thực tế

III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: êke, compa, thước đo góc.

- HS: dụng cụ học tập

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Khởi động : 2’

GV: Với “thước phân giác” ta có thế tìm được tâm của một vật hình tròn

 

doc 3 trang Hoàng Giang 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 27: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Hình học	 	 Lớp dạy: 9a2; 9a3
Tên bài giảng:	§6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Giáo án số: 1	 Tiết PPCT: 27
Số tiết giảng: 2
Ngày dạy: ./ ./ 
A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
- Biết khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác 
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
-Kiến thức: 	- Hiểu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
- Biết khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác 
-Kĩ năng: Vận dụng các tính chất trên vào giải bài tập và một số bài toán thực tế
III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
- GV: êke, compa, thước đo góc.
- HS: dụng cụ học tập 
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Khởi động : 2’
GV: Với “thước phân giác” ta có thế tìm được tâm của một vật hình tròn
2. Hình thành kiến thức:(30’)
TG
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau.
10’
1. Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau.
Định lí :
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì :
-Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
-Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
-Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.
Chứng minh: sgk
Yêu cầu HS thực hiện ?1.
Gợi ý: có AB, AC là tiếp tuyến của đường tròn (O) thì AB, AC có những tính chất gì?
Ta gọi góc tạo bởi hai tiếp tuyến AB và AC là góc BAC, góc tạo bởi hai bán kính OB và OC là góc BOC.
-Giới thiệu định lý
-Cho hs xem chứng minh SGK.
-Cho HS thực hiện ?2.
Em nào nêu cách tìm tâm của miếng gỗ ? Bằng thước phân giác?
GV Nhận xét
HS Đọc ?1
HS Trả lời
HS Đọc định lí
HS Xem chứng minh trong SGK
Xét ABO và ACO có:
OA chung
 ABO =ACO (cạnh huyền cạnh góc vuông).
=> AB=AC
 hay OA là tia phân giác của góc BAC.
 hay hay OA là tia phân giác của góc BOC.
HS Thực hiện
Ta đặt miếng gỗ hình tròn tiếp xúc với hai cạnh của thước.
- Kẽ theo tia phân giác của thước, ta kẽ được đường kính của đường tròn.
- Xoay miếng gỗ rồi làm tiếp tục như trên ta vẽ được đường kính thứ hai.
- Giao điểm của hai đường kính là tâm của miếng gỗ hình tròn.
HS Nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu Đường tròn nội tiếp tam giác.
10’
2. Đường tròn nội tiếp tam giác.
-Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác.
-Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác.
-Tâm này cách đều 3 cạnh của tam giác.
Yêu cầu HS thực hiện ?3.
Cho tam giác ABC. Gọi I là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác; D, E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ I đến các cạnh BC, AC, AB. Chứng minh rằng ba điểm D, E, F nằm trên cùng một đường tròn tâm I.
-Thế nào là đường tròn ngoại tiếp tam giác? Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ở vị trí nào?
GV Nhận xét
HS Đọc ?3
HS Trả lời
I thuộc tia phân giác của nên ID = IF
I thuộc tia phân giác của nên ID = IE
Vậy ID = IF = IE. Do đó D, E, F nằm trên cùng 
một đường tròn (I; ID)
-Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác.
-Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác.
-Tâm này cách đều 3 cạnh của tam giác.
HS Nhận xét
Hoạt động 3: Tìm hiểu Đường tròn bàng tiếp tam giác.
10’
3. Đường tròn bàng tiếp tam giác.
-Đường tròn bàng tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh còn lại.
-Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác là giao điểm 2 đường phân giác ngoài của tam giác
Yêu cầu HS thực hiện ?4.
Cho tam giác ABC, K là giao điểm các đường phân giác của hai góc ngoài tại B và C; D; E; F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ K đến các đường thẳng BC, AC, AB. Chứng minh rằng ba điểm D, E, F nằm trên cùng một đường tròn tâm K.
-Thế nào là đường tròn bàng tiếp tam giác? Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác như thế nào?
GV Nhận xét
HS Đọc ?4
HS Trả lời
K thuộc tia phân giác của góc CBF 
Nên KD = KF
K thuộc tia phân giác của BCE
 Nên KD = KE
Suy ra KD = KF = KE
Vậy D, E, F nằm trên cùng một đường tròn (K;KD)
-Đường tròn bàng tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh còn lại.
-Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác là giao điểm 2 đường phân giác ngoài của tam giác
HS Nhận xét
3. Luyện tập : 10’
Bài 26 trang 115 a) AB = AC ( t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau)
 OB = OC (bán kính)
Þ OA là trung trực của BC
Þ OA ^ BC
 b) Gọi H là giao điểm của OA và BC
Ta có: HB = HC (OA ^ BC) 
	CO = OD
Nên BD // HO BD // OA
c) AC2 = AO2 - OC2 = 42 - 22 = 12 
sin OAC = AOC = 300 BAC = 600
cân có A = 600 nên là tam giác đều
Do đó AB = CA= BC = 
4. vận dụng (3’)
Gv cho HS đọc mục “ có thể em chưa biết”
Chuẩn bị bài tập tiết sau luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 27, 28 trang 115/116 SGK
Ngày . tháng 12 năm 2018	 Ngày 8 tháng 12 năm 2018
	 	PHT	 Giáo viên
 Nguyễn văn Hải Nguyễn Thị Du

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_27_tinh_chat_cua_hai_tiep_tuyen.doc