Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 41+42 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
HS nêu được:
- Khái niệm nhiên liệu
- Phân loại nhiên liệu
- Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG
a. Kiến thức:
HS nêu được:
- Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).
- Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (ga, dầu hỏa, than,.) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
b. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan và thể tích khí cacbonic tạo thành.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 41+42 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT Môn dạy: Hóa Học Lớp dạy: 9a1; 9a2 Tên bài giảng: Bài 41: NHIÊN LIỆU Giáo án số: 49 Tiết PPCT: 49 Số tiết giảng: 01 Ngày dạy: 8/03/2021 A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: HS nêu được: - Khái niệm nhiên liệu - Phân loại nhiên liệu - Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG a. Kiến thức: HS nêu được: - Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí). - Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (ga, dầu hỏa, than,..) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường. b. Kĩ năng: - Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày. - Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan và thể tích khí cacbonic tạo thành. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Hình ảnh: Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh: Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau: Bước 1: Đọc tên tranh ảnh Bước 2: Nhận xét và giải thích Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 4’ Câu 1: - Nêu tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Câu 2: - Khí thiên nhiên tồn tại ở đâu? Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì ? - Nhiên liệu là gì? - Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả? II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC THỜI GIAN NỘI DUNG BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG Của giáo viên Của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiên liệu. 7’ I. Nhiên liệu là gì ? -Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. -Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và trong sản suất. Gv: Yêu cầu học sinh nêu một số nhiên liệu sử dụng hằng ngày ? Gv: Giới thiệu thêm về nhiên liệu. Gv: Khi dùng điện để thấp sáng, đun nấu thì điện có phải là là một loại nhiên liệu không? Gv: Nhiên liệu là gì? Gv: Kết luận. Hs: Than, củi, dầu hoả, khí ga Hs: Nhận xét rút ra đặc điểm chung của nhiên liệu. Hs: Không phải. Hs: Trả lời(Hs khác nhận xét). Hs: Ghi bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân loại nhiên liệu. 12’ II. Nhiên lỉệu được phân loại như thế nào ? Dựa vào trạng thái người ta chia nhiên liệu thành 3 loại 1. Nhiên liệu rắn: - Gồm than mỏ, than gỗ - Than gỗ gồm các loại: Than gầy, than mỡ, than non và than bùn. 2.Nhiên liệu lỏng: -Xăng, dầu hoả, rượu. -Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu, thấp sáng. 3.Nhiên liệu khí: Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than. Gv: Người ta phân loại nhiên liệu thành mấy loại ? Gv: Yêu cầu học sinh kể ra một số nhiên liệu rắn, nêu đặc điểm cơ bản như thành phần, lĩnh vực, ứng dụng, năng suất toả nhiệt, tác động của việc sử dụng đến môi trường. Gv: Các em hãy nêu quá trình hình thành và ứng dụng của than bùn . Gv: Kết luận. Gv: Cho học sinh nêu một số nhiên liệu lỏng, nhiên liệu lỏng được ứng dụng để làm gì ? Gv: Kết luận. Gv: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về nhiên liệu khí, nhiên liệu khí có ưu điểm gì ? Gv: Kết luận. Hs: Dựa vào trạng thái người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí - Gồm than mỏ, than gỗ - Than gỗ gồm các loại: Than gầy, than mỡ, than non và than bùn. +Than gầy là loại than già nhất trên 90 % cacbon, khi cháy toả ra rất nhiều nhiệt, nên được dùng làm nhiên liệu trong nhiều ngành công nghiệp. +Than mỡ và than non chứa ít cacbon hơn than gầy, than mỡ dùng để luyện than cốc Hs: +Than bùn là loại than trẻ nhất được tạo thành ở đáy các đầm lầy, than bùn được dùng làm chất đốt tại chổ và phân bón. Hs: Ghi bài Hs: -Xăng, dầu hoả, rượu. -Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu, thấp sáng. Hs: Ghi bài Hs: -Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than. -Nhiên liệu khí có năng suất toả nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn. Vì vậy ít gây độc hại cho môi trường. Hs: Ghi bài Hoạt động 3: Tìm hiểu về sử dụng nhiên liệu. 11’ III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả: -Cung cấp đủ không khí họăc oxi cho quá trình cháy. -Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi. -Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra. Gv: Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải làm như thế nào? Gv: Kết luận. Hs: Giúp cho nhiên liệu cháy hoàn toàn, đồng thời tận dụng được nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra. Muốn vậy cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Hs: Ghi bài III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 9’ Hs: Đọc phần em có biết. Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập. Hs: Thảo luận nhóm giải. 1.Câu a đúng. Câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết. Câu c sai vì khi đó phải tiêu tốn năng lượng để làm nóng không khí dư 2.Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với với khong khí. Khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn. 3/a.Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí. b.Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ dàng hơn. c.Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy. IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’ Em hãy tìm hiểu xem nguồn nhiên liệu nào khi cháy không gây ô nhiễm môi trường. THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 03 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 07 tháng 03 năm 2021 Duyệt TT GVBM Thạch Thị Sà khal Lê Hoàng Khương Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIÁO ÁN DẠY LUYỆN TẬP Môn dạy: Hóa Học Lớp dạy: 9a1; 9a2 Tên bài giảng: Bài 42: LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV HIĐRO CACBON – NHIÊN LIỆU Giáo án số: 50 Tiết PPCT: 50 Số tiết giảng: 01 Ngày dạy: 13/03/2021 A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hs biết được phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG a. Kiến thức: HS nêu được: - Các kiến thức cơ bản đã học về hiđro cacbon. - Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđro cacbon. b. Kĩ năng: - Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bảng phụ: B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’ Câu 1: Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Câu 2: Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả. Các em đã học về metan, etilen, axetilen và benzen. Chúng ta hãy tìm hiểu về mối quan hệ về cấu tạo phân tử với tính chất của các hiđrocacbon trên và những ứng dụng của chúng. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC THỜI GIAN NỘI DUNG BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG Của giáo viên Của học sinh Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ: 14’ I. Kiến thức cần nhớ: - Me tan: CH4 +Cl2CH3Cl + HCl - Etilen phản ứng cộng brom. CH2=CH2+Br2®Br-CH2-CH2-Br -Axetilen phản ứng cộng brom. CHºCH+Br-Br®Br-CH+CH-Br Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi và có thể cộng tiếp với phân tử brom nữa. Br-CH=CH-Br+Br-Br® Br2-CH-CH-Br2. Metan Etilen Axetilen Công thức cấu tạo CH ≡ CH Đặc điểm cấu tạo của phân tử Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn Giữa hai nguyên tử cacbon có hai liên kết. Giữa hai nguyên tử cacbon có ba liên kết. Phản ứng đặc trưng Phản ứng thế. Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp. Phản ứng cộng. Ứng dụng chính Nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong sản xuất. Nguyên liệu để điều chế nhựa polietilen, rượu etylic, axit axetic Nhiên liệu trong đèn xì – oxi, nguyên liệu để sản xuất cao su axit axetic và nhiều hóa chất khác. Hoạt động 2: Bài tập 22’ II. Bài tập: Bài tập 1/133 Giải C3H8: C3H6 có hai công thức: C3H4 có công thức: Hoặc Bài tập 2/133 Giải Dẫn khí qua dung dịch brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom C2H4, khí còn lại là CH4. Bài tập 3/133 Đáp số: C2H4 Bài tập 4/133 Giải a.Số mol của CO2 là: 88:44 = 0,2 mol Vậy khối lượng cacbon là: 0,2 x 12 = 2,4 g - Số mol H2O là: 54:18 = 0,3 mol Vậy khối lượng H2 là: 0,3 x 2 = 0,6 g Vậy khối lượng cacbon và hiđro trong A là:2,4+0,6 =3g Bằng khối lượng A. Như vậy trong A chỉ có hai nguyên tố C, H và có công thức CxHy Ta có: b.Công thức phân tử A có dạng ( CH3)n vì MA <40 15 n <40 ; n =1 vô lí n = 2 Công thức phân tử của A là: C2H6 c. A không làm mất màu dung dịch brom d. Phản ứng của C2H6 với clo: C2H6 + Cl2 C2H5Br + HBr Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập. Gv: Nhận xét chung. Gv: Yêu cầu Hs lên bảng giải bài tập 2 SGK Gv: Kết luận. Gv: Yêu cầu Hs lên bảng giải bài tập 3 SGK Gv: Kết luận. Gv: Nếu còn thời gian giáo viên giải trên lớp, không kịp thời gian giáo viên hướng dẫn về nhà làm. Hs: Thảo luận nhóm 3 phút để viết công thức cấu tạo của C3H8, C3H6, C3H4. Hs: Đại diện lên trình bài các nhóm khác nhận xét bổ sung C3H8: C3H6 có hai công thức: C3H4 có công thức: Hoặc Hs: Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung. Dẫn khí qua dung dịch brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom C2H4, khí còn lại là CH4. Hs: Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung. Hs: Đáp số: C2H4 Hs: a.Số mol của CO2 là: 88:44 = 0,2 mol Vậy khối lượng cacbon là: 0,2 x 12 = 2,4 g - Số mol H2O là: 54:18 = 0,3 mol Vậy khối lượng H2 là: 0,3 x 2 = 0,6 g Vậy khối lượng cacbon và hiđro trong A là:2,4+0,6 =3g Bằng khối lượng A. Như vậy trong A chỉ có hai nguyên tố C, H và có công thức CxHy Ta có: b.Công thức phân tử A có dạng ( CH3)n vì MA <40 15 n <40 ; n =1 vô lí n = 2 Công thức phân tử của A là: C2H6 c. A không làm mất màu dung dịch brom d. Phản ứng của C2H6 với clo: C2H6 + Cl2 C2H5Br + HBr III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 6’ - Viết công thức cấu tạo của metan? - Viết công thức cấu tạo của etilen? - Viết công thức cấu tạo của axetilen? IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’ Những hợp chất metan, etilen, axetilen ta phải sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả nhất, được tạo ra từ những nguyên liệu nào? THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 03 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 07 tháng 03 năm 2021 Duyệt TT GVBM Thạch Thị Sà khal Lê Hoàng Khương
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_4142_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.doc