Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Cacbon và hợp chất của Cacbon - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Cacbon và hợp chất của Cacbon - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

 - Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.

- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.

 - CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

- CO2 có những tính chất của oxit axit

- H2CO3 là axit yếu, không bền.

- Tính chất hóa học của muối cac bonat (Tác dụng với dung dịch axit, dung dịch ba zơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân hủy).

 b. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon, muối cacbonat.

-Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại

-Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.

-Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học.

-Nhận biết khí CO2.

-Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp

- Xác định được phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hóa học.

- Nhận biết muối cacbonat

 

doc 9 trang Hoàng Giang 6260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Cacbon và hợp chất của Cacbon - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: CHỦ ĐỀ: CAC BON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON
Giáo án số: 03	Tiết PPCT: 32,37,38
Số tiết giảng: 03
Ngày dạy: 09 /01/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
 - Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
 - CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
- CO2 có những tính chất của oxit axit
- H2CO3 là axit yếu, không bền.
- Tính chất hóa học của muối cac bonat (Tác dụng với dung dịch axit, dung dịch ba zơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân hủy). 
 b. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon, muối cacbonat.
-Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại
-Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.
-Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học.
-Nhận biết khí CO2.
-Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp
- Xác định được phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hóa học.
- Nhận biết muối cacbonat 
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
a. Thí nghiệm tính chất hấp phụ của than gỗ.
	- Ống hình trụ, nút có ống vuốt, giá sắt, kẹp sắt, cốc thuỷ tinh.
	- Nước có màu xanh, than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước.
b. Thí nghiệm cac bon khử đồng (II) oxit .
	- Ống Nghiệm, nút có ống thủy tinh xuyên qua cốc thủy tinh hoặc ống nghiệm đèn cồn, diêm, bột CuO khô, than gỗ khô, nước vôi trong
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
Ơ bài trước chúng ta đã nghiên cứu tính chất của phi kim, cụ thể có nhiều ứng dụng là clo. Trong bài này tiếp tục nghiên cứu xem cac bon có những tính chất gì đặc biệt ? có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Các dạng thù hình của cacbon
10’
Ký hiệu hóa học : C 
Nguyên tử khối 12
I. Các dạng thù hình của cac bon 
1. dạng thù hình là gì? 
Là những đơn chất khác nhau do một nguyên tố tạo nên
2. Các bon có những dạng thù hình nào 
a. Dạng thù hình của cacbon là :
kim cương, than chì và cacbon vô định hình
I/ Các dạng thù hình của cacbon
GV cho HS nêu lại ký hiệu hóa học của nguyên tố C và NTK của nó 
