Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 55: Thực hành Tính chất của gluxit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 55: Thực hành Tính chất của gluxit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

HS làm được:

- Phản ứng tráng bạc.

- Phân biệt glucozơ, saccarozơ và tinh bột

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

HS làm được:

- Phản ứng tráng gương của glucozơ

- Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột

b. Kĩ năng:

-Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương

- Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng .

- Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - viết phương trình HH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Dụng cụ thí nghiệm:

 +Dụng cụ: Ống nghiệm, giá kẹp, ống nhỏ giọt, đèn, chổi.

 +Hóa chất: NaOH, AgNO3, CuSO4, hồ, amoniac, glucozơ, saccarozơ, iot.

 

doc 3 trang Hoàng Giang 5250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 55: Thực hành Tính chất của gluxit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
Bài 55: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT
Giáo án số: 65	 Tiết PPCT: 65
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 06/05/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
HS làm được:
- Phản ứng tráng bạc.
- Phân biệt glucozơ, saccarozơ và tinh bột
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
HS làm được:
- Phản ứng tráng gương của glucozơ
- Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột
b. Kĩ năng:
-Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương 
- Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng .
- Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - viết phương trình HH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Dụng cụ thí nghiệm: 
 +Dụng cụ: Ống nghiệm, giá kẹp, ống nhỏ giọt, đèn, chổi.
 +Hóa chất: NaOH, AgNO3, CuSO4, hồ, amoniac, glucozơ, saccarozơ, iot.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 4’	
Em hãy nhắc lại tính chất hóa học của glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột
Giúp củng cố kiến thức đã học về gluxít. Rèn luyện các kỹ năng thí nghiệm
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Kiến thức
4’
1. Kiến thức
Gv: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: Trong các chất glucozơ, saccarozơ, tinh bột chất nào có phản ứng tráng gương? Chất nào có phản ứng với dung dịch iot?
Gv: Nhắc nhở những Hs chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho bài thực hành.
Hs: Tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi Gv đặt ra.
Hoạt động 2: Tác dụng glucozơ với dd bạc nitrat trong amoniac
15’
2. Thí nghiệm 1: 
Gv: Thực hiện thí nghiệm.
- Cho 1ml dd AgNO3 vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt cho tiếp từ từ dd amoniac cho đến khi xuất hiện kết tủa và kết tủa tan.
- Lấy 1ml dd AgNO3 /NH3 được điều chế ở trên cho vào ống nghiệm khô, sạch, sau đó cho tiếp khoảng 1ml dd glucozơ vào. Sau đó lắc nhẹ đều. Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng từ 50oC – 70cC ( hay hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn). Sau khoảng 2 phút hãy quan sát hiện tượng xảy ra.
Gv: Nêu hiện tượng quan sát được ở TN1, tại sao trên thành ống nghiệm có ánh bạc? Giải thích, viết phương trình hóa học.
Gv: Theo dõi, hướng dẫn Hs thực hiện phản ứng.
Lưu ý: - Khi cho dd glucozơ vào hỗn hợp dd tạo ánh bạc nitrat và amôniac, không được lắc mạnh. Đun nóng nhẹ dung dịch, hoặc ngâm trong nước nóng khoảng 2 phút.
- Có thể cho thêm 1 - 2 giọt NaOH vào hỗn hợp dd AgNO3 trong amoniac tạo môi trường kiềm phản ứng sẽ dễ hơn.
Hs: Quan sát thí nghiệm.
Hs: Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình.
Hoạt động 3: Phân biệt dd glucozơ, saccarozơ, tinh bột bằng phương pháp hóa học.
15’
3. Thí nghiệm 2: Phân biệt dd glucozơ, saccarozơ, tinh bột bằng phương pháp hóa học.
Gv: Thực hiện thí nghiệm.
Có ba lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dd là glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột. Hãy làm thí nghiệm nhận biết dd trong các lọ trên.
- Dùng ống nhỏ giọt riêng biệt để lấy khoảng 3ml dd trong các lọ hóa chất đánh số 1, 2, 3 vào từng ống nghiệm, để trên giá đựng ống nghiệm. Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm 2-3 giọt dd iot. Đánh dấu lọ hóa chất đã có phản ứng với dd iot.
- Lấy hai ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3ml dd amoniac, cho tiếp 1ml dd AgNO3 vào, lắc kỹ. Sau đó, dùng ống nhỏ giọt nhỏ tiếp khoảng 4-5ml dd hóa chất trong hai lọ còn lại. Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng khoảng 50-700C. Sau khoảng 2 phút quan sát hiện tượng xảy ra.
Gv: Nêu hiện tượng quan sát được và kết luận về tên hóa chất đựng trong 3 lọ hóa chất đánh số ban đầu.
Hs: Quan sát thí nghiệm.
Hs: Nêu hiện tượng, kết luận về tên hóa chất đựng trong 3 lọ.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 6’
Gv: Từ tinh bột và các hóa chất cùng các điều kiện cần thiết, hãy viết phương trình hóa học điều chế êtylaxetat. 
Gv: Yêu cầu Hs thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Hướng dẫn Hs xây dựng sơ đồ:
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG:1’	
Gv: Nhận xét buổi thực hành
Gv: Yêu cầu Hs thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học.
C. RÚT KINH NGHIỆM
Về nội dung, thời gian và phương pháp
-----˜ -& -™-----
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 05 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 02 tháng 05 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_55_thuc_hanh_tinh_chat_cua_gluxit.doc