Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 49: Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 49: Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp - Nguyễn Văn Tân

A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác. Hiểu được định nghĩa, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác.

- Xác định được đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác. Xác định tâm một đa giác đều, vẽ được đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác đều.

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

- Kiến thức: Nhận biết được đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác nội tiếp đường tròn, đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác ngoại tiếp đường tròn.

- Kỹ năng: Biết vẽ đường tròn ngoại tiếp hay nội tiếp một đa giác đều cho trước và ngược lại. Đặc biệt là vẽ hình vuông nội tiếp và tam giác đều nội tiếp.

III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.

- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.

 

doc 4 trang Hoàng Giang 03/06/2022 1430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 49: Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Hình học	 	 Lớp dạy: 9a2
Tên bài giảng:	§8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Giáo án số: 1	 Tiết PPCT: 49
Số tiết giảng: 1
Ngày dạy: ./ ./ 
A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác. Hiểu được định nghĩa, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác.
- Xác định được đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác. Xác định tâm một đa giác đều, vẽ được đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp một đa giác đều.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
- Kiến thức: Nhận biết được đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác nội tiếp đường tròn, đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác ngoại tiếp đường tròn.
- Kỹ năng: Biết vẽ đường tròn ngoại tiếp hay nội tiếp một đa giác đều cho trước và ngược lại. Đặc biệt là vẽ hình vuông nội tiếp và tam giác đều nội tiếp.
III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Ổn định lớp (1’)
Điểm danh lớp:
Nội dung cần phổ biến:
	2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp (Viết)
Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: (2 HS)
Câu hỏi kiểm tra: 1
Nêu định nghĩa, tính chất về góc của tứ giác nội tiếp ? 
Đáp án câu hỏi:
Định nghĩa:Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp).
Định lí: Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800.
Định lí: Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn
	3. Giảng bài mới: (30’)
a/. GTB: “Ta đã biết, với bất kì tam giác nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp. Còn với đa giác thì sao ? Bài mới !”
b/. Tiến trình giảng bài mới:
TG
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: 1. Định nghĩa
15’
Định nghĩa:
1) Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác nội tiếp đường tròn.
2) Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác ngoại tiếp đường tròn.
Xem hình 49, ta nói:
Đường tròn (O; R) là đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD và ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O; R)
-Đường tròn (O; r) là đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD và ABCD là hình vuông ngoại tiếp đường tròn (O; r)
Giới thiệu đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp hình vuông. 
Thế nào là đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp ?
Cho HS làm ?
a) Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 2cm.
b) Vẽ một lục giác đều ABCDEF có tất cả các đỉnh nằm trên đường tròn (O).
c) Vì sao tâm O cách đều các cạnh của lục giác đều?Gọi khoảng cách này là r?
d) Vẽ đường tròn (O;r).
GV Nhận xét
HS Xem H. 49 SGK.
HS Theo dõi
HS Đọc định nghĩa
Định nghĩa:
1) Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác nội tiếp đường tròn.
2) Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác ngoại tiếp đường tròn.
HS Thực hiện
R
r
O
C
F
A
B
E
D
HS Nhận xét
Hoạt động 2: 2. Định lí
15’
Định lí:
Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.
GV Đặt câu hỏi :
-Tam giác đều có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp không ?
-Hình chữ nhật có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp không ? 
-Hình vuông có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp không ?
-Lục giác đều có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp không ?
Giới thiệu định lý SGK.
Chú ý: Trong đa giác đều, tâm của đường tròn ngoại tiếp trùng với tâm đường tròn nội tiếp và được gọi là tâm của đa giác đều.
HS Trả lời
-đều có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp 
-Hình chữ nhật có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp.
-Hình vuông có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp.
-Lục giác đều có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp.
HS Phát biểu định lí
Định lí:
Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.
4/. Củng cố (8’)
Cho HS nhắc lại định nghĩa đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp ?
Cho HS làm bài tập 61, 62, 63, 64 trang 91/92 SGK.
Bài 61/91 Bài giải 
a) Vẽ đường tròn (O;2cm)
b) Vẽ hai đk AC và BD vuông góc với nhau, nối A với B, B với C, C với D, D với A, ta được tứ giác ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O;2cm)
c) Vẽ 
d) r = OH = HB
 r2 + r2 = OB2 = 22 2r2 = 4 
3 cm
R
O
A
C
B
vẽ đường tròn (O;cm). Đường tròn này nội tiếp hình vuông, tiếp xúc với bốn cạnh hình vuông tại các trung điểm của mỗi cạnh.
Bài 62/91 Bài giải 
a) Vẽ ABC đều cạnh bằng 3cm.
b) Tâm của đường tròn ngoại tiếp ABC đều là giao điểm của ba đường trung trực(trung tuyến, đường cao, phân giác)
R = AO = 
c) Đường tròn nội tiếp (O;r) tiếp xúc với ba cạnh của ABC đều , tại các trung điểm A’,B’,C’ của các cạnh: 
 r = cm
d) Vẽ các tiếp tuyến với đường tròn (O,R) tại A,B,C. Ba tiếp tuyến này cắt nhau tại , I, J, K, ta có IJK đều ngoại tiếp (O;R).
Bài 63/92 Bài giải 
R
r
O
C
F
A
B
E
D
Bài 6492 Bài giải 
Tứ giác ABCD có tổng hai góc đối diện bằng 1800 nên nội tiếp được đường tròn. Gọi tâm đường tròn đó là O, ta có:
AO = OB = OC = OD
Do đó các đường trung trực của AC, BD và AB cùng đi qua O 
5/. Dặn dò (1’)
Học bài
Chuẩn bị bài 9: “ Độ dài đường tròn ”.
Ngày tháng năm	 Ngày / ./ .
	 	 Giáo viên
 Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_49_duong_tron_ngoai_tiep_duong_t.doc