GV nêu khái niệm 
GV treo sơ đồ về 3 dạng thù hình của C 
- GV nêu một số tính chất vật lý 3 dạng thù hình của nguyên tố cacbon.
I/ Các dạng thù hình của cacbon
HS hoạt động từng cá nhân à phát biểu.
- HS cho ví dụ 
- HS hoạt động nhóm-phát biểu về các dạng thù hình của cacbon.
- HS ghi bài 
Hoạt động 2: Tính chất của cac bon
18’
II. Tính chất của cac bon
1.Tính chất hấp phụ
Than gỗ, than xương, mới điều chế có tính hấp phụ 
2.Tính chất hóa học 
Cacbon tác dụng với oxi 
PTPU 
C + O2 t0 CO2 + Q 
2. Cacbon tác dụng với oxit kim loại 
PTPU 
2CuO(r) + C(r) à 2Cu + CO2 
- C có tính khử mạnh trong luyện kim người ta sử dụng tính chất này để điều chế kim loại 
Sau đây chúng ta chỉ xét T/c của cacbon vô định hình là một dạng thù hình hoạt động hóa học nhất của cacbon.
- Ngoài những tính chất vật lý đã nêu, cacbon còn có tính chất nào đặc biệt .
- GV yêu cầu HS thí nghiệm.
- GV hướng dẫn lắp dụng cụ như hình vẽ 3.7/ trang 82 SGK.
- Yêu cầu HS chú ý quan sát màu dung dịch ban đầu và sau khi làm thí nghiệm.
- Cho HS nêu hiện tượng .
- Cho HS thảo luận theo nhóm để giải thích được hiện tượng ở thí nghiệm 
- GV yêu cầu HS kể một số hiện tượng chứng tỏ tính hấp phụ màu, mùi của than gỗ, có ứng dụng trong đời sống .
GV thông báo cho HS biết tính hấp phụ của than gỗ, than xương gọi là than hoạt tính và ứng dụng của nó .
- Liệu cacbon có tính chất hóa học của phi kim nói chúng không ? GV cho HS nhắc lại tính chất hóa học của phi kim mà đã học ở bài 25.
- Cho HS sinh nhắc lại mức độ hoạt động hóa học của C. vậy ta cũng nghiên cứu tính chất hóa học của C.
- GV treo hình vẽ 3.8 để HS nhớ lại phản ứng của C cháy trong oxi đã học ở lớp 8 .
- GV cho HS xác định : chất khử (C) chất oxi (O2) .
- Vậy C dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- GV biểu diển TN0 CuO tác dụng với C .
- Trộn hổn hợp CuO và C theo tỉ lệ 1:2 cho một ít hổn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô. Sau đó lắp dụng cụ như hình 39/83.
Dùng đèn cồn đốt
- GV cho HS xem một sợi dây đồng.
Lưu ý : C chỉ tác dụng với một số oxit kim loại hoạt động trung bình sau Al.
HS làm thí nghiệm theo nhóm 
- Lắp dụng cụ theo hình vẽ 3.7/ 82 SGK.
Đổ màu xanh vào ống nghiệm, quan sát màu sắc của dd mực trên lớp than và màu của dd thu được ở cốc phía dưới 
- Do than gỗ xốp nên có khả năng giữ lại chất màu trên bề mặt của nó.
- Dùng than gỗ lọc nước uống, khử mùi khê của cơm .
HS quan sát ra nhận xét.
HS nhắc lại tính chất hóa học của phi kim.
à C là phi kim hoạt động yếu 
- HS nêu hiện tượng viết phản ứng à nhận xét cacbon tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là khí CO2 đồng thời tỏa nhiệt .
HS quan sát màu sắc của hổn hợp rắn và dd H2O vôi trong trước phản ứng.
- Quan sát sự biến đổi màu sắc của hổn hợp trong ống nghiệm khi đốt và màu sắc nước vôi trong khi phản ứng đã xảy ra .
- HS nêu hiện tượng : có chất rắn màu đỏ tạo thành, nước vôi trong vẫn đục .
HS dự đoán sản phẩm tạo ra là kim loại Cu màu đỏ và khí CO2 làm đục nước vôi trong.
- HS viết PTPU ở bảng con à GV nhận xét.
- HS ghi bài 
Hoạt động 3: Ứng dụng của cacbon
5’
III. Ứng dụng của cacbon 
GV: hướng dẫn HS tự học.
- HS tự nghiên cứu
Tiết 2
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất của cacbon oxit
18’
IV. Cacbon oxit 
Công thức phân tử : CO 
PTK : 28 
1.Tính chất vật lý 
