Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 43+44 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 43+44 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

HS làm được:

- Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2

- Thực hiện phản ứng cho C2H2 tc dụng với dung dịch Br2 và đốt cháy axetilen .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

HS làm được:

- Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxi cacbua.

- Thí nghiệm đốt cháy axetilen, và cho axetilen tác dụng với dung dịch brom.

b. Kĩ năng:

- Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2

- Thực hiện phản ứng cho C2H2 tc dụng với dung dịch Br2 và đốt cháy axetilen .

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.

- Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen, phản ứng của axetilen với dung dịch Br2, phản ứng chy của axetilen.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Dụng cụ thức hành:

 +Dụng cụ: Ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm, nút cao su, ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm, đèn cồn, chậu bằng thuỷ tinh.

 +Hoá chất: Đất đèn, dung dịch brom, nước cất, dung dịch brom loãng, benzen.

 

doc 8 trang Hoàng Giang 02/06/2022 4250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 43+44 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY THỰC HÀNH
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
	BÀI 43: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO CACBON
Giáo án số: 51	 Tiết PPCT: 51
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 18/03/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
HS làm được:
- Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2
- Thực hiện phản ứng cho C2H2 tc dụng với dung dịch Br2 và đốt cháy axetilen .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
HS làm được:
- Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxi cacbua.
- Thí nghiệm đốt cháy axetilen, và cho axetilen tác dụng với dung dịch brom.
b. Kĩ năng:
- Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2
- Thực hiện phản ứng cho C2H2 tc dụng với dung dịch Br2 và đốt cháy axetilen .
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen, phản ứng của axetilen với dung dịch Br2, phản ứng chy của axetilen.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Dụng cụ thức hành: 
 +Dụng cụ: Ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm, nút cao su, ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm, đèn cồn, chậu bằng thuỷ tinh.
 +Hoá chất: Đất đèn, dung dịch brom, nước cất, dung dịch brom loãng, benzen.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
- HS nhắc lại cách điều chế axetilen.
- Tính chất hóa học của axetilen.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm 1 điều chế axetilen
12’
I. Thí nghiện:
1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen
CaC2 tác dụng với nước tạo thành khí axetilen không màu, không mùi, không tan trong nước
PTHH:
CaC2+2H2O C2H2+Ca(OH)2
Gv: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Gv: Cho Hs nhận xét
Gv: Cho Hs viết phương trình
Gv: Kết luận
Hs: Tiến hành thí nghiệm và nhận xét
- Cho vào ống nghiệm có nhánh (khô) (ống) hai hoặc ba mẫu CaC2, sau đó lắp dụng cụ như hình vẽ 4.25 a. Nhỏ từng giọt nước từ ống nhỏ giọt vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra vào ống nghiệm (B) bằng cách đẩy nước
Hs: Nhận xét: 
- CaC2 tác dụng với nước tạo thành khí axetilen không màu, không mùi, không tan trong nước
Hs: PTHH:
CaC2+2H2O C2H2+Ca(OH)2
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm tính chất của axetilen.
13’
2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen
-Tác dụng với brom:
Khí axetilen đi vào dung dịch brom làm mất màu dung dịch brom chứng tỏ axetilen phản ứng với dung dịch brom.
 PTHH:
C2H2+Br2→C2H2Br2;
C2H2Br2+Br2→C2H2Br4;
-Tác dụng với oxi:
Khí axetilen cháy với ngọn lửa màu xanh và toả nhiều nhiệt.
Hs: PTHH:
2C2H2+5O2 4CO2+2H2O
Gv: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Gv: Cho Hs nhận xét
Gv: Cho Hs viết phương trình
Gv: Kết luận
Gv: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Gv: Cho Hs nhận xét
Gv: Cho Hs viết phương trình
Gv: Kết luận
HS: Tiến hành thí nghiệm và nhận xét
-Dẫn khí axetilen thoát ra ở ống nghiệm (A) vào ống nghiệm (C) đựng 2 ml dung dịch brom.
Hs: Nhận xét: 
 Khí axetilen đi vào dung dịch brom làm mất màu dung dịch brom chứng tỏ axetilen phản ứng với dung dịch brom.
 Hs: PTHH:
C2H2+Br2→C2H2Br2;
