Giáo án Hóa học Khối 9 - Bài 1: Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại (4 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được tính chất hóa học của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- HS rút ra được các tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại,
- Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Vận dụng được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại
2. Kĩ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại.
- Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần % về khối lượng của hỗn hợp 2 kim loại
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu, một số mẫu kim loại, video thí nghiệm tính chất hóa học của kim loại.
2. Học sinh: làm bài tập về nhà.
Ngày giảng: 9A: 10/9 9B:11/9 9C:10/9 9D: 8/9 CHƯƠNG I. KIM LOẠI SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Tiết 1 + 2. Bài 1. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nêu được tính chất hóa học của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại. - HS rút ra được các tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại, - Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Vận dụng được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại 2. Kĩ năng - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại. - Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần % về khối lượng của hỗn hợp 2 kim loại 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập tích cực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu, một số mẫu kim loại, video thí nghiệm tính chất hóa học của kim loại. 2. Học sinh: làm bài tập về nhà. III. Tổ chức dạy - học Ổn định lớp – 1p 9A 9B 9C 9D 32/32 37/37 34/34 32/32 2. Khởi động – 2p - GV y/c HS viết PTHH xảy ra giữa các cặp chất: Al + O2, Na + H2O, Zn + HCl (loãng) - HS lên bảng viết. - GV dựa vào các p/ư trên cho biết em đã học những t/c hóa học nào của kim loại? Ngoài các t/c trên theo em KL còn có t/c hóa học nào khác? 3. Hình thành kiến thức – 25p HĐ 1. Tìm hiểu tính chất vật lí (5p) - MT: HS nêu được tính chất vật lí của kim loại Hoạt động dạy – học Nội dung bài - GV: y/c HS hoạt động cá nhân 1p đọc thông tin, tìm hiểu tính chất vật lí của kim loại -> báo cáo, chia sẻ. - HS: hđ cá nhân đọc tt/SHD trang 4, nêu t/c vật lí của kim loại - GV: n/xét, bổ sung ? Dựa vào các tính chất vật lí khác nhau của kim loại, em hãy nêu ứng dụng của một số kim loại trong đời sống và sản xuất. - HS nêu được: làm đồ dùng nhà bếp, dây điện, trang sức, thiết bị máy móc . I. Tính chất vật lí SHD/trang 4 HĐ 2. Tìm hiểu tính chất hóa học (20p) - MT: HS nêu được tính chất hóa học của kim loại. Viết được PTHH minh họa. Hoạt động dạy – học Nội dung bài - GV: y/c HS hoạt động cá nhân 2p đọc thông tin, tìm hiểu các thí nghiệm bảng SHD trang 5. - HS: hđ cá nhân đọc tt/SHD trang 5, nêu nội dung các thí nghiệm. - GV: y/c HS hđ cá nhân xem video thí nghiệm và hoàn thành cột hiện tượng, giải thích trong bảng. - HS: hđ cá nhân, thực hiện (7p) - HS: hđ nhóm, trao đổi, chia sẻ kết quả (2p) - HS báo cáo lần lượt kết quả các thí nghiệm, chia sẻ - GV: n/xét, bổ sung ? Nêu tính chất hóa học của kim loại, viết PTHH minh họa cho các p/ư xảy ra trong các thí nghiệm trên. - HS hđ cá nhân 3p hoàn thành vào vở, báo cáo, chia sẻ - GV n/xét, bổ sung -> chốt kiến thức. II. Tính chất hóa học 1. Kim loại tác dụng với phi kim KL t/d với nhiều phi kim khác nhau ở đk thích hợp như Cl2, O2, S - VD: 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3 (muối sắt có hóa trị cao nhất) - VD: 3Fe + 2O2 to Fe3O4 - VD: Fe + S to FeS 2. Kim loại t/d với dd axit * 1 số KL + HCl, H2SO4 loãng -> muối + H2 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2↑ * KL + HNO3, H2SO4 đặc, nóng -> muối có hóa trị cao nhất + h/c khí + H2O Cu + 2H2SO4(đ,n) to CuSO4 + SO2 + 2H2O 2Fe + 4H2SO4(đ,n) to Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 3. KL t/d với nước - KL nhóm IA, IIA + H2O -> dd bazơ + H2 - VD: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2↑ 4. KL + dung dịch muối - KL mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành KL tự do - VD: Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu↓ 4. Củng cố - luyện tập (10p) - GV y/c HS hđ cá nhân 2p vẽ sơ đồ tư duy t/c hóa học của kim loại. - HS hđ cá nhân, báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, đánh giá - GV y/c HS hđ cặp đôi hoàn thành bài tập 3Trang 7/C SHD vào vở bài tập - HS hđ cặp đôi hoàn thành bài tập -> báo cáo, chia sẻ. - Đáp án: a. 2Mg + O2 2MgO b. 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2↑ c. Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu↓ d. 2K + 2H2O -> 2KOH + H2↑ - GV n/xét, đánh giá - GV chiếu slide bài tập: Nhúng 1 thanh sắt nặng 5,6 gam vào dung dịch AgNO3 1M lấy vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Tính khối lượng bạc kết tủa thu được. b. Tính thể tích của dung dịch AgNO3 cần lấy. - HS khá giỏi: hđ cá nhân giải vào vở, báo cáo, chia sẻ. - HS t.bình, yếu: GV hướng dẫn HS giải. 5. Hướng dẫn về nhà – 3p * Học bài cũ: - Học thuộc t/c hóa học của kim loại, mỗi t/c viết được 2 PTHH minh họa. - Bài tập 4/trang 7. - BT bổ sung: + HS khá giỏi: Ngâm một bản kẽm trong cốc chứa 200 gam dung dịch HCl . Sau một thời gian lấy ra rửa nhẹ, sấy khô cân lại thấy khối lượng giảm đi 6,5 g so với ban đầu trước phản ứng. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch HCl phản ứng. + HS t.bình, yếu: Nhúng một dây nhôm nặng 5,4 gam vào cốc chứa 300 gam dung dịch H2SO4 đến khi phản ứng hết. a. Tính thể tích H2 thoát ra ở đktc. b. Tính nồng độ % của dd H2SO4 phản ứng. c. Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được. - Soạn bài mới: xem phần dãy hoạt động hóa học của kim loại. ---------------------------------- Ngày giảng: 9A:17/9 9B:18/9 9C: 14/9 9D:15/9 Tiết 3. Bài 1. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại. 2. Kĩ năng - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được dãy HĐHH của kim loại. - Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần % về khối lượng của hỗn hợp 2 kim loại 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập tích cực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu, video thí nghiệm minh họa dãy hoạt động hóa học của kim loại. 2. Học sinh: làm bài tập về nhà. III. Tổ chức dạy - học Ổn định lớp – 1p 9A 9B 9C 9D 2. Khởi động – 7p - GV y/c 1 Hs lên bảng nêu t/c hóa học của kl, viết mỗi t/c 1 PTHH minh họa. - GV y/c 1 HS lên bảng chữa bài tập 4/trang 7 - 1HS lên bảng chữa bài tập bổ sung. - GV y/c HS còn lại n/xét, đánh giá. 3. Hình thành kiến thức – 25p HĐ 1. Tìm hiểu dãy HĐHH của KL được xây dựng như thế nào? (20p) - MT: Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại. Hoạt động dạy – học Nội dung bài - GV y/c HS hđ cá nhân đọc bảng/shd trang 6, tìm hiểu nội dung các thí nghiệm. - HS hđ cá nhân -> báo cáo nội dung các thí nghiệm, chia sẻ. - GV n/xét, đánh giá. - GV y/c Hs hđ cá nhân 5p q/s video thí nghiệm, ghi hiện tượng vào bảng/SHD t6. - HS hđ cá nhân thực hiện lệnh - GV y/c HS hđ nhóm lớn 2p thảo luận, chia sẻ kết quả. - HS hđ nhóm thảo luận -> báo cáo, chia sẻ. - GV n/xét, bổ sung, đánh giá. - GV chiếu slide bảng chuẩn. - GV y/c HS hđ cá nhân 5p trả lời câu hỏi/SHD t6 - HS sắp xếp các kim loại theo chiều HĐHH giảm dần. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu dãy HĐHH của kim loại trên bảng HTTH. III. Dãy HĐHH của KL - KL: SHD/trang 7. HĐ 2. Luyện tập – củng cố (20p) - MT: Củng cố KN xác định p/ư của KL + dd muối, dd axit. Giải bài tập tính toán Hoạt động dạy – học Nội dung bài - GV chiếu slide BT 2: Ngâm một bản sắt trong dung dịch HCl 1M đến khi kết thúc phản ứng thu được 11,2 lít H2 ở đktc. a. Tính khối lượng Fe phản ứng. b. Tính thể tích dung dịch HCl phản ứng. - GV chiếu slide BT 3: Ngâm 1 bản sắt trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy ra thấy khối lượng của bản sắt tăng thêm 1 gam. Tính số gam muối sắt tạo thành và số gam đồng bám trên bản sắt. - HS hđ cá nhân 5p -> báo cáo, chia sẻ. - GV n/xét, bổ sung, đánh giá. - HS khá giỏi: GV chữa BT 7C/SHD t 8. 4. Hướng dẫn về nhà – 3p * Học bài cũ: - Làm bài tập 6/SHD trang 8. - BT bổ sung: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Nêu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại được tạp chất. - HS khá, giỏi: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào sau đây để khử độc. A. bột Fe. B. Bột S. C. bột than. D. nước. - Soạn bài mới: xem phần ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại. ----------------------------------------- Ngày giảng: 9A: 24/9 9B: 26/9 9C: 21/9 9D: 22/9 Tiết 4. Bài 1. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Vận dụng được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại 2. Kĩ năng - Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần % về khối lượng của hỗn hợp 2 kim loại 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập tích cực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu, video thí nghiệm minh họa dãy hoạt động hóa học của kim loại. 2. Học sinh: làm bài tập về nhà. III. Tổ chức dạy - học Ổn định lớp – 1p 2. Kiểm tra 15’ Câu hỏi: a. Nêu tính chất hóa học của kim loại, mỗi tính chất viết 2 phương trình hóa học minh họa? b. Ngâm một lá đồng nặng 6,4 gam vào dung dịch AgNO3 dư đến khi kết thúc phản ứng khối lượng thanh đồng tăng hay giảm bao nhiêu gam? Đáp án: a. Tính chất hóa học của kim loại: - KL + PK: 3Fe + 2O2 to Fe3O4 Fe + 3Cl2 to 2FeCl3 Fe + S to FeS - KL( trừ Cu, Ag..) + dd axit Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2ư Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 - KL + dd muối Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag b. nCu = 6,4/64 = 0,1 mol Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag 0,1 0,2 m tăng = 0,2.108 – 0,1.64 = 3. Hình thành kiến thức – 20p HĐ 1. Luyện tập - MT: Củng cố kĩ năng viết PTHH, giải bài tập tính theo PTHH. Hoạt động dạy – học Nội dung bài Bài tập 1 Cho một số kim loại Cu, Al, Fe, Ag. Những kim loại nào tác dụng được với: dd HCl, dd CuSO4, dd AgNO3, O2, Cl2. Viết các PTHH. - GV y/c HS hđ cá nhân hoàn thành bài tập 1 vào vở -> báo cáo, chia sẻ. Bài tập 1 3Fe + 2O2 to Fe3O4 2Cu + O2 to 2CuO 4Al + 3O2 to 2Al2O3 Fe + 3Cl2 to 2FeCl3 Cu + Cl2 to CuCl2 2Al + 3Cl2 to 2AlCl3 2Ag + Cl2 to 2AgCl Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag 2Al+ 3CuSO4 -> Al2(SO4)3 + 3Cu Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu Bài tập 2. Ngâm một lá đồng trong 20 ml dd AgNO3. Phản ứng xong lấy lá đồng ra rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. a. Viết PTHH phản ứng xảy ra. b. Xác định nồng độ mol của dd AgNO3 - GV yêu cầu HS hđ cá nhân hoàn thành bài tập 2 vào vở -> báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 2 Gọi số mol Cu phản ứng là x mol (x>0) Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag x = 1,52/152 = 0,01 mol Từ PTHH n AgNO3 = 0,02 mol CM AgNO3 = 0,02/0,02 = 1M 4. Hướng dẫn về nhà – 3p * Học bài cũ: ôn tập tính chất hóa học của kim loại, dãy HĐHH của kim loại. * Soạn bài mới: xem phần Nhôm. Tiết sau kiểm tra 15p. ----------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_khoi_9_bai_1_tinh_chat_cua_kim_loai_day_hoat.docx