Là chất khi không màu, không mùi, rất độc 
2. Tính chất hóa học 
Ơ điều kiện thường CO là oxit trung tính 
Ơ nhiệt độ cao có tính khử mạnh 
CO(k) + CuO(r) à 2CO2 (k) + Cu(r)
CO + Fe3O4(r) à 4CO2 (k) + 3Fe(r)
CuO + O2 à 2 CO2 
3.Ứng dụng 
CO được dùng làm nguyên liệu, nhiên liệu, chất khử trong công nghiệp hóa học .
- GV thông báo cho HS CTPT của cacbon oxit để HS tính PT khối của nó
- GV cho HS đọc SGK để biết tính chất vật lý .
- GV cho HS so sánh tỉ khối của CO đối với không khí 
- GV cho HS nhắc lại thế nào là oxit trung tính ? CO là oxit trung tính ở điều kiện nào ?
 GV cho HS quan sát hình vẽ 3.11 từ đó mô tả thí nghiệm à viết PTPƯ và nêu được điều kiện của phản ứng 
- Qua PTHH HS xác định được vai trò của CO là chất gì ? và khí thoát ra làm dd Ca(OH)2 thay đổi màu sắc như thế nào .
GV viết PTHH lên bảng (cho HS ghi sản phẩm)
- Qua thí nghiệm trên các PTHH à CO có ứng dụng gì ?
Cho HS đọc SGK để nêu thêm ứng dụng của CO .
HS tính phân tử khối của cacbo oxit.
HS đọc SGK đưa ra kết luận về T/c vật lý của cacbon oxit trả lời bảng con .
HS tìm hiểu SGK à kết luận trả lời theo nhóm .
- HS thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề 
- Qua PTHH HS xác định được vai trò của CO là chất khử khí thoát ra làm dd Ca(OH)2 vẫn đục.
- HS trả lời 
- Đọc SGK à kết luận trả lời theo nhóm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất của cacbon đioxit
18’
V. Cacbon đioxit 
Công thức phân tử : CO2 
PTK : 44 
1. Tính chất vật lý 
CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống, sự cháy.
2. Tính chất hóa học 
a. Tác dụng với H2O 
PTPƯ
CO2 + H2O H2CO3(dd) 
b. Tác dụng với dd bazơ 
PTPƯ : 
CO2 + 2NaOH à Na2CO3(muối trung hòa)+ H2O 
CO2 + NaOH à NaHCO3(muối axit)
c. Tác dụng cới oxit bazơ 
PTPƯ :
CO2 + CaO à CaCO3 
Kết luận CO2 có những tính chất của oxít axit 
3. Ứng dụng : 
 CO2 được dùng trong sản xuất nước giải khát có ga, bảo quản thực phẩm, dập tắt đám cháy, 
Các em cho cô biết khí nào duy trì sự sống của tất cả các sinh vật trên trái đất ?
Vậy con người hít thở bằng khí O2 thở ra bắng khí nào ?
=> Vậy khí CO2 có những tính chất gì ta tìm hiểu qua mục II 
GV yêu cầu HS nêu CTHH và PTK của khí cacbon đioxit
GV: Nghiên cứu thong tin nêu một số tính chất vật lí của CO2
- GV làm thí nghiệm theo trình tự ở SGK.
GV ghi PTPƯ nhấn mạnh đầy là phản ứng thuận nghịch ( ĐK để phản ứng xảy ra teo hai chiều khác nhau)
GV cho HS nhắc lại về tính chất hóa học của oxit axit 
Vậy CO2 là một oxit axit nó thể hiện các tính chất của oxit axit 
GV viết PTPH à cho HS nhận xét về số mol của CO2 và NaOH để tạo ra muối trung hòa, hay muối axit hoặc hổn hợp 2 muối.
GV cho HS đọc SGK để nêu ứng dụng của CO2 và liên hệ thực tế .
- HS: PTK : 44 
HS: CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống, sự cháy.
- HS quan sát thí nghiệm nêu được sự thay đổi màu sắc của giấy quỳ .
PTPƯ 1 làm cho giấy quỳ tím chuyển sang đỏ nhạt vì tạo tành H2CO3 khi đun nóng quỳ đỏ à tím ( vì H2CO3 bị phân hủy thành CO2 và H2O theo PƯ 2 
=> H2CO3 là một axit yếu không bền .
GV thảo luận nhóm nhận xét về tỉ lệ số mol của CO2 và NaOH 
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
HS: CO2 được dùng trong sản xuất nước giải khát có ga, bảo quản thực phẩm, dập tắt đám cháy, 
Tiết 3
Hoạt động 6: AXIT CACBONIC: H2CO3
16’
VI/ AXIT CACBO NIC: H2CO3