C2H2Br2+Br2→C2H2Br4;
Hs: Tiến hành thí nghiệm và nhận xét.
-Dẫn axetilen qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra ( hình 4.25 c)
Hs: Nhận xét: 
 Khí axetilen cháy với ngọn lửa màu xanh và toả nhiều nhiệt.
Hs: PTHH:
2C2H2+5O2 4CO2+2H2O
Hoạt động 3: Tường trình:
16’
II. Tường trình:
Gv: Hướng dẫn Hs viết tường trình
Gv: Cho Hs vệ sinh.
Gv: Nhận xét tiết thực hành nhận xét bảng tường trình.
Hs: Viết tường trình.
Hs: Phải vệ sinh ống nghiệm , chỗ thực hành và hoàn thành bảng tường trình
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
V/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’	
- Các em hãy mua đất đèn (khí đá) làm cho quả mau chín. 
- Về chuẩn bị trước bài 44 “ Rượu etylic”	
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 03 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 14 tháng 03 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: BÀI 44: RƯỢU ETYLIC
Giáo án số: 52	 Tiết PPCT: 52
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 20/03/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	HS biết được:
- Công thức cấu tạo của ancol etylic và đặc điểm cấu tạo
- Khái niệm độ rượu
- Hóa tính và cách điều chế ancol etylic
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
HS biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lí : Trạng thái , màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
- Khái niệm độ rượu 
- Tính chất hóa học: Phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy
- Ứng dụng : làm nguyên liệu dung môi trong công nghiệp 
- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột , đường hoặc từ quen.
b. Kĩ năng:
- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh ...rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn
- Phân biệt ancol etylic với benzen.
-Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
 - Dụng cụ thí nghiệm:
+ Mô hình phân tử rượu.
+ Rượu etylic, natri, iot.
+ Ống nghiệm, chén sứ, diêm, lửa.
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 4’
Chúng ta đã tìm hiểu xong các hợp chất hữu cơ hiđro cacbon. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp tục về hợp chất hữu cơ nữa, nhưng những hợp chất này phân tử của chúng không chỉ có hiđro và cacbon ngoài ra còn có các nguyên tố khác đó là:
Khi lên men gạo, sắn, ngô ( Đã nấu chín) hoặc quả nho, táo người ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? nó có tính chất và ứng dụng gì ? 
Rượu etylic có những lợi ích và tác hại gì?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tính chất vật lí:
8’
CTPT: C2H6O
PTK: 46
I. Tính chất vật lí:
- Rượu etylic là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3oC, nhẹ hơn nước, tan vô han trong nước, hoà tan được nhiều chất như: iot, benzen 
- Số ml rượu etrylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu.
Gv: Yêu cầu học sinh lên viết công thức phân tử, phân tử khối của rượu etylic.
Gv: Để thấy được rượu etylic có tính chất vật lí gì giáo viên cho học sinh.
+ Quan sát rượu etylic đựng trong lọ .
Gv: Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát về khả năng tan của rượu trong nước : Lấy vào ống nghiệm khoảng 1ml nước sạch. Nhỏ thật nhẹ nhàng vài giọt rượu vào ống nghiệm và lắc nhẹ.
Gv: Tiến hành thí nghiệm:Lấy vào ống nghiệm khoảng 1ml rượu etylic. Dùng panh gắp tinh thể iôt bỏ vào ống nghiệm rồi lắc nhẹ để hoà tan.
Gv: Rượu có thể hoà tan một số chất khác như bezen, dầu mỡ 
Gv: Tiến hành cách pha rượu như hình 5.1
Gv: Cho học sinh quan sát một vài mát rượu, khai thác thông tin trên các mác đặc biệt chú ý đến chi tiết độ rượu, giải thích cho Hs biết cách viết như vậy nghĩa là gì?
Gv: Trong thực tế người ta có thể dùng dụng cụ gì để đo dộ rượu ?
Gv: Kết luận
Hs: Công thức phân tử: C2H6O
Phân tử khối: 46
Hs: Nhận xét trạng thái, màu sắc: Rượu etylic là chất lỏng , không màu, sôi ở 78,30C
Hs: Quan sát và nhận xét: rượu ở trên nước, chúng tỏ rượu nhẹ hơn nước, Lắc nhẹ bề mặt phân cách biến mất chứng tỏ rượu tan trong nước.
Hs: Quan sát màu của dung dịch thu được và nhận xét. iot tan hết dung dịch có màu nâu vàng sẫm, chứng tỏ rượu hoà tan được iot rất tốt.
Hs: Nêu khái niệm độ rượu. 
Hs: Người ta dùng nhiệt kế để đo độ rượu. 
Hs: Ghi bài 
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử:
8’
II. Cấu tạo phân tử:
Rượu etylic có công thức cấu tạo:
 hay 
Gv: Cho Hs nhắc lại đặc điểm cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ liên kết với nhau theo đúng hóa trị.