1/ Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí:
Có 2 dạng chủ yếu là: dạng Khí và dạng hòa tan trong nước tự nhiên và nước mưa.
2/ Tính chất hóa học:
- Axit cacbonic là axit yếu.
- Axit cacbonic là axit không bền.
Gv: Cho Hs đọc thông tin SGK trang 88.
Gv: H2CO3 có mấy dạng chủ yếu?
Gv: Kết luận.
Gv:Giới thiệu H2CO3 là một axit yếu
Gv: Axit cacbonic làm quỳ tím thành màu gì?
Gv: Giới thiệu H2CO3 là một axit không bền dễ phân hủy thành hợp chất gì?
Gv: Kết luận.
Hs: Đọc thông tin SGK trang 88.
Hs: Có 2 dạng chủ yếu là: dạng Khí và dạng hòa tan trong nước tự nhiên và nước mưa.
Hs: Ghi bài.
Hs: Axit cacbonic làm quỳ tím thành màu màu đỏ nhạt.
Hs: H2CO3 là một axit không bền dễ phân hủy thành hợp chất thành CO2 và H2O
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 7: MUỐI CACBONAT.
17’
VII/ MUỐI CACBONAT.
1/ Phân loại:
Muối được phân làm 2 loại: Muối cacbonat trung hòa và muối cacbonat axit
2/ Tính chất :
a/ Tính tan:
Đa số các muối không tan trong nước, trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm như: Na2CO3 ,K2CO3... Hầu hết muối hiđrocacbonat tan trong nước, như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 
b/ Tính chất hóa học: 
 - Tác dụng với axit: 
Muối cacbonat tác dụng với dd axit mạnh hơn axit cacbonat taọ thành muối mới và giải phóng khí CO2.
- Tác dụng với dd bazơ:
Một số dd muối cacbonat phản ứng với dd ba zơ tạo thành muối cacbonat không tan và ba zơ mới.
- Tác dụng với dung dịch muối:
Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với một số dung dịch muối khác tạo thành hai muối mới.
3/ Ứng dụng:
Ca CO3 là thành phần của đá vôi , đá phấn, được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng ; Na2CO3 được dùng làm nguyên liệu nấu xà phòng , thủy tinh; NaH CO3 được dùng làm dược phẩm , hóa chất trong bình cứu hỏa..
Gv: Cho Hs đọc thông tin SGK trang 88.
Gv: Muối được phân làm mấy loại?
Gv: Em hãy nêu đặc điểm của muối cacbonat trung hòa
Gv: Hãy cho thí dụ công thức muối cacbonat trung hòa?
Gv:Em hãy nêu đặc điểm của muối cacbonat axit
Gv: Hãy cho thí dụ công thức muối cacbonat axit?
Gv: Kết luận.
Gv: Cho Hs đọc thông tin SGK trang 88.
Gv: Em hãy cho biết tính tan của muối cacbonat?
Gv: Kết luận.
Gv: Làm thí nghiệm cho dd NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt tác dụng với dung dịch axit HCl. Cho Hs quan sát hiện tượng và nêu nhận xét.
Gv: Gọi Hs viết phương trình hóa học. 
Gv: Gọi Hs nêu nhận xét PTHH.
Gv: Kết luận.
Gv: Làm thí ngiệm cho dd K2CO3 tác dụng với Ca(OH)2 cho Hs quan sát nêu hiện tượng và nhận xét và viết PTHH
Gv: Kết luận.
Gv: Muối hiđrocacbonat tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hòa và nước.
Thí dụ: NaHCO3 + NaOH →Na2CO3 + H2O
Gv: Làm thí ngiệm cho dd K2CO3 tác dụng với CaCl2 cho Hs quan sát nêu hiện tượng và nhận xét và viết PTHH
Gv: Những muối nào bị nhiệt phân hủy?
Gv: Gọi Hs viết phương trình hóa học?
GV: Cho HS đọc thông tin SGK trang 90.
Gv: Muối cacbonat có những ứng dụng gì?
Gv: Kết luận.
Hs: Đọc thông tin
Hs: Muối được phân làm 2 loại: Muối cacbonat trung hòa và muối cacbonat axit
Hs: Muối cacbonat trung hòa được gọi là muối cacbonat, không còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
Hs: Muối cacbonat trung hòa như: CaCO3 
Na2CO3 MgCO3,...
Hs: Muối cacbonat axit được gọi là muối hiđrocacbonat, có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
Hs: Muối cacbonat axit như: Ca(HCO3)2 
NaHCO3 , KHCO3,...
Hs: Ghi bài.
Hs: Đọc thông tin SGK trang 88.
Hs: Đa số các muối không tan trong nước, trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm như: Na2CO3 ,K2CO3... Hầu hết muối hiđrocacbonat tan trong nước, như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 
Hs: Ghi bài.
Hs:
-Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra ở hai ống nghiệm
-Nhận xét: Đó là do có phản ứng hóa học xảy ra. 
Hs: viết phương trình hóa học: NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
 Na2CO3 + 2 HCl → 2 Na Cl + H2O + CO2
Hs: Nêu nhận xét:
Hs: Ghi bài.
Hs: 
- Hiện tượng: Có vẩn đục hoặc kết tủa trắng xuất hiện
Nhận xét: đó là do đã có phản ứng hóa học sau : 
K2CO3 + Ca(OH)2 → Ca CO3 + 2 KOH
Một số dd muối cacbonat phản ứng với dd ba zơ tạo thành muối cacbonat không tan và ba zơ mới.
Hs: Ghi bài.
Hs: 
- Hiện tượng: Có vẩn đục hoặc kết tủa trắng xuất hiện
Nhận xét: đó là do đã có phản ứng hóa học sau : 
Na2CO3 + CaCl2 → Ca CO3 + 2 NaCl
Hs: Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với một số dung dịch muối khác tạo thành hai muối mới.
Hs: Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy:
Hs: Nhiều muối cacbonat ( trừ muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm) dễ bị nhiệt phân hủy, giải phóng khí CO2
Hs: Ca CO3 CaO + CO2
2 NaHCO3 Na2CO3 + 
Hs: Đọc
Hs: Ca CO3 là thành phần của đá vôi , đá phấn, được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng ; Na2CO3 được dùng làm nguyên liệu nấu xà phòng , thủy tinh; NaH CO3 được dùng làm dược phẩm , hóa chất trong bình cứu hỏa..
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 3: CHU TRÌNH CACBON TRONG THIÊN NHIÊN
4’
III/ CHU TRÌNH CACBON TRONG THIÊN NHIÊN:
Gv: hướng dẫn cho Hs đọc thông tin SGK trang 90 và xem sơ đồ hình 3.17 và tự học.
Gv: Chu trình cacbon diễn ra như thế nào?
Hs: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ.
Hs: Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa cacbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hoá naỳ diễn ra thường xuyên ,liên tục và tạo thành chu trình khép kín được thể hiện trong hình 3.17
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 20’	
 GV cho HS nhắc lại từng phần của bài học cụ thể 
Dạng thù hình của nguyên tố là gì ? cho 2 ví dụ 
GV cho HS làm bài tập số 2/84 SGK
Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.
GV lập bảng để HS so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau về thành phần, tính chất và ứng dụng của CO và CO2 
Còn thời gian cho HS làm bài tập 3,5 tại lớp 
GV:Em hãy nêu tính chất của axit cacbonic?
GV: Em Hãy nêu tính chất của muối cacbonat ? và ứng dụng của nó
GV: Cho HS làm bài tập 1,2,3,4 SGK trang 91
- Các em về nhà học bài và soạn trước bài 30.	
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 5’	
- Hướng dẫn HS làm bài tập số 5/SGK và xem trước bài mới.	
- Tìm hiểu những tác hại to lớn Về nhà đọc mục em có biết học bài – làm những bài tập còn lại SGK trang 87. xem trước bài mới (bài 29). 
- Em hãy tìm hiểu sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 01 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 04 tháng 01 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_cacbon_va_hop_chat_cua_cacbon_n.doc