Gv: Cho học sinh quan sát mô hình phân tử rượu etylic
Gv: Yêu cầu học sinh viết công thức cấu tạo của rượu etylic
Gv: Ta thấy, trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O, tạo ra nhóm – OH . Chính nhóm – OH này làm cho rượu có tính chất đặc trưng
Gv: Kết luận
Hs: Nhắc lại đặc điểm cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ liên kết với nhau theo đúng hóa trị.
Hs: lên lắp đặt mô hình.
Hs: Rượu etylic có công thức cấu tạo:
 Hoặc 
Hs: Ghi bài 
Hoạt động 3: Tính chất hóa học:
10’
III. Tính chất hóa học:
1. Rượu etylic có cháy không?
- Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt cháy
- PTHH:
2. Rượu etylic có phản ứng với natri không?
Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí hiđro.
 natri etylat
3. Phản ứng với axit axetic:
( Xem bài 45 : axit axetic )
Gv: Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát: Nhỏ 5 giọt rượu etlic vào hõm lớn của đế sứ, châm lửa quan sát màu của ngọn lửa.
Gv: Tương tự với hiđro cacbon rượu etylic cháy tạo sản phẩm là gì ?
Gv: Cho Hs viết phương trình
Gv: Kết luận
Gv: Tiến hành thí nghiệm: Cho mẫu natri vào cốc ( ống nghiệm đựng rượu etylic)
Gv: Yêu cầu Hs viết phương trình hóa học.
Gv: Phản ứng xảy ra kém mãnh liệt hơn so với phản ứng của Na với nước.. khi phản ứng xảy ra, nguyên tử hiđro ở nhóm – OH bị thay thế bằng nguyên tử Na.
Gv: Kết luận
Gv: Ngoài hai tính chất trên, rượu còn tác dụng được với axit axetic tạo thành sản phẩm rất đặc biệt. Cụ thể thế nào chúng ta sẽ được biết ở bài 45 
Hs: Nhận xét: Rượu cháy có ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt .
Hs: Khi rượu etylic cháy tạo ra cacbon đioxit và hơi nước.
Hs: Viết PTHH 
Hs: Ghi bài 
Hs: Quan sát và nêu hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẫu natri tan dần.
Nhận xét: Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí đó là khí hiđro.
Hs: 
 natri etylat
Hs: Ghi bài 
Hs: Nghe giáo viên giới thiệu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng, điều chế của rượu etylic.
8’
IV. Ứng dụng:
Dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu để chế rượu bia, axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp, dùng làm dung môi pha vecni, nước hoa .
V. Điều chế:
- Rượu etylic thường được điều chế theo hai cách sau:
Tinh bột hoặc đường Rượu etylic
Hoặc
C2H4 +H2O C2H5OH
Gv: Cho học sinh xem tranh ứng dụng quan trọng của rượu etylic.
Gv: Rượu được ứng dụng để làm gì ? 
Gv: Uống nhiều rượu có tác hại như thế nào ?
Gv: Nêu ứng dụng của rượu?
Gv: Kết luận
Gv: Trong thực tế rượu etylic muốn điều chế rượu etylic người ta thường làm như thế nào ?
Gv: Ngoài phương pháp thủ công đã nêu trên, rượu etylic còn được điều chế với qui mô công nghiệp dựa vào phản ứng giữa etylen với nước
Gv: Nêu cách điều chế của rượu?
Gv: Kết luận
Hs: quan sát tranh SGK/138.
Hs: Rượu etylic có những ứng dụng như: Dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu để chế rượu bia, axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp, dùng làm dung môi pha vecni, nước hoa .
Hs: Uống nhiều rượu có hại cho sức khoẻ. Có thể gây cho chúng ta mắc các bệnh về phổi, gang, dạ giày ..
Hs: Trả lời(Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài 
Hs: Lên men gạo, sắn, ngô, táo, nho được rượu etylic.
Hs: Trả lời(Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài 
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 8’
Hs: Đọc phần em có biết ?
Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập
Hs: Thảo luận nhóm để giải
1. Câu đúng d
Câu a, b, c chưa chính xác vì ete không tác dụng với Na.
2. Chất CH3 CH3 ; C6H6; CH3 O CH3 không tác dụng với Na vì không có nhóm –OH.
CH3-CH2-OH phản ứng được với Na vì trong phân tử có nhóm –OH.
3. Các PTHH:
Ống 1: 2CH3CH2OH + 2Na 2CH3CH2ONa+ H2
Ống 2: 2H2O + 2Na 2NaOH + H2
Và: 2CH3CH2OH + 2Na 2CH3CH2ONa+ H2
Ống 3: 2H2O + 2Na 2NaOH + H2
4. a. Các con số 45o, 18o, 12o có nghĩa là trong 100ml rượu có 45ml, 18ml, 12ml rượu etylic nguyên chất.
b. Số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 45o là: 
 c. Vậy số ml rượu 25o thu được từ 500ml rượu 45o là:= 0,9 lit.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’
- Em hãy tìm hiểu tác hại của rượu bia trong cuộc sống. 
- Về học bài và soạn trước bài axit axetic.	
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 03 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 14 tháng 03 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_4344_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.doc